Chính sách phát triển trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản , nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô thích hợp, Luật đất đai năm 1983 và Nghịđịnh 64/CP ngày 27/9/1993 cũng phát triển đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó, nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Năm 2000, Chi phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Theo số liệu điều tra khảo sát của các địa phương dựa vào hướng dẫn về tiêu chí nhận dạng trang trại của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn . Đầu năm 2000, nước ta có khoảng trên 113.000 trang trại tập trung chủ yếuở đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía bắc (Nguyễn Điền, 2004).

Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại:

- Với các tỉnh phía bắc, bình quân đất sản xuất của mỗi trang trại trên 2 - 4 ha chiếm 56%, từ trên 4 - 10 ha chiếm 38.3%, 10 - 30 ha chiếm 0,6 %, chưa có trang trại nào đến vài trăm ha.

- Với các tỉnh phía nam, đất sản xuất bình quân của một trang trại ở Gia Lai là 4,29 ha, Đắc Lắc 6,3 ha, Bình Dương 10ha, Bình Định 8 ha, Quảng Nam 2 ha, Bình thuận 7 - 8 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 2 ha, ước tính đất bình quân của một trang trại Miền nam là 8 - 10 ha (Nguyễn Điền, 2004).

Như vậy đất canh tác sản xuất nông lâm nghiệp của các tỉnh mỉn bắc là thấp hơn các tỉnh phía nam. Nói chung thì theo đỉu tra kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các vùng trung du, miền núi, ven biển đó là những nơi có tiềm năng đất đai lớn.

Vốn đầu tư của trang trại:

Theo các tài liệu nghiên cứu đỉu tra, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn viện kinh tế nông nghiệp của các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thì vốn đầu tư cho trang trại của các tỉnh phía bắc là khoảng từ 50 - 80 triệu đồng. ở các tỉnh phía nam vốn đầu tư lớn hơn ít nhất khoảng 50triệu đồng cao nhất là 4 tỷ đồng. Bình Dương bình quân một trang trại là 250 triệu đồng. Đáng chú ý là nguồn vốn tự có trên 81%, vốn vay ngân hàng từ 3 - 5% vốn vay của chương trình (ngoài chương trình 327 nếu có) không đáng kể còn lại vay các nguồn khác (Nguyễn Điền, 2004).

2.2.3 Kinh nghim thc hin các chính sách trong phát tin trang tri mt s huyn trên địa bàn thành ph Hà Ni

Huyện Chương Mỹ

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có tổng số: 281 trang trại; trong đó có 242 trang trại chăn nuôi, 24 trang trại tổng hợp, 14 trang trại thuỷ sản, 01 trang trại lâm nghiệp (UBND huyện Chương Mỹ, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Thực hiện Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016, trên địa bàn huyện Chương Mỹđã có một số chủ hộ được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Hàng năm UBND huyện đều phân bổ ngân sách cho sự nghiệp khuyến nông xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra các chủ hộ còn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh một số cây trồng, vật nuôi theo các chương trình, dự án của các Chi cục, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội tổ chức.

Đa số các chủ trang trại đều mạnh rạn đầu tư khoa học kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc trang thiết vào sản xuất nhất là các trang trại chăn nuôi nhằm bị hạn chế rủi ro trong sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học về cây, con giống mới đưa vào sản xuất, 160/281chủ trang trại đã được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…..Đã có sự liên kết giữa các chủ trang trại với một số công ty trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhất là tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam theo hình thức gia công. Chủ trang trại có trách nhiệm đầu tư phần chuồng trại, đường giao thông và các công trình phụ trợ (hệ thống làm mát, quạt hút gió…) công trình hạ tầng kỹ thuật, công nhân, người quản lý theo đúng yêu cầu của Công ty. Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, vacxin phòng dịch bệnh, kỹ thuật…và bao tiêu toàn bộđầu ra của sản phẩm.

Nhận xét:

Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có đường Quốc lộ 6 đi qua. Những năm qua trang trại của Huyện tăng nhanh về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Đạt được kết quả đó là do Huyện đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai và giao thông thuận lợi. UBND huyện đã sớm ban hành hướng dẫn các chủ trang trại làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, Huyện tạo điều kiện, khuyến khích để doanh nghiệp và các chủ trang trại hợp tác liên kết từ khâu xây dựng chuồng trại đến bao tiêu sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Huyện Đan Phượng

Thực hiện Chương trình số 12-CTr/HU ngày 12/10/2011 của Huyện uỷ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống của nông dân giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 05-CTr/HU ngày 07/4/2011 của Huyện uỷ vềđẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghệ cao, sinh thái bền vững giai đoạn 2011-2015. Từ năm 2012 đến năm 2014, UBND huyện đã phê duyệt 14 dự án trang trại, phát triển sản xuất hoa, rau an toàn, lúa - cá quy mô 5 ha trở lên với tổng diện tích 144,7 ha, đã thực hiện chuyển đổi sản xuất tính đến nay đạt 146 ha. Trong đó, có dự án sản xuất hoa ly 50 ha ở xã Hạ Mỗ, giá trị thu nhập vẫn giữở mức cao đạt gần 1 tỷđồng/ha/vụ. Ngoài những vùng dự án, nhiều xã đã chuyển đổi đất lúa hoặc đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, chuối và một số cây có giá trị kinh tế khác theo quy hoạch, kế hoạch nhằm tăng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, nâng tổng diện tích chuyển đổi quy mô tập trung trên 1 ha được 951,69 ha trong đó tổng diện tích chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch là 543,6ha, diện tích chuyển đổi theo dự án là 408,09 ha; Chia ra theo loại cây trồng: hoa 328,35 ha, rau 116,36 ha, lúa - cá 27,51ha, chuối 165,26 ha, đu đủ 77,55 ha, dong riềng, măng và cây thuốc 59,96 ha; bưởi, cam canh, phật thủ, táo 174,7 ha (UBND huyện Đan Phượng, 2014).

Nhận xét:

Huyện Đan Phượng là một trong các huyện điển hình của thành phố Hà Nội về việc đầu tư hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mà điển hình là mô hình chuyển đổi từ đất lúa sang trồng hoa ly ở xã Hạ Mỗ, đến nay đã hình thành một vùng trồng hoa tập trung trên 50 ha. Một số kinh nghiệm rút ra:

- Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm cao của chính quyền địa phương từ Huyện tới xã và sựđồng thuận của người dân, doanh nghiệp.

- UBND huyện đã vận dụng chính sách hiệu quả nguồn ngân sách hỗ trợ của Thành phố theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố về quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016, UBND huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp trong 2 năm 2012-2013 tổng số 130 tuyến đường trục chính nội đồng, chiều dài 74,2 km.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)