Tạo giống cấp hai

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần dinh dưỡng bổ sung để sản xuất nấm linh chi (ganoderma lucidum) giống nhật trên mụn dừa (Trang 34)

Tơ nấm phát triển tốt trên giá thể que khoai mì có bổ sung dinh dưỡng, hệ sợi nấm phát triển tốt, thuần nhất về màu sắc (màu trắng) và lan đều khắp khối que mì. Thời gian lan kín khắp khối que mì là khoảng 7-10 ngày (Hình 9 (B)).

Vách ngăn

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 24 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

(A) (B)

Hình 7. Hệ sợi nấm Linh chi

trên môi trường lúa nấu (A) và trên que khoai mì (B) 4.2. Thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm ở các nghiệm thức

Bảng 11. Tỉ lệ bịch phôi có tơ nấm phát triển lan kín khối cơ chất (đơn vị tính %) theo thời gian

Nghiệm thức (NT) Ngày 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 NT3 - - 10 30 47 50 53 67 73 73 80 93 97 100 NT5 - 20 37 50 67 70 80 90 93 97 100 NT6 - - 17 30 37 50 67 70 80 90 93 96 100 NT7 - - - - 7 10 17 47 50 53 63 67 70 87 93 100 NT10 - - - - - - 10 20 37 50 70 80 87 97 100 NT12 - - - - 10 17 27 30 47 53 87 93 100 NT13 - 10 26 30 53 60 63 70 80 80 86 93 100

Ghi chú: NT3 = mụn dừa bổ sung 5% bột bắp ; NT5 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT6 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành; NT7 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2‰ DAP; NT10 = mat cưa cây cao su bổ sung 5% bột bắp; NT12

= mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT13 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành.

Trong số 14 nghiệm thức có 7 nghiệm thức không có tơ nấm lan kín bịch phôi. Trong đó, nghiệm thức 1 và nghiệm thức 8 không có tơ nấm phát triển; các nghiệm thức 2, nghiệm thức 4, nghiệm thức 9, nghiệm thức 11, nghiệm thức 14 tơ nấm vẫn phát triển trong khoảng 9 ngày đầu, hệ tơ lan đều gần nữa bịch, nhưng về sau hệ tơ ngừng phát triển và dần dần yếu đi cho đến khi không còn quan sát thấy hệ sợi nấm. Trong số 7 nghiệm thức còn lại (Bảng 11), ở cùng mức dinh dưỡng bổ sung nhưng trên

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 25 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

2 loại cơ chất khác nhau (mụn dừa và mạt cưa cây cao su) thì mụn dừa có thời gian lan tơ nhanh hơn so với mạt cưa cây cao su ở các nghiệm thức (nghiệm thức 3 so với nghiệm thức 10, nghiệm thức 5 so với nghiệm thức 12, nghiệm thức 6 so với nghiệm thức 13, nghiệm thức 7 so với nghiệm thức 14). Nghiệm thức 5 cho thời gian tơ lan khắp bịch phôi nhanh nhất (30 ngày), chậm hơn là nghiệm thức 6 (32 ngày) và nghiệm thức 12 (32 ngày) và chậm nhất là nghiệm thức 7 (35 ngày). Tuy nhiên, ở cùng một mức dinh dưỡng bổ sung thì độ dày của tơ nấm trên cơ chất mụn dừa thì kém hơn so với độ dày tơ nấm trên cơ chất mạt cưa cây cao su. Nguyên nhân có thể do mụn dừa có khả năng giữ ẩm tốt hơn, cấu trúc dạng hạt, mịn làm cho tơ nấm dễ dàng len lõi qua nên hệ sợi dễ dàng phát triển hơn. Tuy nhiên, mụn dừa nghèo dinh dưỡng, thành phần có chứa hàm lượng lignin, C/N cao và có nhiều tanin là hợp chất ester được xem là chất kháng khuẩn, khi kết hợp với protein và cellulose trong mụn dừa làm cho enzyme cellulase và protease của xạ khuẩn, vi khuẩn,... không thể phân cắt nên trong quá trình ủ nguyên liệu chỉ một phần lignin, cellulose và protein được phân cắt (nước vôi 3% có thể chưa phù hợp để xử lý hết lượng tannin có trong nguyên liệu) tạo dinh dưỡng ít nên thời gian đầu nấm chỉ có thể phát triển được khi có nguồn dinh dưỡng bổ sung. Trong đó, bổ sung dinh dưỡng với 5% cám gạo + 5% bột bắp cho tơ nấm phát triển tốt và có thời gian tăng trưởng của hệ sợi nấm nhanh nhất trên cả mụn dừa và mạt cưa cây cao su. Nghiệm thức có bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành cho tơ phát triển dày hơn các nghiệm thức còn lại. Mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành cho tơ nấm phát triển dày nhất. Điều này khác với nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Nhung (2012), khi mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo và không bổ sung dinh dưỡng thì tơ nấm vẫn phát triển được. Tơ nấm phát triển tốt và thời gian tăng trưởng nhanh nhất là ở các nghiệm thức bổ sung 5% bột bắp, kế đến là nghiệm thức bổ sung 5% cám gạo, nghiệm thức bổ sung 1,5‰ DAP và chậm nhất là nghiệm thức đối chứng (không bổ sung dinh dưỡng).

