Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển trang trại ở một

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

nước trên thế gii

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Thứ nhất, về đất đai: Chính sách quản lý đất nông nghiệp ở Hàn quốc được hình thành dựa trên cơ sở thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng nhà nước quản lý chặt chẽ về mục đích sử dụng. Nhà nước luôn đề ra các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 yêu cầu nông dân phải sử dụng có hiệu quả ruộng đất theo hướng tập trung và hợp lý hoá quy mô canh tác của mỗi hộ nông sản xuất.

Kinh nghiệm về chính sách quản lý đất nông nghiệp của Hàn quốc cho thấy: mặc dù, Luật về đất nông nghiệp cho phép nông dân có quyền sở hữu tư nhân được khuyến khích chủ động và linh hoạt trong quyết định sản xuất của mình, nhưng Nhà nước quản lý đất nông nghiệp rất chặt chẽ bằng các biện pháp hành chính, kết hợp kinh tế, thông qua nắm chắc quyền quy hoạch và xác định hướng, mục tiêu sản xuất cho từng vùng. Mục tiêu sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp là trọng tâm của chính sách quản lý đất nông nghiệp của chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc khuyến cáo với các hộ nông dân rằng, quy mô tối thiểu của một thửa ruộng canh tác phải đạt trên 1ha.

Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng vật chất nhằm thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá: Kết cấu hạ tầng nông thôn được phát triển theo hướng đô thị hoá, các công trình thuỷ lợi, đường sá, cầu cống được cải tạo và nâng cấp, xây dựng mới, mương máng tưới tiêu được bê tông hoá, đường giao thông được rải nhựa nối liền từ thành phố tới thị trấn, làng xã. Nhà nước đảm bảo cung cấp và điều tiết tốt các nhân tốđầu vào khác như giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, cho phép tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và cho phép thương mại hoá nền nông nghiệp.

Ba là, phát triển hệ thống xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Bắt đầu từ năm 1967, Nhà nước có chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả của lao động nông nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt, Hàn Quốc đã rất chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, gồm 30.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ nằm ở thành phố và nông thôn.

Thứ tư, tăng cường cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. Chính phủ có chính sách hỗ trợ nông dân, khuyến khích hợp tác tổ cơ khí nông nghiệp (với hộ cơ khí nhỏ là chủ yếu), cho vay 60% và trợ cấp 40% tiền mua máy. Vì vậy, đến những năm 1990 trình độ cơ giới hoá nông nghiệp ở Hàn Quốc khá cao. Chi phí lao động nông nghiệp cho 1 ha lúa từ 1.240 giờ công (1965) đã giảm xuống 600

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 giờ (năm 1994). Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong lao động xã hội từ 55,1% (năm 1965), 34% (năm 1980) giảm xuống còn 11,65 (năm 1994) (Trần Đức, 1993).

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Từ khi thực hiện đường lối cải cách nông nghiệp tháng 12/1978 Chính Phủ Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển do vậy chỉ sau 10 năm sản xuất hàng hoá trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng rất nhanh từ 1,37 triệu USD lên 5,23 triệu USD gấp 3,8 lần. Trước tiên Chính phủ công nhận cơ chế khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp, đến năm 1984 lại tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán tạo điều kiện cho các hộ nông dân tích tụ và tập trung ruộng đất, khuyến khích các hộđi vào sản xuất chuyên môn hoá. Đó chính là con đường đi lên kinh tế trang trại ở Trung Quốc. Cùng với việc làm đó Chính phủ Trung Quốc còn thiết lập một loạt các chính sách thích hợp nhằm phát triển trang trại đối với các hộ gia đình và cá nhân. Và khai thác những vùng đất hoang để mở rộng phát triển quy mô trang trại được miễn thuếđất nông nghiệp từ 3-5 năm, cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp. Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm với việc ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của các hộ chuyên như thực hiện cải cách hệ thống mua bán nông sản hàng hoá trong sự thống nhất quản lý giữa các công ty cung ứng và mua bán của Nhà nước với tư nhân, phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Ngoài ra Trung Quốc còn tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng vùng, địa phương mà chú ý phát triển một số yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trang trại như: Trang trại giống, hệ thống thuỷ lợi, giao thông…(Trần Đức, 1993).

