Đánh giá kết quả triển khai và thực hiện các chính sách phát

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

kinh tế trang tri huyn Quc Oai

Quốc Oai là một trong những huyện có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế trang trại là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao gia trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo thêm việc làm cho một lượng lao động nông nghiệp chưa có việc làm. Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua, huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định.

4.2.8.1 Kết quảđạt được

Trong giai đoạn 2012 – 2014, số lượng trang trại ở huyện Quốc Oai đã tăng lên. Năm 2012 là 274 trang trại, năm 2014 là 301 trang trại, tăng bình quân 4,81/%/năm, trong đó trang trại trồng trọt, tổng hợp, thủy sản tăng 3 trang trại, trang trại chăn nuôi tăng 20 trang trại. Quy mô trang trại cũng tăng theo, năm 2012, tổng diện tích trang trại là 238,15 ha, năm 2013 tổng diện tích trang trại là 260,24 ha, trong đó diện tích trồng trọt tăng lên 11,68 ha, diện tích chăn nuôi tăng lên 4,64 ha.

Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại đã được các cấp chính quyền và người dân huyện Quốc Oai quan tâm đặc biệt là sau khi thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng trang trại, mở rộng quy mô, đáp ứng được các tiêu chí về trang trại dẫn tới số lượng trang trại đạt tiêu chuẩn trang trại và số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại tăng lên. Các chủ trang trại và các chủ hộ có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại có thể tiếp cận chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như Ngân hàng NN & PTNT , Quỹ khuyến nông, Quỹ tín dụng nhân dân...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 Các chủ trang trại đã huy động đa dạng nguồn đất để mở rộng quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế trang trại, chính quyền các cấp huyện Quốc Oai đã tiến hành quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại. Diện tích trang trại của huyện đã không ngừng tăng.

Tình hình tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai đã cải biến, đa dạng nguồn vốn, có thể đáp ứng số lượng lớn người vay, góp phần tích cực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào sản xuất cho các trang trại, các nguồn vốn chính thống được chú trọng và đầu tư có hiệu quả.

Hoạt động triển khai các chính sách phát triển kinh tế trang trại đã được các cấp chính quyền chú ý, triển khai đúng theo quy định của nhà nước, đồng thời cũng thu hút được sự tiếp cận của các cá nhân, hộ gia đình... có ý chí vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Kết quả thu được từ quá trình phát triển trang trại có nhiều triển vọng, thu nhập của người lao động nông thôn tăng lên, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

4.2.8.2 Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại vẫn còn nhiều tồn tại:

Tuy số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, theo ý kiến đánh giá của các chủ trang trại, việc triển khai chính sách này vẫn còn chậm, chưa rõ ràng, sâu rộng nên tỷ lệ cao các trang trại chưa đăng kí cấp giấy chứng nhận trang trại, song song với đó là thủ tục cấp giấy chứng nhận vẫn còn phải chờđợi lâu.

Đất đai dành cho phát triển trang trại phần lớn vẫn còn nhỏ lẻ, đa số các trang trại phải tập hợp nguồn đất làm trang trại từ nhiều nguồn khác nhau, gây nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với đó là thủ tục, thời gian chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất khó khăn, tạo nên sự lo ngại cho các chủ trang trại trong việc mở rộng quy mô, đâu tư cơ sở vật chất.

Mặc dù nguồn vốn vay đa dạng nhưng nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước, Quỹ khuyến nông vẫn còn hạn chế về số lượng vốn được vay và số lượng người vay, đáp ứng vốn chậm...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Sơn địa), thiếu sự quy hoạch và đầu tư chưa đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thông thủy lợi, cơ sở chế biến, điện nước. Số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa tuy có tăng nhưng chưa cao, sản phẩm chủ yếu dưới dạng thô chưa qua chế biến, việc tiêu thụ sản phẩm phần lớn phải tự tìm kiếm thị trường hoặc thông qua trung gian, các trang trại chưa có hợp đồng trong việc mua đầu vào cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có một số trang trại liên kết tiêu thụ theo thợp đồng gia công với các công ty lớn.

Hiệu quả sản xuất chưa cao, do hiện nay nhiều trang trại sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ chưa quy hoạch, chưa dám chấp nhận rủi ro do đó chưa dám mạnh dạn đầu tư lớn, sản xuất còn mang tính bán công nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 88 - 90)