Tóm lại, xét về thời gian tăng trưởng thì nghiệm thức 5 với nguồn dinh dưỡng bổ sung là 5% cám gạo + 5% bột bắp trên cơ chất mụn dừa cho thời gian tơ nấm phát triển nhanh nhất (30 ngày). Ngoài ra, bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành trên cơ chất mạt cưa cây cao su cho tơ nấm phát triển dày nhất.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 26 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

4.3. Ảnh hưởng của cơ chất và chất dinh dưỡng bổ sung đến tỉ lệ bịch phôi bị nhiễm nhiễm

Kết quả Bảng 15 (Phụ lục 5), Bảng 21 và Bảng 22 (Phụ lục 6) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bịch phôi bị nhiễm giữa các nghiệm thức và giữa 2 loại cơ chất khác nhau, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các mức bổ sung dinh dưỡng (Hình 8). Đối chứng (không bổ sung dinh dưỡng) có tỉ lệ nhiễm nấm thấp nhất (0%), các mức bổ sung còn lại có tỉ lệ bịch phôi bị nhiễm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nguyên nhân có thể do các hình thức dinh dưỡng ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho tơ nấm phát triển, còn là điều kiện tốt để các nấm tạp phát triển. Bên cạnh đó, các bịch phôi bị nhiễm chủ yếu xuất hiện sau khi đưa ra nhà trồng và mở miệng bịch để tưới đón nấm, đây là điều kiện tốt để các bào tử nấm tạp trong khu vực nhà trồng xâm nhiễm và gây hại. Điều này khác với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Mỹ Hương (2012), tác giả cho rằng tỷ lệ nhiễm nấm tạp cao nhất ở nghiệm thức có bổ sung bột bắp (10%), kế đến là cám gạo (6,7%), thấp nhất là nghiệm thức bổ sung 1,5‰ DAP và nghiệm thức đối chứng (3,3%).

Hình 8. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung đến tỉ lệ bịch phôi bị nhiễm

Ghi chú: CG = cám gạo; BB = bột bắp; ĐN = đậu nành; CB = 5% cám gạo + 5% bột bắp; CBĐ = 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành; CBD = 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2‰ DAP. ĐC = đối chứng. Các chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tóm lại, trồng nấm Linh chi giống Nhật cho tơ nấm phát triển tốt thì cần bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp, với tỉ lệ nhiễm thấp trung bình khoảng (5%).

