, do ông Nhâm đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà Trường cho rằng
3.2.1.2. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng
Về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trog trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của vợ, chồng” [38, khoản 4 Điều 44].
Việc quy định “hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình” là chưa hợp lý, vì nếu nguồn tài sản này dù có chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì vẫn chưa được coi là nguồn sống duy nhất.
Vì vậy, cần sửa quy định trên thành “hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình”
Về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung.
Khi quy định về chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 Điều 38 có quy định: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật” [38]. Như vậy, khi vợ, chồng có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì yêu cầu thảo thuận phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, đảm bảo sự chặt chẽ cũng như ý chí của vợ, chồng. Đây là quy định hết sức hợp lý và mang tính khả thi cao.
Tuy nhiên, khi nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, tại Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng mà không quy định rõ như khi chia tài sản
97
chung trong thời kỳ hôn nhân là thỏa thuận bằng hình thức nào, có cần công chứng hoặc chứng thực hay không. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng cũng quan trọng và phức tạp như khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, tại Điều 46 cần bổ sung thêm quy định về hình thức và cách thức thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và là căn cứ để giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra.
Quy đi ̣nh hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
Theo tôi, trong quy định "vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ" [38, khoản 4 Điều 4] sử dụng khái niệm “nguồn sống duy nhất” là chưa hợp lý, vì kể cả khi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì cũng không phải là nguồn sống duy nhất. Do đó, đề nghị xem xét, chỉnh sửa cụm từ “nguồn sống duy nhất” thành “nguồn sống chủ yếu” của gia đình, tương tự như quy định: “Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình” [38, khoản 2 Điều 35].