Trung Quốc còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề áp dụng tiến bộ khoa học trong các trang trại. Một hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo kỹ thuật được bố trí từ trung ương đến địa phương với số lượng 120 viện nghiên cứu, 10.000 chuyên gia nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật. Thêm vào đó có 4 trường đại học thuộc Bộ nông nghiệp và những trường ở các tỉnh, Thành phố, huyện. Các dạng khác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho sản xuất nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 nghiệp các chương trình khuyến nông, khuyến ngư cũng rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy các trang trại ở Trung Quốc phát triển rất mạnh đặc biệt là về chiều sâu. Kỹ thuật tiên tiến đã làm gia tăng số lượng trang trại công nghiệp, gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, tạo ra nguồn thu lợi nhuận lớn.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Đài Loan

Trong các con rồng của Châu Á thì Đài Loan có quy mô phát triển riêng của mình. Giai đoạn đầu tập trung phát triển nông nghiệp và nông nghiệp phát triển vẫn dựa trên kinh tế hộ gia đình là chủ yếu. Khởi đầu của phát triển nông nghiệp cũng như kinh tế trang trại của Đài Loan là cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất làm đồng bộ cùng với các chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Cải cách ruộng đất ởĐài Loan được thể hiện ở các chính sách sau:

- Chính sách giảm tô được thực hiện tháng 4 năm 1949 nhằm làm giảm nhẹ mức tô cho các tá điền.

- Tiếp theo là tiến hành phát đất công cho những hộ nông dân canh tác hiện tại đang thuê đất công, tá điền... vào năm 1951.

- Sau khi thực hiện mục tiêu người cày có ruộng. Đài Loan thực hiện một loạt các chính sách đồng bộ thông qua hệ thống tổ chức của nông dân (HTX, Hội Thuỷ Lợi, Hội Thuỷ Sản...) cung cấp các đầu vào cho kinh tế hộ phát triển, không tập thể hoá ruộng đất. Điều này khẳng định đường lối phát triển kinh tế trang trại của nước ta hiện nay là đúng hướng.

- Về tiêu thụ nông sản ởĐài Loan.

+ Đài Loan lựa chọn khâu đột phá trong tiêu thụ nông sản là tập trung vào thị trường bán buôn bởi vì đa số nông dân Đài Loan bán sản phẩm của mình thông qua thị trường bán buôn. Tổ chức tốt khâu này thì nông sản lẻ sẽđược tập trung lại, giá sản phẩm hợp lý, lợi nhuận của nông dân được bảo đảm hơn, sản phẩm làm ra tiêu thụ nhanh nhất. Đến năm 1993 Đài Loan đã có 160 chợ bán buôn nông sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 + Đài Loan còn thực hiện chính sách bình ổn giá nông sản bằng cách: Thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng; mua một số sản phẩm nào theo bảo lãnh, hình thành quỹ bình ổn giá nông sản, hình thành quỹ phát triển kinh doanh.

- Về nghiên cứu khoa học: Hệ thống nghiên cứu ở Đài Loan làm rất tốt, hiện có 44 cơ quan nghiên cứu trong đó có 6 viện nghiên cứu chuyên nghành (Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thú y, Bảo vệ thực vật và Thuỷ sản) 9 trung tâm nâng cao cải cách tiền giống, các trường đại học. cao đẳng, tổ chức phi lâm nghiệp các trung tân bảo tồn... Hàng năm Chính phủ đầu tư khoảng 3 tỷ Đài tệ cho riêng nghiên cứu. Đài Loan có khoảng 4800- 5000 nhà khoa học tham gia nghiên cứu hàng năm có khoảng 160 – 170 đề tài nghiên cứu mới, lương cán bộ nghiên cứu bình quân 3000USD/ tháng. Kết quả nghiên cứu được chuyển đến nông dân và chủ trang trại thông qua hệ thống khuyến nông(Trần Đức, 1993).

Với những chính sách trên nên kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng của Đài Loan đã phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều thành tựu đáng khích lệ mặc dù quy mô trang trại nhỏ nhưng năng suất và hiệu quả của trang trại rất cao.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển trang trại ở huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)