Tình hình xử lý nƣớc thải cao su trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 40 - 42)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.2.Tình hình xử lý nƣớc thải cao su trên thế giới

Trên thế giới đối với các nƣớc sản xuất cao su nhiều nhƣ Malaisia, Indonesia, họ có cách giải pháp rất đặc thù. Các nhà máy chế biến mủ cao su thƣờng đƣợc xây dựng ngay trong vùng đồn điền cao su và đƣợc xây dựng tại những vị trí cách xa khu dân cƣ. Do mặt bằng rộng nằm giữa rừng cao su, xa khu dân cƣ nên họ thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân hủy nƣớc thải bằng công nghệ hồ sinh học kỵ khí hiếu khí và hồ xử lý sinh học tùy tiện (facultative). Công nghệ xử lý này sinh ra mùi hôi trong khu vực hồ xử lý sinh học nhƣng nằm giữa rừng cao su nên đƣợc cách ly tốt và không ảnh hƣởng đến khu dân cƣ. Nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý sơ bộ và giảm thiểu các chất hữu cơ dễ gây

thối đƣợc thải ra môi trƣờng hoặc tái sử dụng làm nƣớc tƣới cho các rừng cao su, do trong nƣớc thải còn chứa nhiều nguyên tố vi lƣợng, và các chất dinh dƣỡng có ích cho cây cao su [1].

Bảng 1.6. Hệ thống xử lý nƣớc thải của các nƣớc trong khu vực [1]

STT Tên nhà máy Chủng loại sơ chế Công suất (tấn/ngày) Hệ thống xử lý nƣớc thải A Malaysia

1 Mardec Mendakale Mủ ly tâm 12.000 Kỵ khí – sục khí dùng biotin

2 Trophical prodce Mủ ly tâm 12.000

Sục khí bằng máy thổi khí ngầm qua các

vòi thổi khí 3 Lee Rubber Mủ khối tạp 13.000 Hồ kỵ khí – Hồ

sục khí 4 Chip Lam seng Mủ ly tâm 36.000 Kị khí – UASB 5 Kotatrading Mủ ly tâm/skim 24.000 Mƣơng oxi hóa

6 Titilex Mủ ly tâm 12.000 Hồ sục khí - hồ

tùy chọn

B Indonexia

1 Membang Muda Mủ ly tâm 12.000 Hồ sục khí - hồ tùy chọn

2 Mủ khối 12.000 Mƣơng oxy

hóa 3 Gunung Para Mủ tờ và mủ khối 25.000 Hồ kị khí – Hồ

sục khí 4 Rambiman Mủ khối, ly tâm 12.000 Hồ sục khí –

Hồ tùy chọn

Còn những nhà máy nằm gần khu dân cƣ thì cũng đƣợc xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài qua các qui trình công nghệ xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn. Thông thƣờng trong hệ thống xử lý nƣớc thải bao giờ cũng có các hệ thống tách mủ dƣ trong nƣớc thải thông qua các kỹ thuật tuyển nổi có các chất trợ tuyển hoặc các thiết bị bẫy mủ cao su lơ lửng trong nƣớc thải (rubber trap). Nƣớc thải nhà máy chế biến cao su sau khi tách mủ đƣợc xử lý qua các khâu chính nhƣ oxy hóa vi sinh kỵ khí thông qua

xử lý kỵ khí dòng chảy ngƣợc UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) hoặc phân hủy kỵ khí thông thƣờng hoặc phân hủy kỵ khí có vật liệu đệm (Upflow anaerobic bed reactor). Tiếp theo dùng phƣơng pháp xử lý hiếu khí để loại bỏ tiếp các chất hữu cơ hoà tan [1].

Kết hợp thiết bị phân hủy hiếu khí và yếm khí đƣợc ứng dụng để sản xuất ra khí biogas từ nƣớc thải chế biến mủ cao su. Ở Batang, Selangor, Malaysia, công trình xử lý sản sinh ra 8.000 m3

khí biogas mỗi ngày, có thể sử dụng dƣới dạng nhiên liệu cho lò hơi sản xuất hơi nƣớc. Công nghệ này đã đƣợc thƣơng mại hóa ở Philipin, Hồng Kông và Singapore. Bên cạnh đó, 32 nhà máy ở Thái Lan cũng sinh ra đƣợc 254 triệu m3

khí metan hang năm từ chất thải rắn và nƣớc thải.

Nhìn cung, các quá trình xử lý sinh học nhƣ hồ kỵ khí tùy tiện, hồ kỵ khí kiêm hiếu khí, hồ hiếu khí và mƣơng oxi hóa có nhƣợc điểm chính là yêu cầu diện tích đất đai lớn, tiêu tốn năng lƣợng cho việc làm thoáng khí và thời gian xử lý dài, vấn đề về mùi, chi phí vận hành và chi phí bảo dƣỡng.

Để khắc phục những nhƣợc điểm trên, hiện nay công nghệ màng sinh học; công nghệ kết hợp UASB với anoxic – arotenk… đang đƣợc nghiên cứu để xử lý nƣớc thải chế biến mủ cao su. Công nghệ này có nhiều lợi ích nhƣ yêu cầu không gian bé, có khả năng chịu tải cao; các hợp chất hữu cơ và chất rắn loại bỏ tốt, giúp cho đảm bảo tăng cƣờng quá trình phân hủy sinh học. Tuy nhiên giá thành xử lý lớn, vận hành phúc tạp đang là rào cản của công nghệ này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chế biến cao su đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến cao su tại tha (Trang 40 - 42)