Hồ Tây là hồ lớn nhất thành phố Hà Nội, hồ có tầm vóc rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực cảnh quan, văn hóa, du lịch, sinh thái... hồ đã và đang có nhiều khu vực bị phú dưỡng nặng và rất ô nhiễm. Qua khảo sát thực tế có thể nhận xét tình hình ô nhiễm của hồ Tây như sau: Khu vực hồ bị ô nhiễm nặng nằm ở vành đai phía chùa Chấn Quốc đến dọc đường Thụy Khuê, khu vực gần phủ Tây Hồ, góc đường Lạc Long Quân-Âu Cơ (khu Đầm Rong) và khu vực hồ gần khách sạn Thắng Lợi. Các khu vực khác có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ hơn nhưng cũng cần quan tâm, bảo vệ môi trường.
Hiện nay có rất nhiều công trình dự án bảo vệ môi trường hồ được đưa ra và triển khai nhưng không có hiệu quả rõ rệt. Vì mặt bằng của hồ rất lớn và mức độ ô nhiễm của hồ từng khu vực khác nhau cũng khác nhau nên giải pháp kỹ thuật xử lý nước hồ hứu ích là phân chia từng khu vực và đưa ra phương án hiệu quả cho khu vực đó (nên triển khai các dự án cùng một lúc để đạt hiệu quả xử lý hồ cao hơn).
a. Các biện pháp xử lý khu vực bờ hồ
- Cải tạo hệ thống tiêu thoát nước là bước quan trọng đầu tiên để xử lý môi
trường nước hồ bởi lẽ dù nước hồ có được xử lý sạch đến đâu mà hệ thống thoát nước vẫn chảy vào hồ thì nước hồ sẽ không bao giờ sạch được.
+ Hiện nay hệ thống cống xung quanh hồ đã được xây dựng những vẫn còn một số khu vực hệ thống cống thu gom nước thải chưa được tốt, nhất là các khu vực đầm hồ (Đầm Đông, ao Thủy Sứ, Đầm Rong, Hồ Sen, hồ Bãi Tảo..) cần được chỉnh sửa, hoàn thiện các hệ thống thu gom này ngăn nước thải không cho chảy vào hồ.
+ Nhiều khu vực hệ thống thoát nước bị hỏng hay tắc gây ứ đọng, ngập úng cục bộ cho khu vực nên cần rà xoát và kiểm tra khắc phục các sự cố này.
- Việc xử lý nước thải trước khi đổ vào hồ: Cần triệt để và có hiệu quả cao nhằm tránh tình trạng chất ô nhiễm thâm nhập vào hồ qua các tiến cống thải.
Lớp 12B QLTNMT 69 Viện KH và CN Môi trường + Đối với nước thải của các dịch vụ tàu thuyền cũng cần phải triệt để (dùng xe vận chuyển chuyên dụng đưa đến hệ thống XLNT).
+ Đối với khu vực đầm, hồ, ao nhỏ quanh hồ nên sử dụng các biện pháp xử lý nước thải sinh học vừa đạt hiệu quả xử lý vừa tạo cảnh quan đẹp cho môi trường.
- Biện pháp xây kè bờ hồ: Hiện nay, hồ Tây đã được kè bờ tương đối, bờ kè
nhiều đoạn bằng đá hộc dốc thoải 45 độ, một số đoạn dạng thẳng đứt và có lan can sát bờ hồ (khu bờ gần đường Thanh Niên, đường Thụy Khuê, đường Lạc Long Quân, Trích Sài, Vệ Hồ). Việc kè dạng thoải gây ra nhiều bất lợi về môi trường nước như làm giảm đáng kể thể tích chứa nước mưa của hồ, làm giảm khoảng 20- 30% tiết diện dòng chảy thoát nước mưa của hồ; làm giảm khả năng thẩm thấu nước của hồ và làm giảm điều kiện môi sinh của các thủy sinh vật, các loài sinh vật đáy và các loài vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
b. Xử lý cặn lắng (bùn của hồ)
Theo nghiên cứu đánh giá của nhiều nhà khoa học hiện hồ Tây có một lượng bùn khá lớn với độ dày tính bằng mét ở đáy hồ, việc nạo vét bùn là rất cần thiết để cải tạo lại môi trường của hồ. Có nhiều phương án đưa ra cho quá trình này như phù hợp nhất với hồ là hút bùn bằng máy hút công suất lớn.
