- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc
d/ Các chỉ tiêu về năng suất.
3.1.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa
Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa sinh trưởng thuận lợi, phát huy hết tiềm năng vốn có của giống. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiẹm được thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính
STT Tên giống Các loại sâu bệnh hại chính Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh khô vằn Bệnh đạo ôn Bệnh bạc lá 1 Thịnh Dụ 11 0 1 0 1 0 2 Syn 6 1 0 1 1 0 3 Du ưu 600 0 0 0 3 0 4 N.ưu 89 0 1 0 1 0 5 Q.ưu 1 0 0 1 1 0 6 PHB 71 1 1 0 3 0 7 D.ưu 527 1 0 0 1 0 8 Nhịưu 838 (ĐC) 0 3 0 1 0
Qua bảng 3.8 cho thấy mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa trong thí nghiệm tương đối thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 nhưng có ba loại sâu hại chính gây hại nặng và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống lúa thí nghiệm.
+ Sâu cuốn lá: Do được theo dõi và phòng trừ kịp thời cho nên mức độ gây hại của sâu cuốn lá lúa đều thấp ởđiểm 1, đặc biệt trên một số giống không thấy sâu cuốn lá gây hại như: Giống Du ưu 600, Syn 6, Q.ưu 1, D.ưu 527. Giống bị sâu cuốn lá nặng nhất là giống đối chứng (điểm 3). Các giống còn lại đều ở điểm 1.
+ Sâu đục thân: Đối với sâu đục thân là đối tượng gây hại nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Qua bảng 3.8 cho thấy mức độ gây hại thấp chỉ xuất hiện trên một số giống như: Syn 6, D.ưu 527, PHB 71 đều ở mức thấp (điểm 1). Còn lại các giống khác đều không bị sâu đục thân gây hại.
+ Rầy nâu: Qua theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của rầy nâu cho thấy mức độ gây hại của rầy nâu của các giống trong thí nghiệm là thấp, trên nhiều giống không thấy xuất hiện, chỉ xuất hiện trên một số giống như: giống N.ưu 89 và giống đối chứng nhưng đều ở mức thấp (điểm 1).
Về bệnh: Đối với các giống lúa hiện nay tiêu chí đánh giá quan trọng nhất để đưa vào cơ cấu giống lúa là kháng được bệnh bạc lá. Qua theo dõi tình hình phát sinh của bệnh bạc lá thì cho thấy bệnh bạc lá không xuất hiện.
+ Bệnh đạo ôn: Qua theo dõi tình hình phát sinh phát triển bệnh đạo ôn thì chúng tôi nhận thấy bệnh đạo ôn gây hại trên một số giống, do điều kiện khí hậu ở vụ Xuân thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển như độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Bệnh xuất hiện ở thời kì lúa đứng cái làm đòng trên tất cả các giống ởđiểm 1 - 3, trong đó hai giống nặng nhất (điểm 3) là giống Du ưu 600 và PHB 71. Còn lại các giống khác đều (điểm 1).
+ Bệnh khô vằn: xuất hiện vào thời kì lúa trỗ cho đến khi thu hoạch, chỉ xuất hiện trên một số giống như: Syn 6 và Q.ưu 1 (điểm 1). Còn lại các giống khác không thấy xuất hiện bệnh.