Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất của các giống lúa

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 53 - 57)

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc

3.1.9.Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất của các giống lúa

d/ Các chỉ tiêu về năng suất.

3.1.9.Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất của các giống lúa

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của nhà tạo giống và người sản xuất, vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng trong sản xuất. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 lúa. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan thuận và chặt. Muốn nâng cao năng suất thì cần phải nâng cao các yếu tố cấu thành năng suất.

Năng suất được cấu thành từ ba yếu tố chính: số bông/m2, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được năng suất lúa và các yếu tố cấu thành năng suất được trình bày qua bảng 3.9 sau.

Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

STT Tên Giống

Các chỉ tiêu theo dõi Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 Thịnh Dụ 11 205,3 185,1 83,2 27,6 87,1 72,9 2 Syn 6 196,5 178,4 80,4 27,5 77,6 68,7 3 Du ưu 600 205,3 181,4 82,8 27,5 84,9 73,5 4 N.ưu 89 196,5 179,4 83,4 27,3 80,2 71,3 5 Q.ưu 1 196,5 168,1 77,6 27,2 69,6 64,7 6 PHB 71 193,6 174,7 80,7 26,8 73,2 66,3 7 D.ưu 527 184,8 172,5 84,0 27,3 73,2 65,6 8 Nhị ưu 838 (Đ/C) 196,5 176,3 81,7 27,5 78,0 67,5 LSD0,05 23,78 7,41 5,05 1,15 12,42 4,32 CV% 6,9 2,4 3,5 2,4 9,0 3,6

Ghi chú: P1000: khối lượng 1000 hạt; NSLT: năng suất lý thuyết; NSTT: năng suất thực thu

+ Số bông/m2: Số bông/m2 là yếu tố cấu thành năng suất lúa và cũng là yếu tố quyết định nhiều đến năng suất lúa. Số bông/m2 phụ thuộc vào số dảnh hữu hiệu. Số bông trên khóm phụ thuộc nhiều vào thời gian đẻ nhánh hữu hiệu của giống (đẻ nhánh sớm). Vì vậy các biện pháp canh tác hợp lý như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... là các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và hình thành bông. Các giống lúa có khả năng đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung, là những giống có khả năng cho số bông/m2 cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Qua bảng 3.9 các giống lúa trong thí nghiệm có số bông/m2 dao động từ 184,8 - 205,3 bông/m2. Trong đó giống có số bông/m2 cao nhất là giống Thịnh dụ 11 và giống Du ưu 600 có bông/m2 (205,3 bông/m2) cao hơn giống đối chứng là 8,8 bông/m2. Sau đó là ba giống Qưu số 1, Syn 6 và Du ưu 600 đều có số bông/m2 tương đương nhau và bằng với giống đối chứng (196,5 bông/m2). Giống PHB 71 có số bông/m2 là (193,6 bông/m2). Giống có bông/m2 thấp nhất là giống D.ưu 527 có bông/m2 (184,8 bông/m2). Các giống lúa tham gia thí nghiệm không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.

+ Số hạt trên bông: Số hạt trên bông là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của giống, nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền của giống, ngoài ra cũng chịu tác động rất lớn bởi chếđộ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.

Số hạt trên bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié , số hoa được phân hóa hay thoái hóa. Số hoa phân hóa nhiều hay ít phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng nhưđiều kiện ngoại cảnh. Trong thời kì sinh trưởng sinh thực của cây nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độẩm... thích hợp thì số gié, số hoa phân hóa nhiều và cho số hạt nhiều.

Các giống lúa trong thí nghiệm có số hạt trên bông dao động từ 168,1 – 185,1 hạt/bông. Trong đó giống Thịnh Dụ 11 có số hạt trên bông cao nhất (185,1 hạt/bông) cao hơn đối chứng là 104,9%. Tiếp theo là giống Du ưu 600 có số hạt trên bông (181,4 hạt/bông) cao hơn đối chứng 102,9%, sau đó là giống N.ưu 89 (179,4 hạt/bông). Giống có số hạt trên bông thấp nhất là giống Qưu số 1 (168,1 hạt/bông), thấp hơn đối chứng là 104,8%, giống D.ưu 527 có số hạt/bông (172,5 hạt/bông), giống PHB 71 (174,7 hạt/bông). Giống đối chứng có số hạt/bông (176,3 hạt/bông).