+ Vì diện tích hồ lớn và lớp bùn đã tích lụ lâu năm nên công nghệ hút bùn cần hiện đại và công suất lớn.
+ Bùn được hút bỏ theo từng lớp. Việc hút bùn sẽ được thực hiện theo từng tiểu vùng nhỏ, tiến hành trong thời gian dài 1-2 năm, thời gian dài để hệ sinh thái các tiểu vùng đủ tái tạo cân bằng với hệ sinh thái hồ.
+ Hỗn hợp bùn sau khi hút lên được cho qua máy ép với công nghệ tiên tiến để tách nước. Nước tách ra được xử lý trước khi trả lại hồ, còn bùn được ép thành dạng bánh, thuận tiện cho vận chuyển tới nơi xử lý hay chôn lấp.
Việc hút bùn theo từng lớp không ảnh hưởng tới các động vật khác trong hồ vì khi hoạt động, nó không gây nên hiện tượng khuấy trộn bùn mạnh. Điều này cũng có nghĩa, hàm lượng ôxy và hệ sinh thái tầng nước không bị tác động nhiều.
Lớp 12B QLTNMT 70 Viện KH và CN Môi trường - Việc bổ sung lượng nước khác không bị ô nhiễm vào hồ làm cho nồng độ các chất ô nhiễm giảm đáng kể, vì vậy lên có những biện pháp nhân tạo tác động vào nguồn nước trong hồ.
+ Xây dựng các trạm bơm nước dọc khu vực đường Âu Cơ để lấy nguồn nước từ sông Hồng vào.
+ Tạo điều kiện cho hồ lưu thông với các thủy vực khác để nước hồ được hòa trộn và tiêu thoát bớt chất ô nhiễm nhờ quá trình trao đổi.
+ Tận dụng nguồn nước mưa chảy tràn sau khi đã loại bỏ lớp cặn bẩn của trận mưa đầu tiên.
- Việc khuấy trộn tạo oxi và tách sự phân tầng của nước hết cả hồ là tương đối khó do đó chỉ có thể diễn ra cục bộ từng khu vực. Hồ Tây có diện tích rất rộng nên mặt thoáng lớn do đó lượng gió thối qua hồ cũng rất lớn và không bị cản nhiều bởi các khu dân cư, việc gió tạo sóng mặt hồ vô tình đã cũng cấp nguồn oxi và khuấy động mặt hồ khá lớn. Tuy nhiên vẫn phải tạo điều kiện khuấy trộn cho khu vực nước đầu hồ, bị tù đọng lâu ngày (góc đường Thanh Niên và Thụy Khuê)
+ Tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch thể thao có tác dụng khuấy động mặt nước như (bơi lội, chèo thuyền, đạp vịt....)
+ Khuyên khích các khách sạn, nhà hàng quanh hồ lắp đặt các đài phun nước tại cảnh quan đẹp cho khu vực.
d. Phương pháp sử dụng thực vật thủy sinh
Đề cập đến các biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, đề nghị sử dụng thực vật thủy sinh cỡ lớn đi liền với kiểm soát chặt chẽ sức sinh sản mạnh của chúng để xử lý ô nhiễm cho hồ, vừa có tác dụng cải tạo chất lượng nước, vừa tạo cảnh quan đẹp
Các loại cây thường sử dụng như bèo tây kết hợp với thủy trúc có khả năng hút kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ rất tốt, đồng thời có thể làm lắng đọng các chất lơ lửng tạo nên độ trong của hồ. Nên trồng cây thủy sinh theo dạng khối để dễ quản lý và cải tạo khi phải vớt lên hay thay thế.
Lớp 12B QLTNMT 71 Viện KH và CN Môi trường
Tính khả thi của phương pháp
Hồ Tây là hố rất rộng và có tính chất ô nhiễm phức tạp khó xử lý với diện rất lớn nên phương pháp xử lý nước hồ theo tính chất của từng khu vực là hợp lý với hồ. Các phương án xử dụng cho hồ thân thiện với môi trường, được nghiên cứu và áp dụng nhiều hồ có hiệu quả cao. Nếu được áp dụng đúng kỹ thuật và đầu tư lâu dài thì các phương pháp xử lý đề xuất có tính khả thi cao.
