0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nguyên nhân gây ô nhiễ mở các hồ Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 27 -27 )

Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy được sự ô nhiễm của các hồ ngày một nghiêm trọng. Bằng giác quan thông thường, ai cũng nhận thấy nhiều hồ Hà Nội bị phú dưỡng ở mọi cấp độ. Nguyên nhân chính gây nên sự phú dưỡng của các hồ trong thành phố chủ yếu từ:

- Từ nước thải sinh hoạt: Nước xám và nước đen từ các khu dân cư, đô thị, từ các cơ quan, trường học, bệnh viện...có thành phần thường chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P). Việc nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội lớn và thành phần có chứa nhiều các loại bột giặt và các chất tẩy rửa (chứa N, P) này nếu theo dòng thải chảy xuống hồ thì là nguyên nhân gây phú dưỡng cho hồ.

Lớp 12B QLTNMT 22 Viện KH và CN Môi trường Theo số liệu nghiên cứu mới nhất từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lượng nước thải của thành phố đang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và lưu lượng đến năm 2015 là 600.000m3

/ngày.

Qua số liệu quan trắc, môi trường nước ở 4 sông và một số hồ ở Hà Nội đã bị ô nhiễm tới mức báo động, nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ, nước sông đã bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí xung quanh một cách trầm trọng. Ô nhiễm các sông thoát nước còn gây hậu quả đến ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, ảnh hưởng đến các tỉnh hạ lưu.

Hàm lượng amoni trong nước các hồ dao động thấp nhất là 0,58mg/l và cao nhất là 51,5mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B là 1mg/l; hàm lượng BOD dao động trong khoảng 13mg/l- 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/l; hàm lượng các chất ô nhiễm trung bình trong 4 con sông còn cao hơn nữa. Điều đáng quan tâm là các mẫu nước sông được quan trắc trong năm 2004 có nồng độ BOD, COD cao hơn từ 7- 10 lần so với nồng độ của các mẫu được quan trắc trong năm 1994.

Theo đánh giá của Sở TNMTNĐ, cùng với ô nhiễm nguồn nước mặt, chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn, tính độc hại ngày càng tăng, công tác quản lý chất thải rắn chưa đáp ứng yêu cầu. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh của Hà Nội khoảng 1.500 - 1.600 tấn/ngày.

Bảng 1.8. Thành phần nƣớc thải khu dân cƣ[26]

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ trung bình

Tổng chất rắn (TS) mg/l 350-1200 720

TDS mg/l 250-850 500

SS mg/l 100-350 220

BOD5 mg/l 110-400 220

TN mg/l 20-85 40

Nitơ hữu cơ mg/l 8-35 15

Lớp 12B QLTNMT 23 Viện KH và CN Môi trường Nitrit mg/l 0-0.1 0.05 Nitrat mg/l 0.1-0.4 0.2 Clorua mg/l 30-100 50 Độ kiềm mgCaCO3/l 50-200 100 Tổng chất béo mg/l 50-150 100

Như vậy, với một lượng nước thải khổng lồ của thành phố Hà Nội chưa qua xử lý và hệ thống cống thoát nước của thành phố còn chưa đủ điều kiện tách riêng với nước mặt đổ vào các hồ đã tác động lớn đến sự phú dưỡng của hồ.

Bên cạnh tác động trực tiếp của nước thải còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự phú dưỡng của các hồ nội thành như:

1. Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ và xả thải cao trong khi việc thu gom và xử lý chất thải của thành phố còn kém.

Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người, tốc độ tăng dân số bình quân năm là 2,11% (bao gồm cả tăng do di dân).

Mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2

.

Với số dân tăng nhanh của thành phố Hà Nội và tập trung nhiều ở các quận nội thành đã kéo theo nhiều hệ lụy không tốt với môi trường nói chung và với chất lượng nước tại các hồ nói riêng.

2. Hệ thống hồ nằm trong khu vực nội thành nên rất nhiều xe cộ đi lại tấp nập sẽ thải ra bụi, các oxit nitơ và lưu huỳnh sẽ hòa tan vào không khí ẩm và xâm nhập vào hệ sinh thái tĩnh qua nước mưa làm cho hồ ao bị axit hóa. Khi hồ ao bị axit hóa sẽ làm

Lớp 12B QLTNMT 24 Viện KH và CN Môi trường ảnh hưởng đến chu kỳ sống, quá trình sinh trưởng của cá, làm chết các thực vật thủy sinh trong hồ và gây sự phú dưỡng cho hồ.

3. Sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ cũng là nguyên nhân gây phú dưỡng cho hồ Hà Nội nhất là các hồ trong khu dân cư đông đúc.