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 27 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

4.4. Ảnh hưởng của cơ chất và nguồn dinh dưỡng bổ sung đến thời gian thu hoạch quả thể hoạch quả thể

Bảng 12. Thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm (ngày) trên từng nghiệm thức

Cơ chất

Dinh dưỡng bổ sung

Trung bình 5% BB 5% CG + 5% BB 5% CG + 5% BB + 2% ĐN

MD 72,8a 70,4a 77,6b 73,6a

MC 82,0cd 79,8bc 83,3d 81,7b

Trung bình 77,4b 75,1a 80,5c

Ghi chú:MD = mụn dừa; MC = mạt cưa cây cao su; BB = bột bắp; CG = cám gạo; ĐN = đậu nành.Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.

Qua Bảng 12 và Bảng 23 (Phụ lục 6) cho thấy sự khác biệt về thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể giữa các nghiệm thức; giữa 2 loại cơ chất hay nguồn dinh dưỡng bổ sung đều có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức với cơ chất mụn dừa (73,6 ngày) cho trung bình thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể sớm hơn so với cơ chất mạt cưa cây cao su (81,7 ngày). Nghiệm thức có bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho trung bình thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm sớm nhất (75,1 ngày). Ngoài ra, có sự tương tác giữa cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung đến thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể. Bổ sung cùng mức dinh dưỡng trên 2 loại cơ chất khác nhau (mụn dừa và mạt cưa cây cao su) thì mụn dừa cho thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể sớm hơn so với cơ chất mạt cưa cây cao su. Nhìn chung, nghiệm thức với cơ chất mụn dừa được bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp (70,4 ngày) và mụn dừa bổ sung 5% bột bắp (72,8 ngày) cho thời gian thu hoạch quả thể tương đương nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng sớm nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Chậm hơn là nghiệm thức với cơ chất là mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành và mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và chậm nhất là nghiệm thức mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Như vậy, nghiệm thức với cơ chất mụn dừa được bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp (70,4 ngày) và mụn dừa bổ sung 5% bột bắp (72,8 ngày) cho thời gian thu hoạch quả thể sớm nhất.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 28 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Bảng 13. Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt thu hoạch quả thể nấm (ngày) trên các nghiệm thức

Cơ chất

Dinh dưỡng bổ sung

5% BB 5% CG + 5% BB 5% CG + 5% BB + 2% ĐN

a b a b a b

MD 63 79 61 81 68 86

MC 72 91 70 92 75 92

Ghi chú:MD = mụn dừa; MC = mạt cưa cây cao su; BB = bột bắp; CG = cám gạo; ĐN = đậu nành; a = thời gian bắt đầu cho thu hoạch quả thể; b = thời gian kết thúc thu hoạch quả thể.

Kết quả Bảng 12 và Bảng 13 cho thấy mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể sớm nhất và kéo dài (61-81 ngày). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả về thời gian lan tơ của nấm ở trên. Theo Lê Đình Hoài Vũ et al. (2008) cho rằng thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sức sinh trưởng, phát triển của quả thể và năng suất của nấm Linh chi. Ngoài ra, điều kiện của nhà trồng, cách chăm sóc tưới tiêu, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, giống nấm,… cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của tơ nấm và sự hình thành quả thể. Như vậy, mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể sớm nhất và thời gian đợt thu hoạch kéo dài (61-81 ngày).

Tóm lại, trồng nấm Linh chi trên cơ chất mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho thời gian thu hoạch quả thể sớm nhất, trung bình là 70,4 ngày.

4.5. Ảnh hưởng của cơ chất và chất dinh dưỡng bổ sung đến năng suất của nấm

Bảng 25 và Bảng 26 (Phụ lục 6) cho thấy sự khác biệt về năng suất trung bình của nấm sau 2 đợt thu hoạch giữa các nghiệm thức; giữa 2 loại cơ chất hay thành phần dinh dưỡng bổ sung đều có ý nghĩa thống kê. Trồng nấm trên cơ chất mạt cưa cây cao su cho trung bình năng suất của nấm cao hơn so với mụn dừa. Bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp trên 2 loại cơ chất đều cho cho năng suất cao hơn các nghiệm thức dinh dưỡng còn lại. Ngoài ra, có sự tương tác giữa cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung đến năng suất của nấm. Mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và mạt cưa cây cao su bổ sung 5% bột bắp cho năng suất nấm cao nhất, kến đến là mụn

