Xuất giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng phú dưỡng của một số hồ trên địa bàn hà nội và đề (Trang 58 - 62)

a. Tổ chức quản lý hồ, khắc phục các lỗ hổng trong quản lý

Việc quản lý các hồ nghiên cứu hiện nay là tương đối giống nhau, hồ có chức năng chủ yếu là làm nhiệm vụ thoát nước cho khu vực hay tạo khí hậu, cảnh quan cho khu vực và phải chịu sự quản lý của các cơ quan: công ty thoát nước Hà Nội, Công trình đô thị quản lý hay các cấp xã, phường... Để quản lý tốt hồ cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý với cơ quan chức năng thành phố, UBND quận... để đưa ra các điều luật, quy chế quản lý cụ thể về khai thác khu vực nước, quản lý chặt chẽ đất đai xây dựng quanh hồ.

Với hồ Linh Đàm không sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) như trước kia và hồ không tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý của khu đô thị mới Linh Đàm. Việc nuôi cá chỉ nuôi với tần suất hợp lý để cải thiện chất lượng nước, cân bằng hệ sinh thái. Vì hồ đang cải tạo và nằm trong khu đô thị Linh Đàm nên

Lớp 12B QLTNMT 53 Viện KH và CN Môi trường thành lập ban quản lý hồ chịu trách nhiệm về quản lý, vận hành, giám sát cảnh quan và môi trường hồ, đồng thời kết hợp với các đơn vị có liên quan.

- Giao nhiệm vụ bảo vệ hồ cụ thể cho phường Hoàng Liệt để quản lý hồ. - Đồng thời đưa ra các quy định, văn bản pháp lý và hành động cụ thể để góp phần xử lý, ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, xả thải,...

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần mở các lớp tập huấn về các luật, thông tư, nghị định mới, các khoá đào tạo về quản lý hồ cho các cán bộ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường sau đó sẽ triển khai lại cho các cán bộ môi trường cấp phường và tổ dân phố khu vực hồ.

- Ngoài ra chi cục Bảo vệ Môi trường cần phối hợp với các tổ chức tuyên truyền tại địa phương để thường xuyên giám sát bảo vệ môi trường hồ, tổ chức các buổi tham vấn, lấy ý kiến của người dân xung quanh khu vực hồ về những vấn đề còn tồn tại hay đóng góp giúp cải thiện môi trường hồ.

Hồ Đống Đa và Văn Chương có vị trí nằm sát khu dân cư đông đúc, hồ có chức năng chủ yếu điều hòa và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực, nhưng do sự quản lý chưa chặt chẽ, phân công chưa rõ ràng nên vẫn còn hiện tượng họp chợ, buôn bán, mở nhà hành xung quanh hồ. Do đó, phường cần đưa ra công tác bảo vệ hồ, ngăn ngừa rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường hành lang hồ thành chương trình quản lý của phường, chủ động có kế hoạch thực hiện như:

- Giải tỏa các hàng quán lấn chiếm hành lang hồ, đưa ra biện pháp xử lý đối với những hành vi cố tình vi phạm, lấn chiếm…

- Tăng cao trách nhiệm bảo vệ trị an và trật tự quanh hồ, phân công từng tổ phụ nữ phụ trách từng mảng, giám sát bảo vệ hồ.

- Chủ động khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến bảo vệ hồ của các tổ, nhóm nhân dân trong việc bảo vệ hồ.

Hồ Tây với diện tích rất lớn trải dài 6 phường và thuộc sự quản lý UBND quận Tây Hồ, tuy nhiên vẫn còn các hạn chế trong quản lý là tình trạng: UBND quận Tây Hồ chịu trách nhiệm quản lý dân cư trên địa bàn ven hồ, Sở Giao thông

Lớp 12B QLTNMT 54 Viện KH và CN Môi trường Vận tải quản lý các phương tiện giao thông thủy trên hồ, việc quản lý nuôi trồng, khai thác thủy sản và mực nước hồ lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận, chống úng ngập là do Công ty Thoát nước chịu trách nhiệm, trách nhiệm quản lý môi trường là Sở TN&MT Hà Nội. Do đó, cần có sự quản lý kết hợp giữa các cơ quan về giám sát các hoạt động trên hồ và xung quanh hồ như:

- Quận Tây Hồ sẽ tăng cường các biện pháp giám sát việc xả thải vào hồ, không để ô nhiễm môi trường hồ như thời gian vừa qua.

