Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 33 - 46)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

3.1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình

Huyện Quốc Oai nằm ở khoảng giữa khu vực phía tây Hà Nội, giáp danh với tỉnh Hoà Bình. Cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây, huyện được giới hạn bởi: Phía Bắc giáp với huyện Thạch Thất; Phía Đông giáp huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp với huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Diện tích tự nhiên của huyện là 147 km2, chiếm 4,4% diện tích tự nhiên của Hà Nội. Quốc Oai vốn có những lợi thế nhất định về vị trí địa lý, đất đai: Không chỉ là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, mà còn thuộc phạm vi quy hoạch chuỗi đô thị lớn: Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, đã được Thủ tướng phê duyệt tại QĐ 372/QĐ - TTg.

3.1.2.2. Điều kiện khí hậu

Quốc Oai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình 25-350C, đây là mùa có nhiều mưa bão, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 16-220C.

Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng. Vùng đồng bằng ven sông phù hợp để canh tác cây nông nghiệp, vùng gò đồi có thể phát triển tốt các giống cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Đông Nam và gió Tây Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

3.1.2.3. Đặc điểm địa hình

Địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, lại bị chia cắt nhiều bởi sông ngòi nên khá phức tạp. Địa hình Quốc Oai được chia làm ba 3 vùng sinh thái khá rõ là: Vùng Bãi sông Đáy; vùng bán sơn địa và các xã miền núi. Hai con sông Đáy và sông Tích chảy song song trên địa bàn huyện cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc và một số cây khác.

3.1.2.4. Điều kiện thuỷ văn

Địa bàn huyện Quốc Oai có hai con sông lớn chảy qua: sông Đáy tiếp giáp phía Đông của huyện và sông Tích đi qua trung tâm huyện.

Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng. Sông có chiều dài 240 km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc khá lớn 1,7. Sông Đáy đoạn đi qua huyện Quốc Oai có chiều dài 15 km. Sông Tích bắt đầu từ núi Tản Viên (Ba Vì) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy vào sông Đáy tại Ba Thá, sông dài 91 km, diện tích lưu vực 1.330 km2 (phần phía bờ phải 910km2 và phần phía bờ trái 390km2 ). Lưu vực dài 75,5 km, rộng 17,6 km, độ cao trung bình lưu vực 92m, độ dốc trung bình lưu vực 5,8%, mật độ lưới sông 0,66 km/km2. Độ dốc của lòng sông không lớn nhưng độ dốc của các nhánh khá lớn trung bình 10 – 20m/km có suối tới 30m/km. Sông Tích đoạn chảy qua huyện Quốc Oai có chiều dài 18km.

Nhìn chung, tài nguyên nước của Quốc Oai đã có dấu hiệu suy kiệt: nước ao hồ bị ô nhiễm, nước sông Tích dễ gây úng trong mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô do bị bồi lấp, nước sông Đáy hạn chế.

3.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản, môi trường

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng để khai thác là đá vôi, sét, cát, than bùn, trong đó tại khu vực đồi núi có loại đá vân đẹp có thể sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 đá xẻ trang trí, có đá vôi độ tinh khiết cao có thể dùng sản xuất sản phẩm mỹ nghệ và CaCO3 (bột nhẹ) dùng cho ngành công nghiệp cao su, NaHCO3 (thuốc muối) dùng cho ngành y tế. Đất sét ở nhiều khu vực có thể sản xuất vật liêu xây dựng, cát ở Lam Điền có thể khai thác. Than bùn có ở nhiều xã. Tuy nhiên do để bảo vệ cảnh quan và sử dụng cho mục đích quốc phòng việc khai thác đá đã chấm dứt; để bảo vệ môi trường nhiều khu vực cũng đã cấm khai thác đất sản xuất vật liệu xây dựng; để chống sói lở đất và bảo vệ đê huyện cũng không cho phép khai thác cát.