Hà Nội có nhiều ao hồ nhưng hiên nay phần lớn các hồ đều nằm độc lập và không có sự lưu thông dòng chảy với thủy vực nước ngoài hồ. Nguồn nước cung cấp cho hồ chủ yếu từ nước mưa chảy tràn từ hệ thống cống thoát nước của thành phố và nước ngầm thấm qua tầng đáy. Điều này ảnh hưởng nhiều đến nồng độ các chất ô nhiễm có trong hồ, các chất ô nhiễm này không có khả năng di chuyển ra ngoài hồ theo dòng chảy mà tù đọng lại hồ làm cho hồ dễ bị phú dưỡng hơn các hồ được lưu thông nước thường xuyên.

4. Nguyên nhân do dinh dưỡng nội tại trong hồ, đây là sản phẩm của quá trình quang hợp, trao đổi chất và năng lượng trong chu trình sống của các loài sinh vật thủy sinh trong hồ.

5. Nguyên nhân do hoạt động quản lý của các cơ quan, nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ.

6. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do ý thức cộng đồng của một số bộ phân người dân xung quanh hồ. Bên cạch những người có ý thức tốt về môi trường như không vứt chất thải xuống hồ, nhặt rác, vớt cá chết...một số thanh niên trẻ thiếu ý thức và lười biếng đã xả rác, ném phế thải xuống hồ tuy hành động nay khống lớn nhưng nhiều lần, nhiều người đã làm cho hồ ngày càng bị phú dưỡng.

Như vậy, hồ Hà Nội có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phú dưỡng như hiện nay nhưng nguyên nhân quan trọng hơn đó là do lượng nước thải chảy vào hồ nhiều, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải cao chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa do chưa qua xử lý và do sự thiếu ý thức của một số cộng đồng người dân đã làm cho hồ nội thành ngày càng ô nhiễm nặng hơn.

Lớp 12B QLTNMT 25 Viện KH và CN Môi trường

Chƣơng 2: DIỄN BIẾN PHÚ DƢỠNG CÁC HỒ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm chất lƣợng nƣớc tại các hồ nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu về các hồ nghiên cứu

1. Hồ Tây

Hồ Tây là hồ lớn nhất của thành phố Hà Nội, hồ có vị trí nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với đường vòng quanh Hồ Tây dài gần 20km. Hồ Tây có nhiều tên gọi ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, như là hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo, ….

Hồ Tây với diện tích mặt nước khoảng 526 ha, chu vi 18767 m với dung tích chứa nước trên 10 triệu m3

và thay đổi theo mùa. Hồ có chiều dài gần 3 km, rộng trung bình 2 km. Hồ Tây là một hồ tương đối nông, vào mùa cạn chỗ sâu nhất khoảng 2 ÷ 2,3m vào mùa mưa chỗ sâu nhất khoảng 2,5 ÷ 3m. Độ sâu trung bình của hồ về mùa mưa thường cao hơn mùa khô. Xung quanh hồ có khoảng 12 cống chính đổ nước thải vào hồ.

Về mặt môi trường Hồ Tây có nhiều giá trị đặc biệt, như là:

- Là “lá phổi” thiên tạo của Hà Nội, có khả năng hấp thụ một lượng lớn bụi và khí CO2, tạo môi trường không khí trong sạch, mùa hè nước bốc hơi hấp thụ nhiệt tạo ra bầu không khí mát mẻ, mùa đông giữ nhiệt làm giảm phần nào giá lạnh;

- Là nơi tạo nguồn nước mặt, duy trì sự sống của dòng sông Tô Lịch; - Là nơi tích chứa nước mưa, đóng góp làm giảm úng ngập nội thành; - Là nơi đóng góp tạo nguồn nước ngầm rất quý giá của Hà Nội;

- Là nơi có hệ thủy sinh thái đặc thù của các hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, hồ được kè bờ và có hành lang bảo vệ, tuy nhiên một số đoạn đã bị xuống cấp, có dấu hiệu hư hỏng và bị bao phủ bới các loại cây cỏ.

2. Hồ Linh Đàm

Hồ Linh Đàm với tổng diện tích khoảng hơn 70 ha, chiều dài khoảng 3200m, rộng 225m, hồ có độ sâu trung bình khoảng 2÷5m. Hồ thuộc quận Hoàng Mai, phường Hoàng Liệt, Hà Nội.

Lớp 12B QLTNMT 26 Viện KH và CN Môi trường Hồ có chức năng tiêu thoát nước cho khu bán đảo Linh Đàm, là hồ điều hòa khí hậu tạo cảnh quan môi trường xanh cho cả khu vực.

Đặc điểm vị trí: hồ giáp với 3 khu vực, phía Đông giáp với đường Giải Phóng, phía Nam giáp với Khu đô thị bán đảo Linh Đàm, phía Bắc-Tây giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài.

Hiện trạng xung quanh hồ, có đoạn vẫn chưa được kè, đoạn được kè thì không còn hiện tượng đổ rác thải nhưng vẫn còn gách, đá ngổn ngang do đang thi công cải tạo hồ, phía giáp khu dân cư có cống xả vào hồ.

