Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 96)

trang tri huyn Quc Oai

4.4.2.1 Giải pháp chung *Về tổ chức hệ thống:

Việc phân công nhiệm vụ của các phòng ban ở huyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ. Do vậy cần củng cố tổ chức phân công nội dung phụ trách cho từng thành viên được phòng phân công. Đối với cấp xã cần phân công rõ trách nhiệm với cá nhân cán bộ xã chịu trách nhiệm chính tiếp nhận, triển khai, theo dõi quá trình thực hiện chính sách phát triển KTTT là rất cần thiết nhất là đối với các xã tập trung nhiều trang trại.

* Về kinh phí xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

- Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, làm mới các tuyến đường liên xã, liên thôn, xây dựng các tuyến đường tới khu trang trại để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 hóa, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các sơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm...xây dựng thêm một số công trình mới, hoàn thiện và bê tông hóa mạng lưới kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong vùng.

- Bên cạnh đó,tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, đài truyển thanh, nhà văn hóa đến các xã giúp cho các trang trại phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

* Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai tuy mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã có những tác động tích cực về kinh tế - xã hội như thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung, tạo thêm việc làm, tăng hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện...Tuy nhiên việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương. Để các trang trại và các hộ có nhu cầu chuyển đổi mục đích sản xuất trang trại nắm bắt và thực hiện đúng các chính sách, các cấp chính quyền cần:

Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động trong các trang trại thông qua việc hướng dẫn các trang trại ký kết hợp đồng thuê mướn lao động để bảo vệ quyền lợi cho người thuê lao động và người làm thuê.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn để hạn chế, loại bỏ các loại vật tư đầu vào kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng ảnh hưởng tới chủ trang trại.

4.4.2.2 Thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển trang trại

Triển khai tuyên truyền và thực hiện Luật Đất đai năm 2013, cụ thể là Hướng dẫn số 279/HD-UBND ngày 31/3/2015 của UBND huyện Quốc Oai về trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án chuyển đổi cơ cấu cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại. Nâng cao và thống nhất nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân về vị thế, vai trò và xu thế phát triển của kinh tế trang trại.

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ trang trại về những ưu việt của chính sách phát triển KTTT, tập trung vào các chính sách vốn, đất đai, hướng dẫn các thủ tục, trình tự, thời gian, nội dung thực hiện. Mở thêm các lớp tập huấn xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm chủ trang trại, tập trung vào các kiến thức kỹ năng quản lý, thông tin thị trường, các tiến bộ kỹ thuật mới.

4.4.2.3 Tăng cường triển khai chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại

Từ thực trạng thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận trạng trại ở huyện Quốc Oai, ta thấy, tỷ lệ trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại tăng lên liên tục trong 3 năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp. Qua điều tra, tỷ lệ trang trại chưa đăng kí và đang chờ kết quả là chiếm đa số. Như vậy, để các trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, huyện Quốc Oai cần tăng cường thông tin tuyên truyên, triển khai các thông tin về chính sách chứng nhận trang trại tới các chủ trang trại, đồng thời hướng dẫn các chủ trang trại trình tự thực hiện và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Khi cơ quan nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trang trại thì cần có kế hoạch tổ chức xác minh, thực hiện chính sách nhanh gọn, đúng đối tượng và có kết quả trả lời người dân theo quy định.

Thúc đẩy nhanh quá trình cấp, thay đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại nhằm thừa nhận tính pháp lý của trang trại. Giấy chứng nhận kinh tế trang trại là để hộ gia đình cá nhân sản xuất kinh doanh đạt tiêu chí trang trại được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và giao dịch với các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của trang trại được thuận lợi. Việc cấp giấy cũng cần có thủ tục đơn giản hơn không chỉ đối với các trang trại đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn đối với trang trại có đất thuê, đất được cấp hoặc đất đấu thầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Triển khai thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại cần kết hợp với các chính sách đất đai, chính sách tín dụng và công tác tập huấn, đào tạo hàng năm.

4.4.2.4 Đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đai

Cần có quy hoạch đất đai cụ thể cho từng vùng sản xuất đểđịnh hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng. Quy hoạch phải gắn liền với khả năng phát triển của từng loại hình trang trại đồng thời phải xác định quy mô đất đai cho từng vùng phát triển loại hình trang trại một cách hợp lý. Tập trung phát triển trang trại trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao kết hợp chăn nuôi ở các xã vùng ven sông Đáy như Đồng Quang, Sài Sơn, Đại Thành; phát triển trang trại chăn nuôi ở các xã vùng Bán sơn địa gồm Phú Cát, Đông Xuân, Phú Mãn; quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa hiệu quả thấp, đất trũng, đất ngoài sông sang phát triển trang trại chăn nuôi kết hợp lúa- cá.

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện, quy hoạch nông nghiệp, thủy sản. Coi trọng quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đi đôi với bảo vệ môi trường, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún: Việc khắc phục tình trạng đất manh mún của các nông hộ sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung và là tiền đề để chuyển từ hộ lên phát triển trang trại. Tiếp tục thực hiện vận động dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho việc tích tụ đất để phát triển kinh tế trang trại. Đẩy mạnh việc giao đất, đối với diện tích đất được giao, thuê đấu thầu cần phải được nâng thời gian thuê, thầu, trên cơ sở xem xét diện tích tính pháp lý thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại.

