- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du Bắc
d/ Các chỉ tiêu về năng suất.
3.1.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa
Động thái đẻ nhánh và tốc độđẻ nhánh của các giống thể hiện khả năng sinh trưởng của giống, nó liên quan đến quá trình hình thành bông và năng suất sau này. Những giống có khả năng đẻ nhánh cao là kết quả của sự thích nghi với điều kiện khí hậu và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Theo dõi chỉ tiêu này giúp ta biết được nhu cầu dinh dưỡng của giống ở các thời điểm khác nhau trong qua trình sinh trưởng phát triển.
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa còn phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền của giống nhưng cũng luôn bị ảnh hưởng rất rõ bởi các điều kiện ngoại cảnh như: tuổi mạ khi cấy, nhiệt độ, chếđộ tưới nước, bón phân… Một đặc điểm nổi bật của quần thể lúa là khả năng tự điều tiết mật độ trong quá trình sinh trưởng, phát triển nhờ đặc tính đẻ nhánh. Vì vậy, mật độ cấy ban đầu, cách cấy, lượng phân bón và cách bón cũng là các yếu tố tác động mạnh đến đặc điểm đẻ nhánh của cây lúa.
Kết quả theo dõi khả năng đẻ nhánh của các giống trong thí nghiệm được trình bầy qua bảng 3.3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (nhánh/khóm) STT Tên giống Tuần theo dõi sau cấy
3 4 5 6 7 8 9 NHH 1 Thịnh Dụ 11 2,4 2,7 5,0 6,8 7,4 7,0 5,8 4,7 2 Syn 6 2,2 2,7 5,3 7,0 7,5 7,0 5,4 4,5 3 Du ưu 600 2,4 3,0 5,5 7,0 7,6 6,9 5,6 4,7 4 N.ưu 89 2,2 2,5 5,1 6,8 7,2 6,6 5,7 4,5 5 Q.ưu 1 2,4 2,6 5,2 7,3 7,7 6,8 7,7 4,5 6 PHB 71 2,3 3,1 5,4 7,3 8,1 7,0 5,1 4,4 7 D.ưu 527 2,0 2,4 5,0 6,7 7,3 6,6 6,6 4,2 8 Nhị ưu 838 (Đ/C) 2,3 2,8 5,2 6,9 7,2 6,6 5,5 4,5 LSD0,05 0,49 CV% 6,9
Ghi chú: NHH: nhánh hữu hiệu
Qua bảng 3.3: cho chúng ta thấy khả năng đẻ nhánh của các giống lúa trong thí nghiệm chênh lệch nhau không đáng kể. Do các giống lúa khi cấy gặp rét, cấy mạ già đã được 35 ngày tuổi cho nên khả năng đẻ nhánh kém.
Qua theo dõi khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm cho thấy số nhánh đẻ tối đa của các giống dao động từ 7,2 - 8,1 nhánh, trong đó giống có số nhánh tối đa cao nhất là giống PHB 71 (8,1 nhánh) cao hơn giống đối chứng là 0,9 nhánh, tiếp theo là giống Q.ưu 1 (7,7 nhánh). Giống có số nhánh đẻ tối đa thấp nhất là giống N.ưu 89 và tương đương với giống đối chứng (7,2 nhánh). Các giống còn lại có số nhánh tối đa 7,3 - 7,6 nhánh.
Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm tăng cao nhất ở giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 sau cấy, trong đó khả năng đẻ nhánh tăng cao nhất là ở giai đoạn từ tuần thứ 7 sau cấy. Các nhánh đẻ trong thời kì này hầu hết sau này đều trở thành nhánh hữu hiệu. khả năng đẻ nhánh chậm nhất là ở thời kỳ từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 9 sau khi cấy, thời kỳ này cây lúa đang trong quá trình làm đòng các chất dinh dưỡng được tập trung cho quá trình nuôi đòng, một số nhánh trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 thời kỳ này đã bắt đầu lụi đi do không còn đủ chất dinh dưỡng.
Qua theo dõi quá trình đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của các giống giúp chúng ta có các biện pháp chăm sóc hợp lý hơn. Những giống có khả năng đẻ nhánh cao thì cấy với mật độ thấp, còn giống có khả năng đẻ nhánh thấp thì cấy với mật độ cao. Những giống đẻ nhánh sớm tập trung thì cần bón phân sớm chia làm ít lần để bón, còn những giống đẻ không tập trung và đẻ muộn thì cần bón chia làm nhiều lần.