Hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 53)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải

Để đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ hiện đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, học viên đƣợc phép tham gia đề tài nhánh “Nghiên cứu công nghệ tích hợp xử lý nước thải sản xuất cao su, giảm thiểu ô nhiễm môi trường” do Viện KH và CNMT, Trƣờng Đại học Bách khoa đang thực hiện - Thuộc nhiệm vụ KHCN

“Hợp tác nghiên cứu chuyển hóa sinh học phụ phẩm và chất thải của sản xuất cao su tự nhiên cho mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học thế hệ hai và giảm thiểu ô nhiễm môi trường” do PGS.TS Tô Thị Kim Anh - Trƣờng Đại học Bách khoa chủ trì, PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân chủ nhiệm đề tài nhánh. Kết quả chất lƣợng nƣớc thải trong khuôn khổ đề tài nhánh đƣợc thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 2.3: Thành phần ô nhiễm trong nƣớc thải nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH MTV Cao Su Thanh Hóa

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/BTNMT CS-NT1 CS-NT2 CS-NT3 C (cột B) Cmax 1 pH - 5,6 5,4 5,6 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 VSS mg/l 260 266.5 104 - - 3 BOD5 ở 20oC mg/l 3676 2262 1470 50 49,5 4 COD mg/l 12230 7262 4872 250 247,5 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1832 1075 732 100 99 6 Amoni (NH4 + ) mg/l 10,4 16,3 10,4 5 4,95 7 Tổng N mg/l 525 245 210 60 59,4 8 Tổng P mg/l 104,7 52,3 48,6 40 (*) 39,6 (*) 9 NO2 - mg/l 0,05 0,06 0,03 - - 10 NO3 - mg/l 0,19 0,15 0,10 - - 11 PO4 3- mg/l 32,5 15,6 14 - -

Bảng 2.4: Thành phần ô nhiễm trong nƣớc thải nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH MTV Thống Nhất Thanh Hóa

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/BTNMT TN-NT1 TN-NT2 TN-NT3 C (cột B) Cmax 1 pH - 5,5 5,7 6,0 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 VSS mg/l 200 205 80 - - 3 BOD5 ở 20oC mg/l 2.828 1.740 826 50 49,5 4 COD mg/l 9.408 5.586 2352 250 247,5 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1.409 827 325 100 99 6 Amoni (NH4 + ) mg/l 8,04 12,54 7,6 5 4,95 7 Tổng N mg/l 404 189 98,5 60 59,4 8 Tổng P mg/l 80,56 40,27 30,4 40 (*) 39,6 (*) 9 NO2 - mg/l 0,04 0,05 0,02 - - 10 NO3 - mg/l 0,15 0,15 0,12 - - 11 PO43- mg/l 25 12 6,2 - -

Bảng 2.5: Thành phần ô nhiễm trong nƣớc thải nhà máy chế biến cao su thuộc Nông trƣờng Lam Sơn Thanh Hóa

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/BTNMT LS-NT1 LS-NT2 LS-NT3 C (cột B) Cmax 1 pH - 5,7 5,8 5,5 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 VSS mg/l 202 203 78,6 - - 3 BOD5 ở 20oC mg/l 3.828 2.740 957 50 49,5 4 COD mg/l 8.408 6.586 2012 250 247,5 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1.509 807 356 100 99 6 Amoni (NH4+) mg/l 7,04 10,54 6,2 5 4,95

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008/BTNMT LS-NT1 LS-NT2 LS-NT3 C (cột B) Cmax 7 Tổng N mg/l 40,4 40,5 28,3 60 59,4 8 Tổng P mg/l 1,18 2,05 3,8 40 (*) 39,6 (*) 9 NO2 - mg/l 0,50 0,85 0,5 - - 10 NO3 - mg/l 0,20 0,35 0,2 - - 11 PO4 3- mg/l 20,2 10,0 12,0 - -

Bảng 2.6: Thành phần ô nhiễm trong nƣớc thải nhà máy chế biến cao su thuộc Nông trƣờng Quốc Doanh Vân Du – Thạch Thành

