Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 57 - 88)

Công tác thông tin tuyên truyền là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác thực hiện chính sách. Hoạt động thông tin tuyên truyền có thể giúp các chủ trang trại nắm bắt được thông tin về chính sách phát triển trang trại qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội. Các thông tin về định mức, đối tượng, thủ tục để được hỗ trợđối với người sản xuất khi họ tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, truyền nghề, tham quan xây dựng và nhân rộng mô hình sẽ thông qua công tác thông tin tuyên truyền mà được phổ biến rộng rãi. để thực hiện tốt công tác này phòng Kinh tế huyện Quốc Oai kết hợp song song việc giảng dạy trên lớp, cấp phát tài liệu với phát các bản tin trên đài phát thanh huyện, đài phát thanh các xã, đi học tập mô hình giỏi. Mục tiêu là tuyên truyền tốt những chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những định hướng của ngành nông nghiệp trong những năm tiếp theo. Các tin, bài phát đều có chất lượng tốt, đã qua sự kiểm duyệt của UBND các xã. Tất cả các tin bài đều được phát hai lần để chủ trang trại, nông dân có điều kiện tiếp thu. Việc sử dụng nhạc hiệu trước khi phát trên đài được sử dụng đúng quy định. Chuyên mục nông nghiệp, nông thôn phát trên đài huyện được nhiều độc giả quan tâm. Nhiều độc giả đến xin nội dung về nghiên cứu. Các đài phát tin đều vào sổ theo dõi hàng tháng bằng bản photocopy. Các bài có nội dung tuyên truyền cao được phòng Kinh tế chuyển cho các đài trong huyện phát lại để mở rộng phạm vi tuyên truyền. Công tác thông tin tuyên truyền quan trọng nhưng để thực hiện tốt chính sách có hiệu quả cao nhất thì cần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động khác như: đào tạo, tập huấn, tham quan hội thảo, xây dựng mô hình…

Tình hình phổ biến các chính sách phát triển trang trại đến cơ sở chính sách phát triển trang trại được triển khai trên địa bàn xã được phổ biến từ Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội thông qua phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, giúp cho công tác tuyên truyền tới tận chủ trang trại được đồng bộ và dễ dàng.

Cụ thể, chính sách phát triển trang trại phổ biến tới các xã sẽđược đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách ởđây tuyên truyền phổ biến tới các chủ trang trại qua các kênh thông tin tuyên truyền, đồng thời triển khai lập kế hoạch thực hiện thu hút các nguồn lực (nhân lực, vật lực). Trong phạm vi đề tài này, em nghiên cứu công tác phổ biến tuyên truyền và triển khai chính sách phát triển trang trại tập trung vào 4 chính sách: Chính sách cấp Giấy chứng nhận trang trại, Chính sách đất đai, tín dụng và khoa học công nghệ.

Sơđồ 4.2. Các bước triển khai chính sách phát triển trang trại ở huyện Quốc Oai Lập kế hoạch triển khai thực hiện Tuyên truyền phổ biến chính sách 1/ Chính sách cấp giấy chứng nhận KTTT 2/ Chính sách đất đai 3/ Chính sách vay vốn 4/ Chính sách khoa học và công nghệ Tổ chức triển khai thực hiện chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Khi đi sâu nghiên cứu hơn, em nhận thấy các chính sách phát triển trang trại ở các xã chủ yếu được triển khai từ phòng Kinh tế xuống. Khi chính sách triển khai từ phòng Kinh tế Quốc Oai xuống, cán bộ xã giao bộ phận chuyên môn ở xã sẽ tiếp nhận và chuyển giao cho các trang trại tiếp tục triển khai. Các bước triển khai thực hiện chính sách được thực hiện theo sơđồ 4.3.