3.1.2.6. Tài nguyên rừng

Toàn huyện Quốc Oai có 04 xã có rừng, gồm có Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Mãn. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 1.493,07 ha. Diện tích đất có rừng là 1.293,70 ha, đất trống quy hoạch dành cho lâm nghiệp là 199,37 ha; diện tích rừng trồng là 1.005,25 ha có trữ lượng, diện tích rừng tự nhiên của huyện là 288,45 ha. Rừng trồng trên đất lâm nghiệp địa bàn Quốc Oai chủ yếu là rừng thuần loại, phần lớn là rừng có trữ lượng thấp, giá trị phòng hộ, cảnh quan và kinh tế thấp.

Đất lâm nghiệp để trồng rừng hiện nay đã được giao cho các doanh nghiệp, đơn vị quân đội và các cá nhân quản lý và một số đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu tính tất cả các thành phần trên (chỉ trừ diện tích trồng trầm hương và rừng giống là 15 ha), diện tích đất có khả năng trồng rừng sản xuất của huyện Quốc Oai là: 1025,8 ha, trong đó đất có rừng là 990,25 ha và đất trống là 35,5 ha.

3.1.3. Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.3.1 Diện tích đất đai

Với tổng diện tích 147 km2, cơ bản trên 90% diện tích đất của huyện được sử dụng, phần đất chưa sử dụng là đất đồi núi, sông suối hoặc núi đá. Diện tích đất nông nghiệp là 6.140,74 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 47,05% tổng diện tích đất toàn huyện, đất ở là 1.787,07 ha chiếm 13,77%; đất chuyên dùng là 4.432,84 ha chiếm 34,16% (trong đó đất sử dụng cho các công trình năng lượng là khoảng 4,09 ha); đất cho sử dụng khác là 519,64 ha (đất tôn giáo, sông suối, nghĩa trang) chiếm 13,49%; đất chưa sử dụng là 131,53 ha chiếm 1,01% (Báo cáo thuyết minh tổng hợp bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014, kế hoạch sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 đất 2010-2015). Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế cao luôn được huyện xem xét hết sức thận trọng. Tuy nhiên đất canh tác của huyện, theo dự báo sẽ liên tục giảm do việc xây dựng các đô thị sinh thái Quốc Oai, đô thị công nghệ cao Hòa Lạc, khu du lịch Tuần Châu – Hà Nội...

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai năm 2014 Đơn vị tính: ha STT Mục đích sử dụng Diệ(ha) n tích Cơ(%) cấu Tổng diện tích tự nhiên 14771,67 100,00 1 Đất nông nghiệp 8963,05 60,68 Trong đó: 1.1 Đất lúa nước 5453,60 36,92

- Đất chuyên trồng lúa nước 5098,55 34,52

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1101,24 7,46

1.3 Đất rừng phòng hộ 373,45 2,53

1.4 Đất rừng đặc dụng

1.5 Đất rừng sản xuất 1106,22 7,49

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 279,31 1,89

2 Đất phi nông nghiệp 5459,10 36,96

Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 35,95 0,24

2.2 Đất quốc phòng 572,01 3,87

2.3 Đất an ninh 3,92 0,03

2.4 Đất khu công nghiệp 293,22 1,99

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 162,13 1,10 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 58,71 0,40

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 207,64 1,41

2.8 Đất di tích danh thắng 37,13 0,25

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 13,20 0,09

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,83 0,22

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 95,26 0,64 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 371,56 2,52 2.13 Đất phát triển hạ tầng 2004,37 13,57 2.14 Đất ởđô thị 135,86 0,92 3 Đất chưa sử dụng 278,47 1,89 4 Đất đô thị 588,32 3,98

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên

6 Đất khu du lịch

7 Đất khu dân cư nông thôn 2131,18 14,43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

3.1.3.2 Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2014, dân số trung bình toàn huyện, là 172.691 người, có tỷ lệ nam: 49% và nữ 51%. Dân số thành thị có tỷ lệ nhỏ (8%). Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,85%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (1,31%/năm), do địa bàn huyện đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa nên có sự tăng cơ học số lượng dân cư.