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 29 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp, thấp nhất là mụn dừa bổ sung 5% bột bắp và mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Cùng một thành phần dinh dưỡng nhưng trên 2 loại cơ chất khác nhau (mụn dừa và mạt cưa cây cao su) thì cơ chất mạt cưa cây cao su cho năng suất cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cơ chất mụn dừa. Điều này cho thấy rằng không phải tơ nấm lan nhanh là cho quả thể có năng suất cao, tỉ lệ C/N và dinh dưỡng trong cơ chất có tính chất quyết định đến sự phát triển của hệ sợi nấm, hệ sợi nấm phát triển tốt và đủ dày thì mới kết quả thể tốt và cho tai nấm to. Năng suất trung bình ở cơ chất mạt cưa cây cao su (29,36g/bịch) cao hơn mụn dừa (12,26g/bịch). Nếu tính trên 1kg trọng lượng khô cơ chất thì năng suất nấm thu hoạch sau 2 đợt trên cơ chất mạt cưa cây cao su (58,72g) và mụn dừa (24,52g). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003) khi trồng nấm Linh chi trên 1kg nguyên liệu thô cho năng suất thu hoạch từ 30-90g, cứ khoảng 2-3kg nấm tươi được 1kg nấm khô.

Hình 9. Ảnh hưởng của cơ chất đến năng suất trung bình của nấm

Ghi chú: MD = mụn dừa; MC = mạt cưa cây cao su. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 30 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Hình 10. Ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng bổ sung đến năng suất trung bình của nấm

Ghi chú: BB = bột bắp; CB = 5% cám gạo + 5% bột bắp; CBĐ = 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Hình 11. Năng suất trung bình của nấm theo nghiệm thức

Ghi chú:NT3 = mụn dừa bổ sung 5% bột bắp; NT5 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT6 = mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành; NT10 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% bột bắp; NT12 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp; NT13 = mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp + 2% đậu nành. Các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tóm lại, nghiệm thức với cơ chất mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại chỉ thấp hơn so với nghiệm thức mạt cưa cây cao su bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và mạt cưa cây cao su bổ sung

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 31 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

5% bột bắp (Hình 12). Vì vậy, với thuận lợi là chủ động được nguồn nguyên liệu (mụn dừa) giá rẽ và so với mục tiêu đánh giá khả năng thay thế mạt cưa cây cao su bằng mụn dừa để trồng nấm Linh chi thì nghiệm thức mụn dừa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho năng suất (22,64g/500g cơ chất khô) là nghiệm thức có thể chọn được để thử nghiệm sản xuất.

4.6. Hiệu quả kinh tế của năng suất nấm thu được trên các nghiệm thức Bảng 14. Kết quả lợi nhuận thu được trên các nghiệm thức Bảng 14. Kết quả lợi nhuận thu được trên các nghiệm thức

Loại cơ chất Lợi nhuận (%)

5% BB 5% CG + 5% BB 5% CG + 5% BB + 2% ĐN

MC 298,3 322,2 61,3

MD 9,0 260,4 9,8

Ghi chú:MD = mụn dừa; MC = mạt cưa cây cao su; BB = bột bắp; CG = cám gạo; ĐN = đậu nành.

Kết quả Bảng 14 và Hình 12 cho thấy giữa các nghiệm thức trên cơ chất mụn dừa, nghiệm thức bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp cho lợi nhuận (260%), năng suất (22,64g/500g cơ chất khô) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại chỉ thấp hơn so với nghiệm thức mạt cưa bổ sung 5% cám gạo + 5% bột bắp và mạt cưa cây cao su bổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần dinh dưỡng bổ sung để sản xuất nấm linh chi (ganoderma lucidum) giống nhật trên mụn dừa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)