Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 47 - 48)

hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

Điều 32 Luâ ̣t HN &GĐ năm 2014 quy đi ̣nh Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như sau:

1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Trong giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật [29Điều 189]. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, tự do thông thương, giao lưu hàng hóa, sự phổ biến của các tổ chức tài chính cũng như các sàn giao dịch chứng khoán việc cá nhân sở hữu một tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản chứng khoán để giao dịch, kinh doanh là hết sức phổ

42

biến. Những tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán này có thể được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng, nhưng việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng lại chỉ ghi tên một người vợ hoặc chồng. Về mặt pháp lý khi giao dịch với người thứ ba ngay tình họ là người có quyền xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch và người thứ ba biết rằng người đó chính là chủ tài khoản đã được đăng ký. Tuy nhiên, nếu là tài sản chung thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài khoản này phải có sự thỏa thuận của vợ, chồng thì mới được coi là hợp pháp. Nhưng trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó [38, khoản 1 Điều 32]. Trong trường hợp giao dịch bị vô hiệu, có tranh chấp xảy ra thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình vẫn được pháp luật bảo vệ.

Đối với tài sản là động sản, trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp BLDS có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình [38, khoản 2 Điều 32]. Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại Điều 138 BLDS thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ khi giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp chủ sở hữu đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong một số giao dịch giữa người thứ ba ngay tình với vợ, chồng thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình luôn được pháp luật bảo vệ mà không phụ thuộc vào tính hợp pháp của giao dịch đó.

Một phần của tài liệu Chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)