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/BTNMT VD-NT1 VD-NT2 VD-NT3 C (cột B) Cmax 1 pH - 7,62 6,0 6,8 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 VSS mg/l 100 205 82 - - 3 BOD5 ở 20oC mg/l 54,0 486 120 50 49,5 4 COD mg/l 135 896 258 250 247,5 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 500 807 200 100 99 6 Amoni (NH4+ ) mg/l 7,0 10,0 7,4 5 4,95 7 Tổng N mg/l 40,4 40,5 26,8 60 59,4 8 Tổng P mg/l 1,18 2,05 3,2 40 (*) 39,6 (*) 9 NO2 - mg/l 0,50 0,85 0,32 - - 10 NO3 - mg/l 0,20 0,35 0,10 - - 11 PO43- mg/l 2,50 12,0 10,4 - -

Bảng 2.7: Thành phần ô nhiễm trong nƣớc thải nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH TM Nhật Minh

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 01:2008/BTNMT NM-NT1 NM-NT2 NM-NT3 C (cột B) Cmax 1 pH - 5,7 5,8 5,5 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 VSS mg/l 270 256 102 - - 3 BOD5 ở 20oC mg/l 3818 2349 1253 50 49,5 4 COD mg/l 12700 7541 3175 250 247,5 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1902 1116 425 100 99 6 Amoni (NH4 + ) mg/l 10,8 17,0 8,8 5 4,95 7 Tổng N mg/l 545,5 255,2 231 60 59,4 8 Tổng P mg/l 108,6 54,3 76,2 40 (*) 39,6 (*) 9 NO2 - mg/l 0,05 0,07 0,03 - - 10 NO3 - mg/l 0,20 0,25 0,10 - - 11 PO43- mg/l 33,5 16,4 14,2 - - * Ghi chú: - Ký hiệu (-): Không xác định.

- QCVN 01:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nƣớc thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nƣớc đƣợc dùng cho mục đích khác.

- (*) QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nƣớc thải của cơ sở sản xuất công nghiệp (mg/l). Cmax đƣợc tính nhƣ sau: Cmax = C ×Kq ×Kf = 0,99 x C

Trong đó:

+ C: Giá trị nồng độ tối đa cho phép

+ Đối với các công ty, nguồn tiếp nhận nƣớc thải là các suối tự nhiên không có số liệu về lƣu lƣợng nên chọn Kq=0,9. Lƣu lƣợng nƣớc thải của Công ty 50<F≤ 500 (m3/24h) nên chọn Kf=1,1.

- Vị trí lấy mẫu:

+ CS-NT1: Nƣớc thải tại bể đông phân xƣởng sản xuất cao su mủ tờ. + CS-NT2: Nƣớc thải sau tổ hợp sau hệ thống bể đông cao su mủ tờ

+ CS-NT3: Nƣớc thải sau hệ thống xử lý (tại hồ chứa nƣớc thải sau xử lý). + NT-NT1: Nƣớc thải tại bể đông mủ cốm (Lấy tại 4 rãnh đông mủ đầu tiên) + TN-NT2: Nƣớc thải tại hố gas thu mủ cặn.

+ TN-NT3: Nƣớc thải sau hệ thống xử lý tập trung.

+ LS-NT1: Nƣớc thải tại bể đông phân xƣởng sản xuất cao su mủ cốm + LS-NT2: Nƣớc thải sau tổ hợp sau hệ thống bể đông cao su mủ cốm + LS-NT3: Nƣớc thải sau hệ thống xử lý (tại ao chứa nƣớc thải sau xử lý). + VD-NT1: Nƣớc thải đầu vào tại xƣởng sơ chế cao su

+ VD-NT2: Nƣớc thải tại hố ga tổ xƣởng sơ chế cao su + VD-NT3: Nƣớc thải tại hố ga chứa nƣớc thải sau xử lý. + NM-NT1: Nƣớc thải bể rửa mủ tạp .

+ NM-NT2: Nƣớc thải tại hố ga xƣởng sơ chế cao su + NM-NT3: Nƣớc thải tại bể chứa nƣớc thải sau xử lý.

* Đánh giá chung

- Vấn đề đối với nước thải sơ chế mủ cao su chưa qua xử lý

+ Nƣớc thải có màu, nƣớc đục, đen kịt, nổi ván lợn cợn, bốc mùi hôi thối nồng đặc; sau thời gian tồn trữ vào khoảng 2 - 3 ngày, xảy ra hiện tƣợng phân huỷ, oxy hoá ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

+ Hàm lƣợng chất hữu cơ khá cao, tiêu huỷ dƣỡng khí cho quá trình tự huỷ, thêm vào đó cao su đông tụ nổi ván lên bề mặt ngăn cản oxy hoà trong nƣớc, làm hạn chế sự phát triển thực vật.