Phòng Kinh tế triển khai chính sách xuống cơ sở, các cán bộ phụ trách ở xã thông qua các tổ chức hội nông dân, chủ trang trại tiêu biểu để tuyên truyền sâu rộng về các chính sách phát triển trang trại được chính phủ ban hành. Quá trình phổ biến chính sách ở huyện bao gồm: Huyện đã triển khai phổ biến chính sách phát triển trang trại dưới nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, họp dân; qua loa đài truyền thanh các xã; qua các trưởng thôn, đội trưởng đội sản xuất, và đặc biệt là qua đội ngũ cán bộđịa chính xã, khuyến nông viên cơ sở, trưởng ban thú y. Triển khai thực hiện chính sách huy động sự tham gia của dân trong các hoạt động thực hiện chính sách phát triển trang trại trên địa bàn huyện. Chính sách phát triển trang trại được triển khai trên địa bàn huyện tập trung vào các chính sách cấp Giấy chứng nhận trang trại, Chính sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, hỗ trợ các mô hình nuôi lợn an toàn sinh học... Các mô hình được triển khai đúng quy trình và hiệu quả với sự kết hợp của hợp tác xã nông nghiệp. Khi nhận được các quyết định về xây dựng các mô hình hay triển khai tập huấn kĩ thuật cho bà con nông dân thì UBND các xã phối hợp cùng cán bộ phòng Kinh tế phổ biến về từng thôn. Các đồng chí trưởng thôn thông báo cho trang trại biết để người dân đến tham gia chương trình dưới sự giảng dạy của của các giảng viên. Với tình hình người sản xuất nông nghiệp tại huyện Quốc Oai như trên, khi đi sâu tìm hiểu tình hình nhận biết chính sách phát triển trang trại em nhận thấy có một số hộ sản xuất không hề biết về các chính sách phát triển trang trại, và một số hộ có nghe nói nhưng không quan tâm nội dung chính sách phát triển trang trại cũng như chưa từng tham gia đểđược hưởng hỗ trợ tại huyện. Cụ thểđược trình bày qua bảng 4.7. Qua bảng 4.7 ta thấy hầu hết chủ trang trại sản xuất nông nghiệp trong huyện đều biết được các chính sách phát triển trang trại triển khai trên địa bàn huyện (chiếm 92,7%), chỉ còn lại số người không biết tới chính sách phát triển trang trại (chiếm 7,3%). đây là những chủ trang trại quy mô nhỏ nằm ở những khu vực, vùng không tập trung phát triển trang trại cách xa khu vực trung tâm huyện, xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Bảng 4.7. Tình hình nhận biết chính sách phát triển trang trại của chủ trang trại

Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp Tổng SL (người) CC SL (người) CC SL (người) CC SL (người) CC SL (người) CC (%) (%) (%) (%) (%) I. Tình hình nhận biết về chính sách phát triển trang trại 1. Số trang trại biết được thông tin về chính sách PTTT Có biết 6 11,76 36 70,59 3 5,88 6 11,76 51 92,73 Không biết 1 25,00 2 50,00 1 25,00 - - 4 7,27 2. Số trang trại biết được nội dung của các chính sách PTTT Có biết 5 11,36 30 68,18 3 6,82 6 13,64 44 80,00 Không biết 2 18,18 6 54,55 1 9,09 2 18,18 11 20,00 3. Số trang trại tham gia trực tiếp vào các hoạt động triển khai chính sách PTTT Có tham gia 5 12,82 25 64,10 3 7,69 6 15,38 39 70,91 Chưa tham gia 2 12,50 8 50,00 2 12,50 4 25,00 16 29,09

II. Nguồn thông tin của chính sách đến với chủ trang trại

-Cán bộ chính quyền địa phương 4 14,29 19 67,86 2 7,14 3 10,71 28 50,91 -Cán bộ phòng Kinh tế, khuyến

