M (2.9) Theo định nghĩa (2.9) thì mômen độ ng l ượ ng
c. Biểu thức nội năng của khí lý tưởng
8.2.3. nghĩa của nguyên lý thứ nhất
Nguyên lý thứ nhất đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức tự nhiên cũng như trong khoa học và kĩ thuật.
Nguyên lý này đã được phát hiện từ lâu, nhiều người đã nghiên cứu nó, nhưng chỉ có Ănghen là người đầu tiên đã nêu lên tính tổng quát của nguyên lý đó. Với quan niệm cho rằng năng lượng là thước đo mức độ ứng với một hình thức vận động nhất định của vật chất, Ănghen khẳng định: nguyên lý thứ nhất chính là định luật bảo toàn và biến đổi vận động, một cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ông viết “bất cứ một dạng vận động nào cũng đều có thể và bắt buộc phải biến sang một dạng vận động khác. Nhờ những phát minh mới, ta có thể làm được những chứng minh mới và phong phú hơn cho định luật nói trên nhưng về bản thân định luật đã phát biểu thì ta không thể thêm vào đó một điều gì”. Ông kết luận: “Nguyên lý thứ nhất là một quy luật tuyệt đối của thiên nhiên”.
Thực tế, lịch sử đã chứng tỏ rằng mọi hiện tượng vĩ mô đều tuân theo nguyên lý thứ nhất và nguyên lý đó đã giúp cho các nhà khoa học giải quyết đúng đắn các vấn đề gọi là “khủng hoảng” của khoa học và nhận thức.
Mặt khác, từ hệ quả thứ hai của nguyên lý, ta thấy rằng không thể có một máy nào làm việc tuần hoàn sinh công mà lại không nhận thêm năng lượng từ bên ngoài hoặc sinh công lớn hơn năng lượng truyền cho nó. Những máy này được gọi là động cơ vĩnh cửu loại một.
Như vậy, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học khẳng định rằng: “không thể