Bảng 3.2. Dân số huyện Quốc Oai giai đoạn 2012 - 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tốc độ phát triển

bình quân (%)

1 Dân số trung bình Người 166.357 169.391 172.691 1,85

Nam Người 80.814 82.418 84.161 2,01

Nữ Người 85.543 86.973 88.530 1,7

Nông thôn Người 153.690 150,125 152,628 1,8

Thành thị Người 12.667 19.266 20.063 3,44

2 Tỉ lệ tăng dân số tự

nhiên ‰ 13,4 14,6 11,3 13,1

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai, 2012-2014)

Theo số liệu thống kê năm 2014, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 98.131 người, trong đó 86.260 người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, 7.797 người đang theo học các khóa đào tạo, 2.997 người không làm việc, 430 người chưa tìm được việc làm.

Có nghề nghiệp, việc làm, thu nhập ổn định là mong muốn của không riêng những người dân tại các khu vực có đất thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng mà của các bộ phận người dân trong huyện. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm bổ sung nhân lực. Ngoài ra, toàn huyện có 65/101 làng có nghề, (trong đó 16 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống) thu hút trên 33.000 hộ gia đình.

Nhìn chung, huyện có dân số trẻ, ưu điểm là nguồn bổ sung thêm cho lực lượng lao động với sốđông thanh niên có thể lực tốt, mặt khác đòi hỏi chi phí lớn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho người dân. Đây cũng là sức ép đối với giải quyết việc làm trong tương lai.

3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp

Giao thông: Những năm gần đây, nhất là năm 2010, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ (có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá - Liệp Tuyết - Phú Cát có chiều dài 5km (với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng). Trục đường lớn phát triển về phía Tây của Hà Nội có gần 10 km đi qua địa bàn của Quốc Oai, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như phát triển đô thị quanh trục đường này. Ngoài ra, có đường 21A (Sơn Tây – Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục tỉnh lộ khác đã và đang được triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của địa phương. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển đô thị, cũng như các ngành kinh tế, du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc: Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu và thời tiết, như bão, lũ, ... gây thiệt hại cơ sở vật chất, nhưng ngành bưu chính viễn thông Quốc Oai đã luôn triển khai công tác một cách chủ động, tích cực, có các phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho hoạt động thường ngày của các cơ quan hữu quan; các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống điện: Điện lưới quốc gia đã phát triển đến 100% số xã và thị trấn. Năm 2010 điện thương phẩm bình quân tính trên đầu người đạt 606 kWh/ng.năm, bằng 50% so với chỉ tiêu toàn thành phố Hà Nội.

3.1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai

* Tình hình phát triển kinh tế

Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực, Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiền trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác.

Bên cạnh đó, công nghiệp - xây dựng cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động.

* Tăng trưởng kinh tế: Giá trị sản xuất năm 2014 (giá so sánh): 7.032 tỷ đồng, tăng 1,27% so với năm 2010. Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) đạt 850 tỷđồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2012 – 2014 đạt 6,13%/năm.

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có những chuyển dịch tích cực, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng là nhóm ngành kinh tế chủ đạo với tỷ trọng: 56,06% (so với tổng giá trị tăng thêm), tiếp theo là nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với tỷ trọng: 24,89% (so với tổng giá trị tăng thêm), ngành dịch vụ, thương mại là 19,05% (so với tổng giá trị tăng thêm).

* Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân đầu người, tính theo GTSX (giá so sánh) thì năm 2012 đạt 37,2 triệu đồng, đến năm 2014 đạt khoảng 40,7 triệu đồng/ người/ năm (trung bình tăng 4,3%/năm); tính theo GTSX hiện hành, năm 2014 đạt 50 triệu đồng/ người/ năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Quốc Oai giai đoạn 2012-2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển bình quân 2012 – 2014 (%) 1 Giá trị sản xuất (giá So sánh 2010) Tỷđồng 6.182 6.318 7.032 6,15 2 Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷđồng 7.071 7.639 8.365 8,06 - Nông, lâm, thủy sản Tỷđồng 1.485 1.754 1.913 11,8 - Công nghiệp, xây dựng Tỷđồng 3.593 3.821 4.160 7,06

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)