Các giải pháp quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 59 - 62)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1.Các giải pháp quản lý nhà nƣớc

a. Rà soát lại quy hoạch vùng trồng cây cao su và vị trí xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su

Quá trình đô thị hóa nhiều năm qua đã làm là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc các nhà máy chế biến mủ cao su hiện nay nằm trong khu thị trấn, thị tứ, khu dân cƣ đông đúc. Cụ thể nhƣ: Công ty TNHH MTV Thống nhất hiện nằm trong trung tâm thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định; Nông trƣờng Quốc doanh Vân Du hiện nằm trong trung tâm thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành; Nông trƣờng Lam Sơn hiện nằm trong trung tâm thị trấn Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc. Các cơ sở chế biến còn lại đều nằm trong trung tâm các xã nhƣ: xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Công ty TNHH TM Nhật Minh); xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa).

Ngoài ra việc quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến mủ cao su quy mô công nghiệp quá ngần nhau, dẫn đến tình trạng tranh chấp vùng nguyên liệu; cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua mủ tƣơi từ các hộ nông dân dẫn đến tình trạng có

cơ sở sản xuất vƣợt công suất thiết kế nhƣng lại có cơ sở không đủ nguyên liệu để phục vụ sản xuất… Điều này không những ảnh hƣởng đến phát triển kinh doanh của các cơ sở mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đền xử lý môi trƣờng tại mỗi cơ sở. Ví dụ nhƣ vùng nguyên liệu huyện Yên Định, Ngọc Lặc, Thọ Xuân đƣợc bố trí 03 cơ sở chế biến mủ cao su cách nhau khoảng 10 - 15km; riêng huyện Ngọc Lặc có tới 02 cơ sở chế biến chỉ cách nhau khoảng 10km; vùng nguyên liệu huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy đƣợc bố trí 02 cơ sở chế biến cách nhau khoảng 20km.

Bên cạnh đấy việc áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu và không có đầu tƣ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong các nhà máy chế biến mủ cao su đã làm tổn hại đến môi trƣờng trong thời gian dài vừa qua. Vì vậy UBND tỉnh Thanh Hóa cần phải rà soát lại qui hoạch và kế hoạch phát triển cây cao su cũng nhƣ vị trí nhà máy chế biến mủ cao su. Các giải pháp cụ thể:

- UBND tỉnh không cấp phép đầu tƣ mới cho các cơ sở chế biến, mà chỉ đầu tƣ nâng cấp sản xuất từ các cơ sở hiện có.

- Hỗ trợ về tài chính; khoa học công nghệ; quỹ đất nhằm khuyến khích các cơ sở chế biến hiện đại hoá công nghệ sản xuất; đầu tƣ xử lý ô nhiễm; áp dụng những quy trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch, hƣớng tới một mục tiêu phấn đấu lâu dài là một nền sản xuất sạch.

- Sở Tài nguyên môi trƣờng Thanh Hóa rà soát, đánh giá và lập hồ sơ đƣa các cơ sở chê biến mủ cao su gây ô nhiễm trên địa bàn vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng cần xử lý.

- Ban hành quyết định di dời các cơ sở chế biến cao su hiện nay vào các cụm công nghiệp tập trung. Cụ thể: Đối với các cơ sở thuộc huyện Yên Đinh (Công ty TNHH MTV Thống nhất Thanh Hóa) và huyện Ngọc Lặc (Công ty TNHH TM Nhật Minh và Nông trƣờng Lam Sơn Thanh Hóa) di dời vào cụm công nghiệp Yên Lâm, huyện Yên Định. Đối với các cơ sở thuộc huyện Thạch Thành (Nông trƣờng Quốc doanh Vân Du) và huyện Cẩm Thủy (Công ty TNHH TM Cao su Thanh Hóa) di dời

vào cụm công nghiệp Thạch Quảng, huyện Thạch Thành. Đây đều là những cụm công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ cơ sở hạ tầng, nằm trong vùng nguyên liệu của các cơ sở và xa khu dân cƣ, thuận lợi cho việc sản xuất và xử lý nƣớc thải.

b. Phòng ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm

Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm sẽ quan trọng và hiệu quả hơn so với các biện pháp ―xử lý‖ ô nhiễm (xử lý ―cuối đƣờng ống‖). Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ rõ với nền kinh tế đang phát triển, trong đó công nghiệp phát triển từ nhỏ lên lớn và mở rộng nhanh chóng thì các chính sách phát triển phải hƣớng vào việc kết hợp hài hoà và thích đáng với quá trình sản xuất ít chất thải và các biện pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm ở ―cuối đƣờng ống‖. Trong đó cần phải ƣu tiên thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ngay từ đầu, chứ không nên để xảy ra ô nhiễm mới xử lý vì sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn. Ngoài ra cần hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở công nghiệp áp dụng chƣơng trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lƣợng hơn.

- Mở rộng quỹ môi trƣờng: Hiện nay tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trƣờng, nguồn quỹ đƣợc phát triển từ phí môi trƣờng và một phần từ ngân sách. Tuy nhiên mức hỗ trợ hiện nay còn thấp với chỉ từ 1,0 - 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các dự án xử lý chất thải và 0,5 tỷ đồng cho các dự án cải tạo, nâng cấp công nghệ sản xuất theo hƣớng giảm chất thải phát sinh. Do đó để thu hút các cơ sở đầu tƣ vào việc xử lý chất thải, mức hỗ trợ từ quỹ BVMT cần nâng lên gấp 2 đến 3 lần nhƣ hiện nay.

- Khuyến khích về thuế dƣới dạng trợ cấp đầu tƣ: Áp dụng cho các cơ sở chế biến chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng sản xuất sạch hơn, phát sinh ít chất thải hơn. Khoản trợ cấp này đƣợc tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tƣ để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu suất cao. - Khuyến khích áp dụng những công nghệ tiên tiến: Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị xử lý ô nhiễm, BVMT. Giảm thuế đối với những dây truyền sản xuất không gây ô nhiễm môi trƣờng hoặc hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng.

c. Quy hoạch xử lý nƣớc thải sản xuất

Về nguyên tắc, tất cả các cơ sở sản xuất khi đi vào hoạt động đều phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Hệ thống này đƣợc vận hành theo nguyên tắc phải trả phí ô nhiễm.

- Đối với các cơ sở chế biến nằm gần khu dân cƣ: Yêu cầu phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, nƣớc thải đầu ra phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Đối với các cơ sở nhỏ lẻ khác: Trên cơ sở rà soát lại công nghệ sản xuất, tình hình năng lực tài chính và dự báo trong tƣơng lai. Đề xuất các giải pháp sau:

+ Đóng cửa hoặc di dời đến các KCN, CCN tập trung đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải;

+ Các doanh nghiệp đã có ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng thì yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc duyệt.

+ Đối với các cơ sở chƣa lập ĐTM hoặc chƣa có bản cam kết bảo vệ môi trƣờng cần phải lập đề án bảo vệ môi trƣờng. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở đề án trình duyệt, nhất là công tác ―hậu kiểm ĐTM‖.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 59 - 62)