Đặc trƣng và tính chất nƣớc thải chế biến cao su

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 25 - 29)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3. Đặc trƣng và tính chất nƣớc thải chế biến cao su

Quy việc phân tích công nghệ chế biến mủ cao su hiện nay cho thấy, đặc thù của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là sử dụng nhiều nƣớc. Nƣớc thải có thành phần rất phức tạp, chứa nhiều họ chất hữu cơ, vô cơ khác nhau nên dễ bị phân hủy và gây nên mùi hôi thối rất khó chịu.

Nƣớc trong quá trình chế biến mủ cao su từ các công đọan đánh đông và ly tâm chứa nhiều chất hữu cơ gây ra COD và BOD rất cao cỡ hàng nghìn miligram trong một lít, ngoài ra còn các chất ô nhiễm khác. Nƣớc thải này bao gồm nƣớc rửa, một lƣợng nhỏ mủ cao su không đông, huyết thanh có chứa một lƣợng ít protein, carbonhydrate,

lipit, carotenoid và muối. Ngoài ra nƣớc thải chế biến cao su còn chứa khoảng 0,1% - 1% lƣợng mủ cao su chƣa đông tụ (đôi lúc nƣớc thải từ khâu ly tâm còn chứa lƣợng cao su nhiều hơn nữa). Cao su là chất khó bị phân hủy trong thiên nhiên và nó gây ra những rắc rối cho quá trình xử lý nƣớc thải nhƣ: đóng vón, gây tắc nghẽn đƣờng ống, kẹt bơm... đóng váng dày trên bề mặt các hồ sinh học xử lý nƣớc thải, đây là vấn đề cần phải giải quyết .

Ngoài ra, nƣớc thải từ nhà máy chế biến mủ cao su luôn có hàm lƣợng rất cao amoni do cần đƣa vào để chống đông tụ, bảo quản latex trong khâu khai thác vận chuyển và lƣu trữ. Xử lý nƣớc thải bằng vi sinh vật rất khó giảm lƣợng lớn amoni trong nƣớc thải tới giới hạn cho phép. Cho đến nay các hệ thống xử lý nƣớc thải cao su thƣờng gặp ở Việt nam chƣa giải quyết triệt để vấn đề amoni trong nƣớc thải sau xử lý, hàm lƣợng amoni sau xử lý luôn cao hơn tiêu chuẩn thải cho phép theo QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên (cột B) .

Trong nƣớc thải ngành chế biến mủ cao su còn chứa nhiều các chất ăn mòn kim loại, trong đó muối ammoni là chất ăn mòn mạnh, các thiết bị bằng kim lọai, thép trong hệ thống xử lý nƣớc thải rất dễ bị rỉ sét và hƣ hỏng do ăn mòn.

Trung bình, để sản xuất cao su theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Cao su tấm xông khói (RSS) thải ra khoảng 25 m3

nƣớc thải/tấn sản phẩm, sản xuất các loại sản phẩm cao su khác sinh ra khoảng 35 m3

nƣớc thải/tấn sản phẩm, còn sản xuất mủ cao su tự nhiên tập trung sinh ra khoảng 18 m3

nƣớc thải/tấn sản phẩm [22].

Nhìn chung nƣớc thải chế biến cao su mủ nƣớc có pH thấp, trong khoảng 4,2 đến 5,2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nƣớc ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông nhƣng chƣa kết thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tƣơng và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén ly tâm nƣớc tách từ mủ ly tâm và cả trong giai đoạn đánh đông.

Trong nƣớc thải còn chứa một lƣợng lớn protein hòa tan, axit (dùng trong quá trình đánh đông) và N-NH3 dùng trong quá trình kháng đông. Hàm lƣợng COD trong nƣớc thải rất cao, có thể lên đến 15000 mg/l, nƣới thải có mùi hôi thối khó chịu.

Bảng 1.5: Đặc trƣng nƣớc thải chế biến mủ cao su ở một số nhà máy tại khu vực Đông Nam - Việt Nam [17] STT Chỉ tiêu Đơn vị Cơ sở QCVN 01:2008/ BTNMT Lộc Hiệp Quản Lợi Tân Lập Tân Biên Vên Vên Bố Lá Xuân Lập A B 1 pH - 9,2 9,1 8,55 8,23 9,42 8,09 8,56 6-9 6-9 2 COD mg/l 18.885 26.914 19.029 14.466 26.436 13.981 11.935 50 250 3 BOD mg/l 10.780 8.750 7.830 9.200 13.820 7.590 8.780 30 50 4 TSS mg/l 900 740 2.220 850 1.690 468 1.164 50 100 5 T-N mg/l 611 766 713 450 651 972 1.306 15 60 6 NH3 mg/l 341 361 302 350 285 686 1.043 5 40

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)