+ Tại các nguồn tiếp nhận nƣớc thải, do quá trình lên men yếm khí sinh ra các mùi hôi lan toả khắp vùng, gây khó thở, mêt mỏi cho dân cƣ.

+ Ngoài ra trong nƣớc thải cao su còn chứa các hợp chất acid dễ bay hơi, mercaptan.... gây mùi hôi ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống ngƣời dân.

- Vấn đề tồn tại trong các công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su hiện có

+ Chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý còn thấp, nƣớc thải sau xử lý chƣa đạt tiêu chuẩn thải. Trong đó mặt hiệu quả xử lý chất hữu cơ còn thấp, cần tìm giải pháp khắc phục, cải tạo nhằm nâng cao hiệu suất xử lý và đảm bảo các thông số vận hành của các hệ thống xử lý nƣớc thải hiện có. Đặc biệt chƣa thể khắc phục là hiệu quả xử lý amonia thấp, bởi vì công nghệ đang đƣợc ứng dụng không có hoặc ít có khả năng xử lý nitơ một cách triệt để.

+ Mùi hôi là vấn đề trọng tâm hiện nay (chủ yếu là mùi khí H2S). Tất cả các hệ thống xử lý nƣớc thải chế biến cao su đều đã bị khiếu kiện về mùi hôi phát tán ra khu vực lân cận. Nồng độ khí H2S đo đƣợc trong không khí tại các hệ thống xử lý nƣớc thải thƣờng dao đọng từ 2 - 21 ppm [9].

Trƣớc thực trạng trên, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các cơ sở chế biến mủ cao su công nghiệp là áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến; sản xuất sạch hơn; tiến hành thu hồi tối đa lƣợng mủ cao su có trong nƣớc thải; lựa chọn và áp dụng công nghệ xử lý cuối đƣờng ống phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay trên địa bàn.

CHƢƠNG III

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 3.1. Các giải pháp về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phƣơng tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị sản xuất đã có nhiều giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm mang tính chủ động nhƣ: Đƣa nội dung bảo vệ môi trừng vào các quy hoạch phát triển; đề xuất đƣợc cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm trong việc cải tạo, áp dụng công nghệ ít chất thải hơn vào sản xuất hành hóa; công tác thẩm định ĐTM, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng sau ĐTM cũng đã đƣợc đẩy mạnh; các cơ sở sản xuất đã chủ động trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải... Tuy nhiên, các giải pháp chƣa đƣợc triển khai đồng bộ dẫn đến công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa có đƣợc hiệu quả thiết thực. Để giải quyết bất cập nêu trên học viên đề xuất bổ sung các giải pháp cụ thể sau:

3.1.1. Các giải pháp quản lý nhà nƣớc

a. Rà soát lại quy hoạch vùng trồng cây cao su và vị trí xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su

Quá trình đô thị hóa nhiều năm qua đã làm là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc các nhà máy chế biến mủ cao su hiện nay nằm trong khu thị trấn, thị tứ, khu dân cƣ đông đúc. Cụ thể nhƣ: Công ty TNHH MTV Thống nhất hiện nằm trong trung tâm thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định; Nông trƣờng Quốc doanh Vân Du hiện nằm trong trung tâm thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành; Nông trƣờng Lam Sơn hiện nằm trong trung tâm thị trấn Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc. Các cơ sở chế biến còn lại đều nằm trong trung tâm các xã nhƣ: xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Công ty TNHH TM Nhật Minh); xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa).

Ngoài ra việc quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến mủ cao su quy mô công nghiệp quá ngần nhau, dẫn đến tình trạng tranh chấp vùng nguyên liệu; cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua mủ tƣơi từ các hộ nông dân dẫn đến tình trạng có

cơ sở sản xuất vƣợt công suất thiết kế nhƣng lại có cơ sở không đủ nguyên liệu để phục vụ sản xuất… Điều này không những ảnh hƣởng đến phát triển kinh doanh của các cơ sở mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đền xử lý môi trƣờng tại mỗi cơ sở. Ví dụ nhƣ vùng nguyên liệu huyện Yên Định, Ngọc Lặc, Thọ Xuân đƣợc bố trí 03 cơ sở chế biến mủ cao su cách nhau khoảng 10 - 15km; riêng huyện Ngọc Lặc có tới 02 cơ sở chế biến chỉ cách nhau khoảng 10km; vùng nguyên liệu huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy đƣợc bố trí 02 cơ sở chế biến cách nhau khoảng 20km.

