- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc
d/ Các chỉ tiêu về năng suất.
3.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi gieo hạt đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, thời vụ.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta bố trí thâm canh tăng vụ, xây dựng chếđộ luân cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Qua quá trình theo dõi về thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm, kết quảđược trình bày qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa (ngày) STT Tên giống Gieo
đến cấy Cấy đến KTĐN KTĐN đến KT trỗ KT Trỗ đến chín Tổng TGST 1 Thịnh Dụ 11 35 52 34 30 149 2 Syn 6 35 47 30 29 139 3 Du ưu 600 35 46 30 29 138 4 N.ưu 89 35 47 31 28 139 5 Q.ưu 1 35 45 30 29 137 6 PHB 71 35 53 34 30 150 7 D.ưu 527 35 49 32 29 143 8 Nhị ưu 838 (Đ/C) 35 47 31 29 140
Ghi chú:TGST: Thời gian sinh trưởng; KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh
+ Thời gian từ cấy đến KTĐN : Các giống có thời gian từ cấy đến KTĐN dao động từ 45 - 53 ngày. Giống N.ưu 89 và giống Syn 6 có thời gian từ cấy đến KTĐN cùng với giống đối chứng là 47 ngày, hai giống có thời gian từ cấy đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 KTĐN sớm hơn đối chứng là Q.ưu 1 (45 ngày) và Du.ưu 600 (46 ngày). Các giống có thời gian từ cấy đến KTĐN chậm hơn đối chứng là D.ưu 527 (49 ngày), Thịnh Dụ 11 (52 ngày) và PHB 71 (53 ngày).
+ Thời gian từ KTĐN đến KT trỗ: thời gian này phụ thuộc vào đặc điểm của giống, phụ thuộc vào thời vụ và kĩ thuật thâm canh. Các giống có thời gian từ KTĐN đến KT trỗ dao động từ 30 - 34 ngày. Trong đó, giống có thời gian từ KTĐN đến KT trỗ ngắn nhất là giống Q.ưu 1, Du ưu 600, Syn 6 (30 ngày) ngắn hơn giống đối chứng là 1 ngày, sau đó là giống D.ưu 527 (31 ngày). Hai giống có thời gian từ cấy đến trỗ dài nhất là giống Thịnh dụ 11 và giống PHB 71 (34 ngày), giống N.ưu 89 và giống đối chứng có thời gian từ cấy đến trỗ (31 ngày).
+ Thời gian từ KT trỗ đến chín: hai giống Thịnh Dụ 11 và PHB 71 có thời gian từ KT trỗ đến chín dài hơn giống đối chứng 1 ngày (30 ngày), giống có thời gian từ KT trỗ đến chín ngắn hơn giống đối chứng là N.ưu 89 (28 ngày), các giống còn lại có thời gian từ KT trỗ đến chín tương đương với giống đối chứng là 29 ngày.
+ Tổng thời gian sinh trưởng: thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, điều kiện ngoại cảnh và chếđộ chăm sóc. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy trong cùng một điều kiện chăm sóc và thời vụ thì các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau là do đặc điểm di truyền của giống. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống PHB 71 (150 ngày) và giống Thịnh dụ 11 (149 ngày) dài hơn giống đối chứng là 9 đến 10 ngày, tiếp theo là giống D.ưu 527 có TGST (143 ngày), hai giống N.ưu 89 và giống Syn 6 có TGST (139 ngày), giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống Q.ưu 1 có TGST (137 ngày) ngắn hơn giống đối chứng là 3 ngày. Giống đối chứng có thời gian sinh trưởng (140 ngày).