Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ hôn sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 104 - 107)

, do ông Nhâm đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà Trường cho rằng

3.3.Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ hôn sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm

hôn sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014

Thực tiễn pháp lý cho thấy, sau một thời gian dài áp dụng, chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 2014 còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chưa được pháp luật về HN&GĐ điều chỉnh,…

Nhằm bảo đảm việc áp dụng luật mới mang lại hiệu quả tốt hơn và tránh mắc phải những sai lầm, hạn chế như trong quá trình áp dụng và thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, theo người viết cần thực hiện đồng bộ các công tác sau:

Thứ nhất, tại Việt Nam hiện nay, trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa án dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường được áp dụng chung cho cả các tranh chấp HN&GĐ và tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi trong công

99

tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù tranh chấp của quan hệ HN&GĐ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết loại tranh chấp này, người viết đề nghị nên có một tòa án chuyên biệt thụ lý và giải quyết về các vấn đề gia đình như: đăng ký kết hôn (việc kết hôn nên được thực hiện ở Tòa án nơi cư trú chứ không phải ủy ban nhân dân bởi việc kết hôn và ly hôn được thực hiện bởi hai loại cơ quan khác nhau này sẽ khiến cho việc cung cấp thông tin trở nên khó khăn), ly hôn, hủy hôn, chia tài sản vợ chồng, đăng ký chế độ hôn sản... Thứ hai, trong quy trình giải quyết vụ việc của Tòa án được thực hiện trên cơ sở áp dụng Luật, các văn bản hướng dẫn dưới Luật, hướng dẫn của Tòa án nhân dân cấp trên, áp dụng tập quán, tiền lệ .... Tuy nhiên các quy định của pháp luật thường không rõ ràng, các văn bản hướng dẫn không đầy đủ, cụ thể; hướng dẫn của Tòa án cấp trên chậm hoặc không thống nhất ... gây nhiều khó khăn cho công tác xét xử. Để khắc phục tình trạng trên, các cơ quan cấp trên cần ban hành văn bản hướng dẫn một cách kịp thời, cụ thể. Tòa án nhân dân tối cao cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra, tổng kết công tác xét xử để rút kinh nghiệm và tìm giải pháp mới, hướng dẫn công tác xét xử cho Tòa án các cấp. Bên cạnh dó, Tòa án nhân dân tối cao cũng cần định kỳ ban hành tập hợp các án lệ điển hình để Tòa án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong công tác xét xử, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, đối với chế độ hôn sản theo thỏa thuận, pháp luật quy định việc xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng cũng như thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Để phục vụ tốt cho công tác này, Luật Công chứng cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng về các quy trình cũng như mẫu văn bản thỏa thuận, thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức giải quyết công việc cho các Công chứng viên, cần hướng dẫn công tác kịp thời cho các Văn phòng Công chứng để phổ biến và triển khai thực hiện. Tránh tình trạng khi sự việc phát sinh mới tìm phương pháp giải quyết, gây mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng.

Thứ tư, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Đưa các nội dung của Luật HN&GĐ vào trong công tác giảng dạy. Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, áp dụng pháp luật HN&GĐ một cách thường xuyên tại các địa phương, các vùng, miền trên cả nước.

100

KẾT LUẬN

Chế độ hôn sản hay chế độ pháp lý về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong những lĩnh vực điều chỉnh chính của Luật HN&GĐ Việt Nam. Đây là chế độ mang những đặc điểm riêng và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết các mối quan hệ liên quan đến tài sản của vợ chồng đối với gia đình và xã hội. Là cơ sở pháp lý bảo đảm vợ chồng được hưởng đầy đủ các quyền và thực hiện các nghĩa vụ với gia đình và các thành viên khác trong gia đình, góp phần ổn định xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống pháp luật HN&GĐ mới, tiến bộ, phù hợp với thực tiễn khách quan của đất nước qua từng thời kỳ. Và để đạt được những thành tựu nhất định như ngày nay, chế độ hôn sản của vợ chồng ở nước ta đã phải trải qua một giai đoạn phát triển tương đối dài với những sắc thái khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về HN&GĐ kể từ những ngày đầu thành lập đất nước cho đến nay càng được hoàn thiện hơn và quy định một cách toàn diện.

Qua đề tài “Chế độ hôn sản trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Luận văn đã khái quát cụ thể chế độ hôn sản của vợ chồng. Phân tích đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ hôn sản đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội cũng như tìm hiểu về lịch sử phát triển, tồn tại của loại chế độ này trong hệ thống pháp lý của nước ta.

Với đề tài “Chế độ hôn sản trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” người viết đã đi sâu tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hôn sản. Trên cơ sở đó có thể thấy được sự phù hợp và chưa phù hợp trong các quy định của luật và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao khả năng áp dụng của chế độ hôn sản ở Việt Nam hiện nay.

101

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 104 - 107)