Lớp 12B QLTNMT 72 Viện KH và CN Môi trường
KẾT LUẬN
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất lượng nước và tính toán số liệu thì hiện trạng các hồ nghiên cứu của Hà Nội đều gặp tình trạng sau:
+ Các hồ đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng đặc biệt hồ Đống Đa ô nhiễm cao về nitrit, các hồ đều ô nhiễm về amoni rất cao
+ Kết quả cho thấy tất cả các hồ nghiên cứu đều đang trong tình trạng siêu phú dưỡng.
Dựa trên tính chất ô nhiễm của các hồ và vị trí đặc điểm hồ giải pháp quản lý hồ được đưa ra như sau:
+ Thay đổi mô hình quản lý hồ với sự kết hợp của luật pháp, cơ quan quản lý, sự tham gia của cộng đồng và nhà khoa học để bảo vệ môi trường hồ tốt hơn
+ Nâng cao nhận thức đúng đắn về giá trị, chức năng và thuộc tính của môi trường hồ trong tương lai, trên cơ sở đó có những hành động phù hợp trong quản lý và bảo tồn.
+ Các phương pháp xử lý môi trường hồ phù hợp là đổi hướng dòng nước thải và cải tạo hệ thống tiêu thoát nước, xử lý cặn lắng bùn đáy bằng phương pháp vật lý, cơ học. Giảm sự phát triển của tảo bằng việc thải cá và các chế phẩm sinh học. Tăng cường bổ sung oxi cho nước tầng mặt bằng đài phun nước và tầng đáy bằng hệ thống bơm khí và hút nước. Xử lý nước bị phú dưỡng bằng phương pháp sinh học (thả cây thủy sinh, bãi lọc trồng cây ngập nước).
Lớp 12B QLTNMT 73 Viện KH và CN Môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo số liệu quan trắc Hồ Tây năm 2010 đến 2013, Trạm Quan trắc Môi trường tại Hồ Tây, Viện kỹ thuật Môi trường.
2. Trần Đức Hạ và cộng sự, Nghiên cứu xây dựng mô hình hồ hai ngăn với đập tràn có nuôi trồng thực vật thủy sinh để xử lý nước hồ Yên Sở, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (IESE) - Trường Đại học Xây dựng, 2008.
3. Lê Hiền Thảo, Nghiên cứu quá trình xử lý sinh học và ô nhiễm nước ở một số hồ Hà nội, Luận án tiến sỹ sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08: 2008/BTNMT, Hà Nội 2008.
5. Viện Môi trường và Phát triển Bền Vững, báo cáo kết quả phân tích một số hồ Hà Nội, 2008.
6. Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước tại các hồ thí điểm xử lí, giai đoạn 2009.
7. Trung tâm nghiên cứu Môi trường và cộng đồng, Báo cáo thông tin nền hồ sáu quận nội thành Hà Nội, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2010
8. Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội, sở TNMT HN, số liệu quan trắc sông hồ Hà Nội, 2014
9. Lưu Đức Hải, Cơ sở Khoa học Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
10. Lê Văn Cát, Xử lý nước thải giàu hợp chất N và P - NXB KHTN & CN Hà Nội, 2007.
11. Nguyễn Trung Kiên, Nghiên cứu sử dụng Bèo Cái và Rau muống trong xử lý nước phú dưỡng, Luận văn TSKH, ĐHBKHN, 2012.
12. Báo cáo Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng Hà Nội- hiện trạng hành lang bờ kè của hồ Hà Nội. 2010
Lớp 12B QLTNMT 74 Viện KH và CN Môi trường 13. Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng Hà Nội, Sách hỗ trợ cộng
đồng thao gia bảo vệ Môi trường hồ Hà Nội, 2010.
