Ảnh hưởng của lượng đạm đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa Thịnh Dụ

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 64 - 65)

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc

d/ Các chỉ tiêu về năng suất.

3.2.7. Ảnh hưởng của lượng đạm đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa Thịnh Dụ

Thnh D 11

Khả năng tích lũy chất khô của lúa và sự vận chuyển vật chất trong cây là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Hàm lượng chất khô tăng dần từ giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh cho đến thời kỳ chín sáp. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm đến lượng chất khô tích lũy của giống Thịnh Dụ 11 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.16

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng tích luỹ chất khô của giống lúa Thịnh Dụ 11

ĐVT: g/khóm

STT Lượng đạm (kg/ha)

Thời gian theo dõi sau cấy

Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp 1 70 N 4,3 32,0 35,0 2 90 N (ĐC) 4,8 33,0 36,6 3 110 N 5,6 37,6 40,5 4 130 N 5,0 35,2 38,9 5 150 N 4,9 34,8 37,5 LSD0,05 0,86 3,23 3,74 CV% 9,4 5,0 5,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Giai đoạn đẻ nhánh rộ là giai đoạn chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu vào quá trình kích thích và phát triển mầm nhánh nên khối lượng tích lũy chất khô vào cây thấp. Công thức bón 110kg N cho sự tích lũy chất khô đạt cao nhất (5,6 g/cây), cao hơn công thức bón 70kg N (4,3 g/cây) ở mức có ý nghĩa thống kê.

Ở giai đoạn trỗ là giai đoạn cây lúa phát triển mạnh về chiều cao, số lá, số nhánh đẻ và diện tích lá nên khối lượng chất khô cũng tăng mạnh. Công thức cho sự tích lũy chất khô cao nhất là công thức bón 110kg N (37,6 g/khóm), công thức cho sự tích lũy chất khô thấp nhất là công thức bón 70kg N (32,0 g/khóm). Sự sai khác giữa công thức bón 110kg N so với công thức bón 70kg N và công thức đối chứng (90kg N) là có ý nghĩa thống kê, song không có sự sai khác có ý nghĩa so với hai công thức bón đạm cao hơn là 130kg N và 150kg N.

Giai đoạn chín sáp, đây là giai đoạn lượng chất khô tích lũy là cao nhất. Công thức bón đạm 110kg N cho sự tích lũy chất khô là cao nhất (40,5 g/cây), cao hơn hai công thức bón đạm 70kg N và 90kg N ở mức có ý nghĩa thống kê.

Như vậy có thể thấy sự tích lũy chất khô tăng dần khi liều lượng đạm bón tăng từ 70kg N - 110kg N, tuy nhiên khi bón ở mức cao hơn là 130kg N và 150kg N thì sự tích lũy chất khô lại giảm.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)