Chiều cao cây của các giống lúa

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 42 - 44)

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc

3.1.2.Chiều cao cây của các giống lúa

d/ Các chỉ tiêu về năng suất.

3.1.2.Chiều cao cây của các giống lúa

Chiều cao cây là một tính trạng được quyết định bởi kiểu gen và thể hiện ra ngoài bằng kiểu hình. Đồng thời, chịu tác động rất lớn bởi điệu kiện chăm sóc, ngoại cảnh ở các mùa vụ, vùng sinh thái. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó phản ánh khá trung thực về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chiều cao của cây thể hiện khả năng chống đỡ với các điều kiện ngoại cảnh, chiều cao quá cao cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 dễ bị gẫy đổ, khả năng chịu phân kém. Ngược lại chiều cao cây thấp khả năng chống đổ tốt, chịu phân cao.

Trong thí nghiệm này, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống và thu được kết quảở bảng 3.2

Bảng 3.2. Chiều cao cây của các giống lúa ở các giai đoạn (cm) STT Tên giống Tuần theo dõi sau cấy

3 4 5 6 7 8 9 10 CCCC 1 Thịnh Dụ 11 31,0 39,4 45,2 59,0 69,8 83,9 91,7 103,3 110,7 2 Syn 6 33,1 40,7 48,2 63,4 76,6 86,1 93,9 96,0 104,5 3 Du ưu 600 32,2 38,4 46,1 60,6 72,3 83,0 90,7 94,7 99,0 4 N.ưu 89 34,5 41,5 50,3 60,7 82,0 92,1 98,0 101,9 104,0 5 Q.ưu 1 32,7 40,5 45,0 63,6 68,8 78,4 86,8 91,6 102,4 6 PHB 71 31,8 38,3 44,0 60,6 80,3 91,4 98,4 105,3 114,8 7 D.ưu 527 32,5 39,5 44,3 58,6 72,4 81,5 88,3 93,5 101,0 8 Nhị ưu 838 (Đ/C) 33,2 40,3 46,1 61,8 76,2 84,0 90,5 95,8 101,9 LSD0,05 6,20 CV% 3,4

Ghi chú: CCCC là chiều cao cây cuối cùng.

Trong thí nghiệm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tất cả các giống đều có chiều cao cây tăng dần từ lúc cấy đến thu hoạch.

Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển thì giai đoạn tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 sau cấy là giai đoạn cây lúa có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất vì đây là thời kỳ cây lúa cây lúa được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp.

Ở giai đoạn từ tuần thứ 3 - 4 sau cấy: đây là thời kỳ cây lúa bắt đầu bước vào sinh trưởng sau khi đã bén rễ hồi xanh và được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nên tốc độ tăng trưởng tăng không cao. Giai đoạn từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 10 sau cấy: đây là giai đoạn cây lúa có tốc độ tăng trưởng chậm nhất do giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

đoạn này cây lúa sắp bước vào thời kì trỗ bông nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp.

Chiều cao cây cuối cùng của các giống dao động từ 99,0 - 114,8 cm, trong đó giống có chiều cao cây cao nhất là PHB 71 (114,8 cm) cao hơn giống đối chứng là 12,9 cm, tiếp theo là giống Thịnh Dụ 11 (110,7 cm), Syn 6 (104,5 cm), N.ưu 89 (104,0 cm), Q.ưu 1 (102,4 cm). Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống Du ưu 600 (99,0 cm) thấp hơn giống đối chứng là 2,9 cm, D.ưu 527 (100,9 cm). Giống đối chứng có chiều cao cây cuối cùng (101,9 cm).

Giống PHB71 và giống Thịnh Dụ 11 có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa. còn giữa các giống còn lại so với giống đối chứng sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 42 - 44)