14. Đỗ Kiều Tú, Nghiên cứu đánh giá mức độ phì dưỡng tại các hồ chính khu vực nội thành Hà Nội cũ thông qua chỉ số chất lượng nước Kannel, lv th.s 2010. 15. Bùi Thị Minh Hanh, nghiên cứu hiện trạng phú dưỡng trên các hồ của thành
phố Hà Nội, lv tốt nghiệp, Trường ĐHBK, 2013
16. Nguyễn Thanh Thúy “Nguyên cứu giải pháp khắc phục một số hồ Hà Nội”. Báo cáo đề tài KH, Đại học Xây Dựng, 2012
Tài liệu tiếng Anh
17. Carlson.R; A trophic state index for lake, Limnology & Oceanology, 1977 18. Edward G. Bellinger and David C. Sigee, Fresh water algae identification and
use as bioindicator, John Wiley and Sons, 2010
19. OECD; Eutrophication of water, Monitoring, Assessment and Control; Paris 1982.
20. Vascetta M., Kauppila P., Furman E., Indicating europhication for sustainability considerations by the trophic index TRIX, Finnish Evironment Institute (SYKE), 2004.
21. Vollenweider.R; Fundamentals of the eutrophication of lakes and flowing water with particular reference to N & P as factors in eutrophicatont; Technical Report OECH, Paris 1968.
22. World Health Organization, European Commission, Eutrophication and health, Office for Official Publication of the European Communities, Luxembourg, 2002.
23. Alexander J. Horne, Charles R. GoldMan, Limnology, McGraw-Hill, Inc. International Edition, 1994.
24. Bartram, Introduction. Toxic Cyanobacteria in Water: A guide to their public health consequences, monitoring and management. I Chorus & J. Bartham, E & FN Spon Publishers, 1999.
Lớp 12B QLTNMT 75 Viện KH và CN Môi trường 26. Melcalf and Eddy, Inc. Wastewater Engineeing . Treatment and Reuse.4th
adition. Mc Graw. Hill, 2003
27. V. Mottier, F. Brissaud. Wastewater treatment by infiltration: a case study. Wat. Sci. Technol. Vol. 41, No. 1, 77 – 84, 2000.
Lớp 12B QLTNMT 76 Viện KH và CN Môi trường
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc
STT Thông số Đơn vị Kết quả
HT LD DD VC 1 to oC 22 18 19 20 2 pH - 7,3 6,9 7,2 7,3 3 Độ dẫn µs/cm 327 289 206 427 4 DO mg/L 3,93 4,5 5,7 6,37 5 SD m 1,7 2,5 2 2,3 6 TSS mg/L 36 48 28 32 7 COD mg/L 67 67 29 101 8 NO2- - N mg/L 0,085 0,098 0,607 0,013 9 NO3- - N mg/L 0,35 0,39 2,73 0,06 10 NH4+ - N mg/L 1,22 1,56 1,18 2,25 11 PO43- - P mg/L <0,1 <0,1 <0,1 0,304 12 Tổng Phốtpho mg/L 0,371 0,403 0,418 0,433 13 Tổng Nitơ mg/L 5,6 7 4,2 8,4 14 chlorophyll-a mg/m3 21,09 8,01 16,77 8,79
Đặc điểm vị trí lấy mẫu và điều kiện vi khí hậu
- Ngày lấy mẫu: buổi chiều ngày 23/12/2014 - Điều kiện thời tiết: trời râm mát, gió nhẹ. - Ký hiệu mẫu: Các hồ có ký hiệu mẫu như bảng
Bảng Ký hiệu hồ và vị trí quan trắc
Stt Tên hồ Ký hiệu Đặc điểm vị trí
1 Hồ Tây HT Gần đường ven hồ Thụy Khuê
2 Hồ Văn Chương VC Giữa hồ
3 Hồ Đống Đa ĐĐ Giữa hồ gần bán đảo biệt thự trắng 4 Hồ Linh Đàm LĐ Giữa hồ gần chân cầu vượt bắc qua
Lớp 12B QLTNMT 77 Viện KH và CN Môi trường
Phụ lục 2: Hình ảnh về vị trí lấy mẫu tại các hồ
Hồ Tây
Lớp 12B QLTNMT 78 Viện KH và CN Môi trường
Hồ Đống Đa
Lớp 12B QLTNMT 79 Viện KH và CN Môi trường
Phụ lục 3: Một số hình ảnh khảo sát các hồ nghiên cứu
Hình ảnh khảo sát Hồ Tây
Lớp 12B QLTNMT 80 Viện KH và CN Môi trường Hình ảnh hồ Linh Đàm