Như vậy giống Thịnh Dụ 11 có số hạt/bông cao hơn giống đối chứng và giống Q.ưu 1 có số hạt/bông thấp hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

+ Tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc của các giống phụ thuộc chủ yếu điều kiện ngoại cảnh lúc phân hóa đòng và giai đoạn trỗ. Trong giai đoạn phân hóa đòng và trỗ nếu gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì tỷ lệ hạt chắc cao và ngược lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Trong đó giống có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là giống D.ưu 527 (84,0%), sau đó là giống N.ưu 89 (83,4%), Thịnh Dụ 11 (83,2%). Giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là giống Q.ưu 1 có tỷ lệ hạt chắc (77,6%). Các giống còn lại có tỷ lệ hạt chắc từ 80,4% - 82,8%. Giống đối chứng có tỷ lệ hạt chắc là 81,7%.

+ Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống, vì thếđây cũng là đặc điểm để phân loại giống. Kết quả cân đo khối lượng 1000 hạt toàn bộ các giống lúa tham gia thí nghiệm cho thấy: các giống lúa tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt biến động từ 26,8 - 27,6 g. So với giống đối chứng và giữa các giống với nhau thì khối lượng 1000 hạt giữa các giống chênh lệch nhau không nhiều. Sự sai khác giữa các giống không ở mức có ý nghĩa.

+ Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu nói lên khả năng cho năng suất trên đồng ruộng của giống. Nói cách khác, năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất cao nhất có thểđạt được của một giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể, nếu mọi điều kiện môi trường được đáp ứng một cách tối ưu.

Biết được tiềm năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cho phép chúng ta có cơ sởđể xây dựng một quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống.

Năng suất lý thuyết của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 69,6 - 87,1 tạ/ha. Trong đó giống có NSLT cao nhất là giống Thịnh Dụ 11 (87,1 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng là 9,1 tạ/ha, sau đó là giống D.ưu 600 (84,9 tạ/ha), N.ưu 89 (80,2 tạ/ha). Giống có NSLT thấp nhất là giống Q.ưu 1 (69,6 tạ/ha) thấp hơn giống đối chứng là 8,4 tạ/ha. Các giống còn lại có NSLT tương đương nhau và thấp hơn đối chứng. Giống đối chứng có NSLT (78,0 tạ/ha).

+ Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được từ đồng ruộng, năng suất thực thu là tổng hợp của các yếu tố như: giống, phân bón, biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh. Năng suất thực thu thường thấp hơn năng suất lý thuyết. Mức độ chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm thu hoạch, quá trình vận chuyển, tuốt phơi, bảo quản... Đây là mục tiêu cuối cùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 quan trọng nhất của nhà làm nông nghiệp, nó cho biết giống đó tốt hay xấu. Kết quả thí nghiệm được chúng tôi trình bày qua bảng 3.9.

NSTT của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 64,7 - 73,5 tạ/ha, trong đó 3 giống có NSTT cao là giống Du ưu 600 (73,5 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng là 6,0 tạ/ha, tiếp theo là giống Thịnh Dụ 11 có NSTT (72,9 tạ/ha), giống N.ưu 89 có NSTT (71,3 tạ/ha). Giống có NSTT thấp nhất là giống D.ưu 527 (64,7 tạ/ha), thấp hơn đối chứng là 2,2 tạ/ha. Giống đối chứng có NSTT (67,5 tạ/ha).

Như vậy qua kết quả thí nghiệm cho thấy các giống Du ưu 600, Thịnh dụ 11, là các giống có tiềm năng cho năng suất cao và cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh (Trang 53 - 57)