Bên cạnh đấy việc áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu và không có đầu tƣ thiết bị xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong các nhà máy chế biến mủ cao su đã làm tổn hại đến môi trƣờng trong thời gian dài vừa qua. Vì vậy UBND tỉnh Thanh Hóa cần phải rà soát lại qui hoạch và kế hoạch phát triển cây cao su cũng nhƣ vị trí nhà máy chế biến mủ cao su. Các giải pháp cụ thể:

- UBND tỉnh không cấp phép đầu tƣ mới cho các cơ sở chế biến, mà chỉ đầu tƣ nâng cấp sản xuất từ các cơ sở hiện có.

- Hỗ trợ về tài chính; khoa học công nghệ; quỹ đất nhằm khuyến khích các cơ sở chế biến hiện đại hoá công nghệ sản xuất; đầu tƣ xử lý ô nhiễm; áp dụng những quy trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch, hƣớng tới một mục tiêu phấn đấu lâu dài là một nền sản xuất sạch.

- Sở Tài nguyên môi trƣờng Thanh Hóa rà soát, đánh giá và lập hồ sơ đƣa các cơ sở chê biến mủ cao su gây ô nhiễm trên địa bàn vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng cần xử lý.

- Ban hành quyết định di dời các cơ sở chế biến cao su hiện nay vào các cụm công nghiệp tập trung. Cụ thể: Đối với các cơ sở thuộc huyện Yên Đinh (Công ty TNHH MTV Thống nhất Thanh Hóa) và huyện Ngọc Lặc (Công ty TNHH TM Nhật Minh và Nông trƣờng Lam Sơn Thanh Hóa) di dời vào cụm công nghiệp Yên Lâm, huyện Yên Định. Đối với các cơ sở thuộc huyện Thạch Thành (Nông trƣờng Quốc doanh Vân Du) và huyện Cẩm Thủy (Công ty TNHH TM Cao su Thanh Hóa) di dời

vào cụm công nghiệp Thạch Quảng, huyện Thạch Thành. Đây đều là những cụm công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ cơ sở hạ tầng, nằm trong vùng nguyên liệu của các cơ sở và xa khu dân cƣ, thuận lợi cho việc sản xuất và xử lý nƣớc thải.

b. Phòng ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm

Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm sẽ quan trọng và hiệu quả hơn so với các biện pháp ―xử lý‖ ô nhiễm (xử lý ―cuối đƣờng ống‖). Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ rõ với nền kinh tế đang phát triển, trong đó công nghiệp phát triển từ nhỏ lên lớn và mở rộng nhanh chóng thì các chính sách phát triển phải hƣớng vào việc kết hợp hài hoà và thích đáng với quá trình sản xuất ít chất thải và các biện pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm ở ―cuối đƣờng ống‖. Trong đó cần phải ƣu tiên thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ngay từ đầu, chứ không nên để xảy ra ô nhiễm mới xử lý vì sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn. Ngoài ra cần hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở công nghiệp áp dụng chƣơng trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lƣợng hơn.

- Mở rộng quỹ môi trƣờng: Hiện nay tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trƣờng, nguồn quỹ đƣợc phát triển từ phí môi trƣờng và một phần từ ngân sách. Tuy nhiên mức hỗ trợ hiện nay còn thấp với chỉ từ 1,0 - 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các dự án xử lý chất thải và 0,5 tỷ đồng cho các dự án cải tạo, nâng cấp công nghệ sản xuất theo hƣớng giảm chất thải phát sinh. Do đó để thu hút các cơ sở đầu tƣ vào việc xử lý chất thải, mức hỗ trợ từ quỹ BVMT cần nâng lên gấp 2 đến 3 lần nhƣ hiện nay.

- Khuyến khích về thuế dƣới dạng trợ cấp đầu tƣ: Áp dụng cho các cơ sở chế biến chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng sản xuất sạch hơn, phát sinh ít chất thải hơn. Khoản trợ cấp này đƣợc tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tƣ để thay đổi quy trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)