Kinh nghiệm Bảo hiểm xã hội của tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố bà rịa (Trang 51 - 62)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3.3.Kinh nghiệm Bảo hiểm xã hội của tỉnh Điện Biên

“Tính đến ngày 30/9/2014, số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tại tỉnh Điện Biên là 516.107 người, tăng 1.155 người (0,22%) so với tháng 8/2014, tăng 1,48% so cùng kỳ năm trước. Số thu BHXH, BHYT là 50.192 triệu đồng, tăng 14,56% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 76% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Đến nay, BHXH tỉnh đang quản lý 36.752 sổ BHXH, chiếm 99,9% so với tổng số lao động đang tham gia BHXH, BHYT. Số lượng thẻ BHYT phát hành còn giá trị sử dụng là 515.196 thẻ.

Thực hiện tốt việc rà soát dữ liệu, hạn chế cấp trùng BHYT đối với đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợđóng.

Trong tháng, BHXH tỉnh giải quyết chế độ BHXH hàng tháng cho 30 người, hưởng trợ cấp 1 lần là 143 người, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 14 người; thực hiện xét duyệt hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho 920 lượt người, số ngày 74.571 ngày với số tiền 7.432 triệu đồng. Các huyện đã tích cực cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực hiện chính sách.

Về công tác thực hiện chính sách BHYT, trong tháng 9/2014, thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 84.531 lượt người, số tiền ước tính là 21.769 đồng, tăng 4.025 lượt người với số tiền tăng 1.036 triệu đồng so với tháng 8/2014. Công tác giám định thường trực, phối hợp tại các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình tiếp đón, khám bệnh kê đơn, điều trị mang lại hiệu quả tốt, chất lượng công tác giám định được nâng lên.

Công tác phối hợp Bưu điện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng được thực hiện kịp thời cho người thụ hưởng. Trong tháng, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ

công tác kiểm toán của đoàn kiểm toán Nhà nước.

Công tác kiểm tra đã tiếp nhận, giải quyết 04 đơn và thực hiện kiểm tra 16 cuộc tại 30 đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh và đại lý thu qua đó đã phát hiện truy thu 4,2 triệu đồng chi BHXH ngắn hạn tại Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh. Các công tác khác đều được triển khai kịp thời, hiệu quả”.

Từ kinh nghiệm thực tế ở Bến Tre, Yên Bái và Điện Biên về những thành tích

đạt được trong công tác BHXH có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: - Hoàn thiện từng bước trong quy định quản lý thu BHXH. Cần cụ thể hóa từng khâu trong công tác quản lý thu BHXH tạo đà cho việc triển khai thực hiện thu BHXH một cách có hiệu quả.

- Tổ chức tốt công tác thu BHXH phân cấp theo từng khối, từng đơn vị, tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác thu được đơn giản, dễ dàng tránh sự chồng chéo. - Trong công tác tổ chức, ngoài tổ chức biên chế theo quy định của ngành nói chung, tỉnh phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương để bố

trí lực lượng cán bộ thực hiện công tác BHXH cho phù hợp. Đối với vùng sâu, vùng xa cần bố trí cán bộ chuyên trách giải quyết công việc theo định kỳ.

- Trong công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và đề cao ý nghĩa, tác dụng của việc tham gia BHXH, phải đạt được mục đích quán triệt cho nhân dân hiểu và coi đó như quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, giúp cho nhân dân hiểu được, không chỉ là cán bộ công chức nhà nước mà công dân trong mọi thành phần kinh tếđều được hưởng quyền bình đẳng về BHXH nếu chấp hành đúng pháp luật và tuân thủ nguyên tắc về BHXH. Góp phần nâng cao ý thức cộng đồng và ổn

định an sinh xã hội.

- Không ngừng nâng cao hiện đại hóa phương tiện làm việc của ngành, ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại để nâng cao hiệu suất công tác, giải quyết nhanh chóng các thủ tục phát sinh, từng bước cải cách thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho dân khi giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm nói chung, không để mất lòng tin ở nhân dân.

- Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị-xã hội, các ban ngành để thực hiện BHXH nhằm phát hiện nhanh chóng những bất cập trong quá trình cấp phát và mở rộng đối tượng, đặc biệt quản lý đối tượng thu bảo đảm thu đúng, đủ và kịp thời. Đồng thời có chếđộ khen thưởng bằng vật chất thỏa đáng đểđộng viên khuyến khích và sử phạt theo chế tài đối với những hành vi cố tình không đóng hoặc trốn tránh nghĩa vụ BHXH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong những năm gần đây, công tác KSNB ngày càng được quan tâm đặc biệt không chỉ ở các ngành kinh tế, trong khu vực công mà còn lan tỏa trên phạm vi cả

nước. Với vai trò quan trọng của KSNB, đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của BHXH.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi về yếu tố con người và độ ổn định trong hoạt động , cần quan tâm đến những khó khăn phải đương đầu đó là khó khăn về

nguồn quỹ, sự nhận thức về KSNB của các thành viên trong tổ chức và các ràng buộc trong quy định của Nhà nước và chếđộ của ngành nghề.

