Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống đế quốc Mỹ xâm lược thống nhất đất nước. Về vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ giai đoạn này ở miền Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn bản:
-Luật Gia đình (LGĐ) ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm;
-SL số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh;
-BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Về chế độ hôn sản (LGĐ quy định trong chương II từ Điều 45 đến Điều 54; SL số 15/64 quy định ở tiết 6 của chương I từ Điều 49 đến Điều 61; BLDS 1972 quy định tại chương thứ VI, thiên thứ V, từ Điều 144 đến Điều 169); cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản trước khi kết hôn, miễn là hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (Điều 45 LGĐ, Điều 49 Sl số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS). Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng theo các căn căn cứ quy định của pháp luật. Cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản pháp định nhưng có sự khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, dẫn tới có những quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn sản.
Theo LGĐ 1959, chế độ hôn sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, giống với chế độ hôn sản được áp dụng trong DLBK và DLTK. Những nhà lập pháp LGĐ 1959 cho rằng chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng từ trước trong DLBK và DLTK phù hợp với phong tục của người Việt Nam. Theo đó, nội dung của chế độ hôn sản được dự liệu trong LGĐ 1959 (Điều 48) cũng giống như DLBK (Điều 106, Điều 107) và DLTK (Điều 105). Điều 48 LGĐ 1959 quy định khối cộng đồng tài sản của vợ chồng bao gồm:
-Tất cả của cải, động sản hay bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thú (là các tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn;
28
-Tất cả các động sản và bất động sản của mỗi bên được hưởng do được thừa kế
hoặc tặng cho;
-Tất cả các tài sản do vợ chồng có được hoặc do một bên vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;
-Các hoa lợi thu được từ tài sản chung của vợ chồng hoặc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.
Cũng như DLBK và DLTK, LGĐ 1959 cũng dự liệu những tài sản (động sản hoặc bất động sản) mà vợ, chồng có trước khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này, được coi là tài sản chung của vợ chồng một cách tạm thời; trường hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì tài sản của riêng ai lại trả cho người đó.
Theo Điều 54 LGĐ 1959, tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu những khoản nợ sau:
-Nợ của vợ hay chồng đã vay từ trước khi kết hôn;
-Những khoản nợ hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
-Những nợ do hành vi trái pháp luật của vợ hay chồng gây ra.
LGĐ 1959 được xây dựng nhằm bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng (Điều 43) cho nên trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung, luật quy định vợ, chồng cùng quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, quan hệ bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn chưa được thực hiện trong đời sống xã hội bởi pháp luật đã ghi nhận người chồng là trường gia đình và người vợ phải cùng chồng chăm lo cho gia đình, con cái (Điều 39 LGĐ 1959); bên cạnh đó, xã hội cũng như tục lệ phong kiến đã không công nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng.
Về việc thanh toán hôn sản, theo LGĐ 1959 chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết, bởi lẽ vấn đề ly hôn không được LGĐ 1959 chấp nhận, vì thế LGĐ 1959 đã không dự liệu trường hợp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Đối với trường hợp vợ chồng ly thân, LGĐ 1959 đã dự liệu cho khối cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục, nhưng do lý thân vợ chồng không cùng sống chung với nhau dẫn tới phải có sự thay đổi về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng và Tòa án sẽ giải quyết vấn đề cấp dưỡng và nuôi con giưa hai vợ chồng (Điều 66).
Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước thỏa thuận vể vấn đề tài sản của họ, SL số 15/64 và BLDS 1972 đã dự liệu một chế độ tài sản áp dụng cho các cặp vợ chồng, đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Điều 53 SL số 15/64; Điều 150 BLDS 1972).
29
Theo Điều 54 SL số 15/64 và Điều 151 BLDS 1972 thì khối tài sản chung của vợ chồng gồm có:
-Các động sản thuộc sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn;
-Các động sản của vợ hay chồng được hưởng trong thời kỳ hôn nhân do được
thừa kế, tặng cho;
-Các động sản và bất động sản của vợ hay chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;
-Hoa lợi thu được của tất cả các loại tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân.
Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 55) và BLDS 1972 (Điều 152) đã dự liệu cho mỗi bên vợ, chồng có một khối tài sản riêng, bao gồm: -Những bất động sản thuộc sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn (tức là
những bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn);
-Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do
được tặng cho riêng, được thừa kế riêng);
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần khối tài sản của vợ chồng trong SL số 15/64 và BLDS 1972 hẹp hơn nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng trong DLBK, DLTK và LGĐ 1959. Bên cạnh đó, SL số 15/64 và BLDS 1972 còn ghi nhận về khối tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có).
Về thành phần tiêu sản (Điều 61 SL số 15/64; Điều 160 BLDS 1972), khối tài sản chung của vợ chồng phải được bảo đảm:
-Những nợ của vợ hay chồng đã vay từ trường khi kết hôn, trừ những nợ được
bảo đảm bằng những quyền đối vật các bất động sản (theo Điều 55 SL số 15/64; Điều 52 BLDS);
-Những nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
-Những nợ do hành vi phạm pháp của vợ hay chồng gây ra;
Về việc quản lý tài sản của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 42) và BLDS 1972 (Điều 137) đã ghi nhận người chồng là gia trưởng và hành xử quyền gia trưởng theo quyền lợi của gia đình và con cái. Vợ cộng tác với chồng trong việc sinh hoạt gia đình, giáo dục và gây dựng cho con cái. Người vợ chỉ được hành xử nghề nghiệp riêng biệt, trừ khi chồng phản kháng (Điều 47 SL số 15/64; Điều 142 BLDS 1972). Đối với tài sản chung của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 56) và BLDS 1972 ( Điều 153) đã giành cho người chồng – chủ gia đình quyền quản lý tài sản chung như là chủ sở hữu duy nhất, trừ trường hợp người chồng bị mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi
30
dân sự, luật định cho người vợ thay thế người chồng quản lý tài sản chung của gia đình. Đối với tài sản riêng, người chồng được quyền quản lý tài sản rieng của người vợ, nhưng tài sản riêng của người chồng thì người chồng có toàn quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu.
Về việc thanh toán hôn sản, SL số 15/64 không dự liệu trường hợp chia tài sản khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn hặc ly thân. Đối với BLDS 1972 việc chia tài sản chung của vợ chồng được dự liệu cho cả ba trường hợp: khi vợ, chồng chết; khi ly hôn và khi vợ chồng ly thân.
Như vậy, khi thanh toán hôn sản cần phân biệt:
-Nếu có hôn ước thì phân chia theo điều khoản của hôn ước. -Nếu không có hôn ước thì phân chia theo nguyên tắc: + Tài sản của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó;
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, mỗi người một nửa (Điều 94 SL số 15/64; Điều 201 BLDS năm 1972
Đối với trường hợp ly hôn do lỗi của bên vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi đó sẽ mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặc do hôn ước từ khi kết hôn (Điều 92 SL số 15/64; Điều 200 BLDS năm 1972). Trường hợp thanh toán hôn sản khi vợ chồng ly thân, hậu quả của việc thanh toán tài sản của vợ chồng đặt vợ, chồng rơi vào tình trạng biệt sản. Tuy nhiên, SL số 15/64 không quy định cụ thể về vấn đề này mà chỉ quy định chung chung: Sự ly thân đặt vợ chồng vào tình trạng tài sản riêng biệt. Ngược lại BLDS năm 1972 đã dự liệu, khi lập hôn ước vợ chồng có thể lựa chọn chế độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168). Cũng có thể, chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ chồng khi có lý do chính đáng (Điều 165). Ngoài ra, trường hợp vợ chồng ly thân thì tài sản của vợ chồng được chia như khi ly hôn, tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng mà chỉ làm chấm dứt chế độ tài sản chung. Việc ly thân đương nhiên đặt vợ, chồng vào tình trạng biệt sản (Điều 204).