nông 2 18,18 6 54,55 1 9,09 2 18,18 11 20,00

-Từ sinh hoạt nhóm/ hội 3 30,00 6 60,00 - - 1 10,00 10 18,18

-Tự tìm hiểu 1 16,67 4 66,67 - - 1 16,67 6 10,91

III. Phương thức tuyên truyền phổ biến chính sách đến chủ trang trại

-Đài phát thanh 4 8,16 36 73,47 2 4,08 7 14,29 49 89,09

-Họp 5 11,63 29 67,44 3 6,98 6 13,95 43 78,18

-Đọc văn bản 3 30,00 6 60,00 - - 1 10,00 10 18,18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Tuy nhiên, cũng có một số hộ biết về chính sách phát triển trang trại nhưng không quan tâm sâu tới nội dung của chính sách cũng như mức độ thụ hưởng, ưu đãi của nó dành cho sản xuất nông nghiệp của mình. Theo điều tra, có 11 trang trại (chiếm 20%) là không biết nội dung các chính sách phát triển trang trại. Tại Quốc Oai, chỉ có 44 chủ trang trại (chiếm 80,0%) là có tham gia trực tiếp vào các hoạt động hưởng lợi từ thực hiện chính sách phát triển trang trại, còn đến 16 hộ (chiếm 29,1%) chưa tham gia các phát triển trang trại. Nguyên nhân là do chỉ có những hộ là cán bộ xã hoặc hộ chăn nuôi lớn và một số hộ trồng trọt có quen biết với cán bộ phòng ở huyện, địa phương là có khả năng nắm rõ thông tin về lịch trình thực hiện của chính sách phát triển trang trại. Còn lại một số chủ trang trại chưa hiểu sâu nội dung thông tin về chính sách vì tâm lý e ngại, thủ tục đề nghịđược tiếp cận chính sách quá phức tạp, chi phí lớn. Như vậy, ta nhận thấy phần lớn chủ trang trại sản xuất nông nghiệp tại huyện đã được biết các thông tin về chính sách phát triển trang trại, chỉ có một phần nhỏ do e ngại, trang trại quy mô nhỏ thì có ít thông tin. điều này cũng dễ hiểu vì đối với người sản xuất điều gì mang lại lợi ích chính, thực sự cấp thiết thì sẽ được quan tâm sát sao hơn. để có thể phổ biến chính sách phát triển trang trại đến hầu hết người sản xuất nông nghiệp như thế là nhờ vào chính quyền cấp xã. Trong đó, thông tin về chính sách phát triển trang trại được phổ biến nhiều nhất qua cán bộ chính quyền địa phương, phổ biến được 28 hộ (chiếm 50,9%). Tiếp đến là cán bộ phòng kinh tế, khuyến nông, phổ biến được 11 hộ (chiếm 20,0%). Và 10 hộ chiếm 18,2% biết được thông tin qua sinh hoạt nhóm, hội. Còn lại 6 hộ phải tự tìm hiểu về chính sách phát triển trang trại (chiếm 10,9%), trong 6 hộ tự tìm hiểu này có 4 hộ không biết thông tin chính sách phát triển trang trại. Như vậy, Quốc Oai mới chỉ có 4 nguồn thông tin của chính sách đến với người dân. điều này khiến cho tình hình phổ biến chính sách chưa sâu rộng và toàn bộ. Trong thời gian tới cần thúc đẩy các nguồn thông tin hơn nữa và bổ sung các nguồn như cán bộ của dự án (chương trình) phát triển nông thôn tại địa phương, cán bộ của các doanh nghiệp kinh doanh đầu vào… để phổ biến chính sách phát triển trang trại đến với người dân, đội ngũ cán bộ chuyên môn phòng Kinh tế ở huyện Quốc Oai đã duy trì 3 phương thức tuyên truyền phổ biến chính sách là họp, đài phát thanh và đọc văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 bản. Trong đó đài phát thanh là phương thức đạt hiệu quả sâu rộng nhất là phổ biến tới 49 người dân (chiếm 89,1%). Kếđến là phương thức họp đã phổ biến tới 43 người dân (chiếm 78,2%). Trong mỗi cuộc họp giữa cán bộ chính quyền địa phương người dân đã được tiếp cận với thông tin trong các văn bản chính sách phát triển trang trại. Cuối cùng là phương thức đọc văn bản, còn có thêm một số nông dân có quan hệ họ hàng thân thích với đội ngũ cán bộ xã đã có cơ hội được đọc văn bản chính sách phát triển trang trại. Như vậy, với 3 phương thức tuyên truyền phổ biến đã được sử dụng nhưng có thể thấy chưa phải 100% người dân đã biết về chính sách phát triển trang trại chứ chưa nói tới hiểu được nội dung trong văn bản chính sách. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các phương thức tuyên truyền để có thể phổ biến chính sách phát triển trang trại sâu rộng tới người dân.