Các cấp chính quyền cần khẩn trương vào cuộc tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm định phê duyệt các dự án trang trại chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từđất lúa sang đất làm chuồng trại chăn nuôi. Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các chủ trang trại chưa có quyền sử dụng đất, cụ thể là sổ đỏ để họ an tâm sản xuất và tiện lợi cho việc thế chấp vay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 vốn ngân hàng. Từđó họ mới có thể yên tâm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả và cũng tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý đất đai. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận đất đai cho các trang trại được hình thành từ nhiều nguồn đất khác nhau: nhận khoán, thuê mướn, chuyển nhượng (thực chất là manh mún), đấu thầu thêm, khai hoang...Việc hợp pháp hóa quyền sử dụng đất đai của trang trại là vấn đề bức xúc để các trang trại yên tâm kinh doanh lâu dài. Đó cũng là tiền đề cần thiết để các trang trại bố trí quy hoạch sản xuất.

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể và phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp để trên cơ sở đó các trang trại xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương. Giám sát, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất giữa các địa phương, tổ chức và chủ trang trại. Cần phát hiện sớm các dự án giả để thu hồi đất và giao cho những người cần hơn. Tránh tình trạng cán bộđịa phương dựa vào chức quyền đầu cơđất đai. Không chỉ có vậy, về việc giám sát tình hình sử dụng đất của trang trại tại địa bàn nên có quy định cụ thể về trách nhiệm đối với từng cấp, chức danh như vậy sẽđề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, tránh trang trại sử dụng đất sai mục đích.

4.4.2.4 Tăng cường tiếp cận chính sách vốn, tín dụng

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai là rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Thực tế hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để sản xuất. Vần đềđặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn cho trang trại, đảm bảo cho các trang trại phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải:

Chính sách tín dụng cho vay phát triển trang trại rất ưu việt. Theo quy định vay vốn theo Nghị định 41 của Chính phủ, trang trại được vay vốn không phải thế chấp lên tới 50 triệu đồng. Tuy nhiên việc này rất khó thực hiện, các tổ chức tín dụng vẫn yêu cầu các giấy tờ liên quan để thế chấp. Vì vậy, thủ tục vay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 cần đơn giản, rõ ràng, thời gian vay cần phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho trang trại có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi; kiểm tra hướng dẫn các trang trại sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Chủ trang trại căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh để lập các dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho trang trại vay vốn. Trên cơ sở đó Ngân hàng tiến hành cho các trang trại vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường sự liên kết theo chuỗi từ doanh nghiệp cung cấp thức ăn, vật tư đầu vào đến các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. việc này giảm áp lực về vốn cho chủ trang trại, giúp trang trại tập trung đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Cần có chính sách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo lập trang trại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức như: hợp tác xã tín dụng, vay vốn của các tổ chức hội nông dân, hội phụ nữ. Về công tác tín dụng, các ngân hàng thương mại cần tích cực, chủ động cùng với chủ trang trại linh hoạt về thời hạn và lãi suất dựa trên phương án đầu tư của chủ trang trại và khả năng tài chính của ngân hàng thương mại, để từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn cho phát triển trang trại.

4.4.2.5 Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận tiến bộ khoa học cho chủ trang trại.

Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại ở Quốc Oai đang phát triển, tuy nhiên các chủ trang trại lại có trình độ chuyện môn thấp, tỷ lệ số người chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng tiếp cận các chính sách cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại ở Quốc Oai cần chú trọng đầu tư nâng cao trình độ kĩ thuật và trình độ quản lý cho các chủ trang trại, đồng thời cần tập huấn cho các cá nhân, chủ hộ có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại.

Để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở nhu cầu, từ huyện đến các xã thì cần xây dựng kế hoạch mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 quản lý cho các chủ trang trại, nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật sản xuất, quản lý tiêp cận thị trường cho chủ trang trại; đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn ở một sốđịa phương nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại tham gia học tập gắn lý thuyết với thực hành phù hợp với thực tế. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại. Nội dung đào tạo gồm các kiến thức về quản trị kinh doanh, định hướng sản xuất kinh doanh, sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm...hình thức đào tạo phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của các đối tượng như đào tạo tập trung tại cơ sở, nhà trường, viện nghiên cứu...Kinh phí đào tạo cần có sự hỗ trợ của Nhà cước và sựđóng góp của các trang trại. Đa số các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, cần phải đào tạo cho họ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn bằng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm...đặc biệt chú trọng hình thức tập huấn tại chỗ ngắn hạn. Mặt khác chính quyền cần chủđộng trong việc in ấn các tài liệu về kỹ thuật, phổ biến rộng rãi cho các trang trại trong huyện và có các chính sách khuyến khích trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Các tổ chức khuyến nông, hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể...cần phải giúp đỡ và hỗ trợ các trang trại đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợđể các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qúa trình nghiên cứu và thực hiện đề tài "Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội" cho thấy việc thực hiện chính sách phát triển trang trại tại huyện Quốc Oai có vai trò quan

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 96)