- UBND quận Tây Hồ cần có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị sớm xử lý, di chuyển các tàu thuyền tại khu vực số 4 Thụy Khuê về khu vực đầm Bảy, phường Nhật Tân (phù hợp với quy hoạch A6 đã được phê duyệt).

- Thành lập một ban quản lý hồ hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm đôn đốc các bên liên quan thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý.

- Trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn không gian xanh Hồ Tây không chỉ là công việc của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương mà còn đòi hỏi ý thức, tinh thần tự giác của người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven hồ để có thể gìn giữ một cách tốt nhất “báu vật cảnh quan” đặc biệt này.

- Quy hoạch và triển khai các chương trình quản lý kết hợp khai thác hồ Tây và các vùng phụ cận gắn với bảo vệ môi trường: Phát triển dịch vụ giải trí câu cá, phát triển trồng hoa Sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh Hồ Tây, phát triển các hoạt động dịch vụ- du lịch trên mặt hồ và xung quanh hồ Tây, sử dụng đất, phát triển kinh tế du lịch khu vực kè đá phường Nhật Tân.

- Thay đổi cách quản lý từ tình trạng “cha chung không ai khóc” thành quản lý “một đầu mối”.

b. Thường xuyên giám sát chất lượng nước, bảo dưỡng các công trình quanh hồ

Lớp 12B QLTNMT 55 Viện KH và CN Môi trường - Cần lắp đặt hệ thống quan trắc cũng như tiến hành các biện pháp kiểm soát các nguồn thải ra vào hồ. Việc kiểm tra quan trắc phải theo định kỳ theo quý (3÷4 tháng/lần) để đánh giá được môi trường hồ để kịp thời xử lý khi có sự cố diễn ra.

- Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp hệ thống thoát nước xung quanh khu vực hồ để không hư hỏng tắc nghẽn ảnh hưởng thoát nước, chất lượng nước hồ.

- Cán bộ quản lý hồ cần phổ biến, tuyên truyền, có biển thông báo để tránh tình trạng xả rác, gây mất vệ sinh làm ảnh hường đến môi trường của hồ.

- Để công tác quản lý hồ được hiệu quả cần trả phí cho cán bộ quản lý, công nhân môi trường trong việc bảo vệ hồ sau khi cải tạo.

c. Tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức người dân xung quanh

Ngoài ra giải pháp quyết định tính bền vững lâu dài của môi trường hồ là sự tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của hồ thông qua các phương tiện thông tin, các buổi tuyên truyền tại phường.

- Cộng đồng dân cư sống quanh hồ cần đồng thuận hợp tác với các doanh nghiệp, các nhà khoa học tham gia xây dựng - bảo vệ hồ, nói không với xả rác thải bừa bãi xuống lòng hồ, không lấn chiếm hồ một cách bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân.

- Tổ chức các cuộc thi về môi trường cho các đối tượng khác nhau từ học sinh, sinh viên cho đến các ban ngành, đoàn thể…nhằm tăng kiến thức và sự hiểu biết về tầm quan trọng của hồ trong cuộc sống.

- Phường nên tổ chức các cuộc họp, buổi phát thanh cho cộng đồng và phổ biến các biện pháp cần thiết bảo vệ hồ hiệu quả và dựa vào đó động viên cộng đồng tham gia một cách tự nguyện về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Đồng thời đưa ra các hậu quả nếu môi trường hồ bị ô nhiễm thì hậu quả xảy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của họ.

- Có thể thu phí, phạt hành chính đối với những hộ dân không chấp hành, các hộ có tiềm năng xả rác nhiều nhất phải có cam kết với cơ quan quản lý, xung quanh bờ hồ cắm nhiều biển báo nhắc nhở việc bảo vệ hồ.

Lớp 12B QLTNMT 56 Viện KH và CN Môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng phú dưỡng của một số hồ trên địa bàn hà nội và đề (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)