Thông thường, các nhà quản lý thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để điều hành quản lý. Tuy nhiên, nhà quản lý còn thiếu kỷ

năng phân tích từ mục tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ tục kiểm soát không cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng. Do đó khi nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại thành phố Bà Rịa ở thời điểm hiện nay dựa trên cơ sở lý thuyết hiện đại về KSNB của bản Hướng dẫn INTOSAI trên nền tảng của báo cáo COSO năn 1992 áp dụng cho công tác kiểm soát nội bộ cho ngành BHXH là một yêu cầu cấp thiết. Đi cùng với sự phát triển toàn diện của cả nước, yêu cầu cấp thiết hiện nay là dựa trên những thành tựu đã đạt được của những đề tài nghiên cứu trước đây chỉ có giới hạn ở phần bao quát, không đánh giá hết thực trạng sẽ xảy ra trong quá trình thực thi công tác thu BHXH, BHYT, BHTN mà đặc biệt là công tác kiểm soát thu trong hoạt động của cơ quan BHXH ở các cấp, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý là cần tìm ra những bất cập, lỗ hỏng, những rủi ro và nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong công tác quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội . Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN tại các cấp của hệ thống ngành BHXH và tổ chức xây dựng các chuẩn mực kiểm soát, hạch toán kế toán một cách chặt chẽ nguồn thu để quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ BHXH và BHYT nhằm đảm bảo tính ổn định chính sách ASXH, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường bền vững.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ BÀ RỊA

2.1. Giới thiệu về tổ chức và hoạt động Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa 2.1.1. Quá trình hình thành của tổ chức Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa

Giới thiệu sơ lược về Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa:

Cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bảo hiểm xã hội thị xã Bà Rịa (Nay là Bảo hiểm xã hội Thành phố Bà Rịa) được thành lập theo Quyết định số

10/BHXH/QĐ ngày 05/8/1995 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở thống nhất nhiệm vụ tổ chức BHXH của hệ thống Liên đoàn Lao

động tỉnh và của Sở Lao động- Thương binh xã hội (TBXH) tỉnh.

Trụ sở chính đặt tại 137 Đường 27/4, phường Phước Hiệp, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa chịu trách nhiệm thu và chi trả

các chếđộ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm y tế cho những đối tượng có tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Bà Rịa.

- Hiện nay có khoảng 8.159 người tham gia BHXH tại thành phố Bà Rịa. - Hơn 54.000 người tham gia BHYT tại thành phố Bà Rịa.

- Có trên 1.900 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên. - Cán bộ công chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa hiện nay là 18 người.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa có 11 đại lý thu BHXH phường, xã và có 07 Bộ phận nghiệp vụ, cụ thể như sau:

- Đại lý thu BHXH, BHYT tự nguyện các phường, xã: + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội xã Hòa Long;

+ Đại lý thu Bảo hiểm xã hội xã Long Phước; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội xã Tân Hưng;

+ Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Long Hương; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Long Toàn;

+ Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Long Tâm; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Phước Nguyên; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Phước Trung; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Phước Hiệp; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Phước Hưng; + Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phường Kim Dinh; Và với 07 Bộ phận nghiệp vụ: + Bộ phận Kế toán; + Bộ phận chếđộ BHXH; + Bộ phận giám định BHYT; + Bộ phận Thu BHXH, BHYT, BHTN; + Bộ phận Sổ thẻ; + Bộ phận Tiếp nhận và quản lý hồ sơ; + Bộ phận Văn thư; 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (sau đây gọi chung là BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Uỷ ban nhân dân thành phố Bà Rịa.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau (Quyết định số 4857/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 21/10/2008, quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương):

1. Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chếđộ BHXH,BHYT theo phân cấp.

3. Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

4. Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.

5. Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ

BHXH, BHYT, BHTN theo phân cấp.

6. Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chếđộ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.

7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.

8. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ

quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

9. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN ở xã, phường, thị trấn theo chỉđạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh.

10. Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ

sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

11. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chếđộ BHXH, BHYT, BHTN theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa.

12. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

13. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

14. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội

ở thành phố Bà Rịa với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.

15. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ

quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.

16. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chếđộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

17. Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội thành phố.

18. Thực hiện chếđộ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

2.1.3. Hệ thống và tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa

Hệ thống ngành BHXH được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến

địa phương theo cơ cấu: ở Trung ương có BHXH Việt Nam; ở tỉnh, thành phố có BHXH tỉnh và ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh có BHXH các quận, huyện, thành phố.

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa)

Sơđồ 2.1.Sơđồ tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa

Ghi chú: Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện theo Quyết định số

10/BHXH/QĐ ngày 05/8/1995 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Là cơ quan BHXH cấp huyện, Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa là đơn vị

có tư cách pháp nhân không có tổ chức phòng ban mà nó được chia thành 07 bộ

phận.

a.Bộ phận kế toán: (Do ông Nguyễn Khánh-Kế toán trưởng, phụ trách; bà Lê Thị Diệu Linh- Kế toán viên, giúp việc)

Bộ phận này có chức năng:

- Tiếp nhận hồ sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH tỉnh lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố bà rịa (Trang 51 - 62)