M (2.9) Theo định nghĩa (2.9) thì mômen độ ng l ượ ng
d. So sánh đường đẳng nhiệt thực nghiệm và lý thuyết
CHƯƠNG 11 CHUYỂN PHA 11.1 Khái niệm pha và chuyển pha
11.1.Khái niệm pha và chuyển pha
Mỗi một chất đều có thành phần hoá học xác định, tuỳ theo điều kiện áp suất, nhiệt độ mà chúng có thểở những trạng thái khác nhau, có các tính chất vật lý khác nhau (ví dụ như nước có thể tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng và khí). Như vậy khái niệm về pha trong vật lý có thể được hiểu là: các trạng thái khác nhau mà vật chất có thể tồn tại với cùng một cấu trúc và cùng một tính chất vật lý.
Vật chất khi tồn tại ở trạng thái khí thường có số pha là 1. Đặc biệt, ở trạng thái lỏng một số chất như He lỏng có số pha là 2. Các chất tồn tại ở trạng thái ở trạng thái rắn có số pha thông thường lớn hơn 2.
Khi các thông số trạng thái thay đổi (như T, p) vật chất có thể chuyển từ pha này sang pha khác, quá trình đó gọi là sự chuyển pha.
Có hai loại chuyển pha thường xảy ra là chuyển pha loại I và chuyển pha loại II.
Nếu chuyển pha đi kèm theo sự thu hay toả một lượng nhiệt nào đó thì chuyển pha đó được gọi là chuyển pha loại I.
Ví dụ: quá trình bay hơi (chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí), quá trình nóng chảy (chuyển pha từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng), hai quá trình này vật thu nhiệt lượng (nhiệt hoá hơi và nhiệt nóng chảy). Các quá trình chuyển ngược lại: vật toả nhiệt lượng, đó là các quá trình chuyển pha từ hơi sang lỏng, chuyển pha từ lỏng sang rắn.
Vậy: đặc trưng của quá trình chuyển pha loại I là trao đổi nhiệt lượng, nhưng nhiệt độ của vật không tăng.
Nếu chuyển pha mà không thu hay toả nhiệt, nhưng kèm theo sự thay đổi về
nhiệt dung và các tính chất vật lí khác thì được gọi là chuyển pha loại II.
Ví dụ: chuyển pha sắt từ sang phản sắt từ; chuyển pha từ trạng thái dẫn điện thường sang trạng thái siêu dẫn, chuyển pha từ chất lỏng HeI sang HeII làm độ nhớt thay đổi. Sau đây chỉ xét một số tính chất chung của loại chuyển pha đơn giản đó là chuyển pha loại I.