Công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại còn tồn tại một số bất cập sau:

+ Rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến phát triển trang trại, nhiều chính sách trùng lặp, chồng chéo dẫn đến khó cập nhật và khó thực hiện.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền, nên thiếu tính đồng bộ, mới chỉ dừng lại ở việc cơ quan nào thì tuyên truyền các văn bản của ngành do mình phụ trách.

+ Trình độ nhận thức, trình độ học vấn của người dân nói chung và của các chủ trang trại nói riêng còn hạn chế nên việc cập nhật thông tin và áp dụng thực hiện gặp nhiều khó khăn.

4.2.4 Tình hình thc hin chính sách cp Giy chng nhn kinh tế trang tri

Giấy chứng nhận KTTT là điều kiện cần cho trang trại thực thi các chính sách khác, là điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra thông tư số 27/2011/TT – BNN PTNT quy định về tiêu chí và cấp giấy chứng nhận trang trại. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có trách nhiệm chỉđạo, tổ chức triển khai thông tư này. UBND huyện có trách nhiệm cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận trang trại trên địa bàn huyện. UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ, cá nhận có nhu cầu, tiếp nhận hồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 sơ cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại, theo dõi tình hình sản xuất của các trang trại trên địa bàn…

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận KTTT là phòng Kinh tế huyện.

* Hồ sơđề nghị cấp mới giấy chứng nhận kinh tế trang trại gồm: - Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận KTTT của chủ trang trại

- Bản sao Giấy chứng nhận QSD đất hoặc Hợp đồng thuê đất thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình.

Thực hiện quy định tại Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 về việc cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại. Theo số liệu của phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, năm 2012 có 274 trang trại trên địa bàn trong đó số trang trại được cấp giấy là 18 trang trại. Toàn huyện trang trại trồng trọt, thủy sản là 3 thì chỉ có 1 trang trại được cấp giấy chứng nhận chiếm 33,3% tổng số các trang trại trồng trọt, thủy sản được cấp giấy, số trang trại chăn nuôi là 263 thì có 14 trang trại được cấp giấy chiếm 5,32%, số trang trại tổng hợp là 5 trang trại nhưng chỉ có 2 trang trại được cấp giấy chiếm 40,0%. Qua đây chúng ta có thể thấy số trang trại ở huyện được cấp giấy chứng nhận trang trại là rất ít. Qua 2 năm đến năm 2014 trên toàn huyện có 301 trang trại và đã có 115 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại trên toàn huyện, chiếm 42%, số trang trại trồng trọt là 6 nhưng chỉ có 3 trang trại được cấp giấy chiếm 50,0% tổng số trang trại trồng trọt được cấp giấy, số trang trại chăn nuôi là 283 trang trại có 104 số trang trại được cấp chiếm 36,75%, số trang trại thủy sản là 4 có 3 số trang trại được cấp giấy chiếm 75,0%.

Nhận xét : Số trang trại trên địa bàn huyện cũng không ngừng tăng lên và đồng thời số trang trại được cấp giấy tăng lên đáng kể, điều này có thể nói các cấp chính quyền từ huyện tới xã đã quan tâm phổ biến chính sách cấp giấy chứng nhận KTTT. Các chủ trang trại đã chủ động đăng ký làm hồ sơ thủ tục đểđược cấp cấp giấy, vì sau khi cấp giấy sẽ có nhiều ưu đãi được vay vốn từ ngân hàng….. Điều này càng chứng tỏ sự hiều biết của các chủ trang trại ngày càng được nâng cao, mạnh

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 57 - 88)