- phát biểu ý kiến về bài làm của
3.4.2. Về kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm sư phạm.
+ Kết quả về điểm số của 2 bài kiểm tra thực nghiệm được thống kê như sau:
Bảng thống kê kết quả kiểm tra thực nghiệm:
Khối Lớp Tổng số HS Nhóm điểm 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 10 ĐC 50 8 16 26 52 10 20 6 12 TN 50 2 4 22 44 16 34 10 20 0 10 20 30 40 50 60
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
Đối chứng Thực nghiệm
+ Qua thống kê điểm số của hai bài kiểm tra (trong bảng thống kê kết quả kiểm tra thực nghiệm và biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra) và quá trình chấm bài chúng tôi nhận thấy:
- Số HS và tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Điểm bình quân của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Ở lớp đối chứng có nhiều em bị điểm yếu, kém trong khi ở lớp thực nghiệm số học sinh bị điểm yếu, kém là ít hơn.
Do học sinh ở lớp thực nghiệm đã được rèn luyện năng lực giải phương trình và nắm được phương pháp chung để giải bài tập toán nên đứng trước một phương trình không có thuật giải, các em định hướng được phương pháp giải quyết bài toán nhanh gọn, chính xác. Trong khi ở lớp đối chứng, có nhiều
em không định hướng được lời giải nên không làm được bài, có nhiều em lựa chọn cách giải khác dài dòng, không đủ thời gian làm bài. Dựa vào kết quả kiểm tra ở 2 lớp ta thấy mặc dù thời gian thực nghiệm là ngắn nhưng hiệu quả tương đối rõ ràng.
3.4. Kết luận chương 3
Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập chọn lọc đã trình bày ở chương 2. Triển khai, vận dụng hệ thống các bài tập này trong quá trình dạy học ở trường phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc rèn luyện kĩ năng giải phương trình hữu tỉ cho học sinh phổ thông miền núi Lai Châu, ta có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Việc phát triển kĩ năng giải phương trình hữu tỉ cho học sinh phổ thông miền núi Lai Châu có vị trí rất quan trọng, là một mục tiêu của nền giáo dục phổ thông, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay.
2. Luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản của kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng trong môn toán. Luận văn đã đưa ra vấn đề rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong dạy học Toán như: Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo tính chủ động, tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng; trang bị các tri thức về phương pháp giải toán cho học sinh; rèn luyện kĩ năng giải toán thông qua củng cố kiến thức; rèn luyện kĩ năng giải toán thông qua các tiết tự chọn; rèn luyện các kĩ năng của học sinh trong các bài toán phương trình hữu tỉ
3. Luận văn đã đề ra một số biện pháp sư phạm, nhằm rèn luyện năng lực tìm đoán cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập phương trình.
4. Luận văn đã đưa ra được hệ thống bài tập chọn lọc và đa dạng phong phú.Với mỗi dạng bài tập, mỗi phương pháp giải đều có ví dụ minh hoạ.Các bài tập này góp phần rèn luyện kĩ năng giải phương trình hữu tỉ cho học sinh phổ thông miền núi Lai Châu trong quá trình giải bài tập toán học.
5. Tác giả đã trình bày luận văn dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, tính lôgíc, tính sư phạm, tính hiệu quả. Quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm đã bước đầu cho thấy tính đúng đắn, tính hiệu quả và tính khả thi của luận văn trong thực tế. Với kinh nghiệm của bản thân và tham
khảo kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp chúng tôi tin tưởng rằng giả thiết khoa học của luận văn này là chấp nhận được và nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành.