Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 28 - 29)

Hệ thống pháp luật tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến Quốc triều hình luật (QTHL, còn gọi là Luật Hồng Đức) được ban hành dưới triều Lê (1470 – 1497) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL, còn gọi là Luật Gia Long) ban hành dưới triều Nguyễn (1812). Cả hai văn bản đều có các quy định về HN&GĐ, nhưng tuyệt nhiên chế độ hôn sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Các quy định của pháp luật không rõ ràng, không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề hôn sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ khồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Hoàng Việt luật lệ do chép nguyên văn của nhà Thanh nên cũng không có quy định nào vấn đề tài sản của vợ chồng mà chỉ quy định các vấn đề hôn nhân (Điều 94 quy định về vấn đề thoái hôn).

Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài hôn sản trong QTHL và HVLL cũng như các tục lệ được thực hiện trong xã hội phong kiến, có thể thấy rằng, chế độ hôn sản của vợ chồng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản pháp định. Chế độ tài sản này được áp dụng như là duy nhất cho các quan hệ vợ chồng. Loại chế độ hôn sản ước định (hôn ước) được áp dụng cho các cặp vợ chồng thời nay tại nhiều nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ này không hề được biết tới.

Theo đó, toàn bộ tài sản vợ chồng có được trước khi kế hôn hoặc tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các tài sản là động sản (QTHL gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó, điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Với quan điểm coi điền sản là chính yếu, QTHL đã quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại: Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (Phu gia điền sản); Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (Thê

23

gia điền sản) và những tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân (Tần tảo điền sản).

Tất cả tài sản này được đặt dưới sự quản lý của người chồng và chỉ được chia khi một bên vợ, chồng chết trước mà giữa họ không có con. Tuy bị ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ nhưng pháp luật triều Lê cũng đã giành cho người vợ quyền được tham gia quản lý tài sản chung cùng chồng. Các văn cổ tự lập dưới thời Lê về việc định đoạt tài sản như là bán, tặng, cho, cầm cố phải lập di chúc đều do cả hai vợ chồng thực hiện và cùng ký vào văn tự đó được quy định tại các Điều 374, 375, 376. Người chồng, với tư cách là chủ gia đình có quyền quyết định tài sản gia đình nhưng phải phù hợp với lợi ích của gia đình nếu làm tổn hại đến thì người vợ có quyền phản đối. Người vợ được tự do định đoạt tài sản chung sử dụng trong các trường hợp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và sự đồng ý của người chồng trong trường hợp này là mặc nhiên. Đây là quy định không được ghi nhận trong HVLL, do sao chép nguyên văn của Luật nhà Thanh nên trong HVLL người vợ bị coi là vô năng lực. Tuy nhiên, trong QTHL vợ có quyền bình đẳng về tài sản với chồng, nhưng chỉ là đối với vợ cả (chính thất). Còn đối với vợ lẽ thì pháp luật không có quy định gì, qua đây ta có thể hiểu rằng giữa chồng và vợ lẽ không hề tồn tại tài sản chung.

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)