3. Hồ Đống Đa

Hồ Đống Đa có tên gọi khác là hồ Hoàng Cầu, một trong những hồ lớn nhất thuộc địa bàn quận Đống Đa, hồ có diện tích mặt nước rộng trên 13 ha. Đây là khu vực có không gian thoáng đãng và cảnh quan thiên nhiên đẹp, được người dân xem là chốn thư giãn tập dưỡng sinh, thể dục vào sáng và chiều.

Hiện hồ đang bị ô nhiễm, khu vực góc hồ địa bàn giáp ranh giữa phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và phường Thành Công (quận Ba Đình) thường xuyên bị ứ đọng nước bẩn, nhớp nháp bùn đất. Đoạn đường quanh hồ (từ ngã ba gần giáp phố Võ Văn Dũng – Hoàng Cầu đến khu vực trước cổng Quán Đảo) từ lâu đã trở thành chợ cóc vào các buổi sáng với đủ thứ hàng nông sản thực phẩm, tươi sống, không còn lối cho người và phương tiện đi lại.

4. Hồ Văn Chƣơng

Hồ Văn Chương có diện tích rộng khoảng 1,28 ha, chiều dài 160 m, chiều rộng 80 m, độ sâu mặt nước cao nhất khoảng 3,5m, chỗ nông nhất 1,5m. Hồ nằm trên địa bàn của 3 phường: Văn Chương, Thổ Quan và Hàng Bột thuộc quận Đống Đa.

Năm 2006, dự án cải tạo hồ Văn Chương đã được cải tạo, quy hoạch là nơi điều hòa khí hậu, chứa nước mưa và nước thải sinh hoạt, tạo cảnh quan sinh thái cho khu dân cư xung quanh.

Quanh hồ đã được kè bờ toàn bộ, có hàng rào sắt cao khoảng 0,7 m, xung quanh hồ nhiều cây xanh, quán cafe, hoạt động sinh hoạt ở đây khá sầm uất nên đã

Lớp 12B QLTNMT 27 Viện KH và CN Môi trường thải ra xung quanh hồ khá nhiều rác. Nước hồ màu xanh rêu đậm, thấy nhiều tăm cá, ven hồ nhiều ốc, mặt hồ có bèo và bè thủy trúc.

Hiện nay, quanh hồ có nhiều cống xả với hình dạng tròn có đường kinh khoảng 50cm gần sát mặt nước hồ.

2.1.2 Diễn biến chất lượng nước tại các hồ

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước một số hồ nội thành Hà Nội, luận văn đã thực hiện lấy mẫu, phân tích chất lượng nước tại 04 hồ thuộc các quận Tây Hồ, Đống Đa, Hoàng Mai vào tháng 12/2014.

Đặc tính ô nhiễm trên các hồ sẽ được so sánh, đánh giá thông qua kết quả đo đạc phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước và số liệu tổng hợp của các năm trước theo QCVN 08: 2008/BTNMT loại B1, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng tương đương.

a. Diễn biến chất lượng nước tại hồ Tây

Diễn biến chất lượng nước của hồ Tây qua các năm gần đây được tổng hợp và so sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT loại B1 trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chất lƣợng nƣớc hồ Tây những năm gần đây

Thông số Đơn vị Năm

2010[1] Năm 2011[1] Năm 2012[1] Năm 2013[1] Năm 2014 QCVN 08: 2008/BTN MT[4] to 0C - - - - 22 - pH 8,03 8,2 7,9 7,6 7,3 5,5-9 TSS mg/l 39 39 36 35 36 50 Độ dẫn µs/cm - - - - 327 - Độ đục NTU 38,2 38,15 35,45 34,4 - - TDS mg/l 204 177 167 140 - - DO mg/l 4,2 4,0 3,9 4,2 3,93 ≥ 4 BOD5 mg/l 13 15 14 11 - 15 COD mg/l 34 38 35,5 29 67 30

Lớp 12B QLTNMT 28 Viện KH và CN Môi trường NH4+ mg/l 2,23 1,97 1,74 1,31 1,22 0,5 NO2- mg/l - - - - 0,085 0,04 NO3- mg/l 2,57 2,98 3,13 2,315 0,35 10 PO43- mg/l 1,4 1,26 0,89 0,77 <0,1 0,3 TP mg/l - - - - 0,371 - TN mg/l - - - - 5,6 - chlorophyll-a mg/m3 - - - - 21,09 - Coliform MPN 16999 24275 11153 6676,5 - 7500

[1]Báo cáo số liệu quam trắc năm 2010 đến 2013, Trạm Quan trắc Môi trường tại Hồ Tây, Viện kỹ thuật Môi trường.

Chú thích: - Số liệu ở bảng năm 2010-2013 lấy từ nguồn[1] và là chỉ số trung bình

của 4 đợt quan trắc trong 1 năm, các đợt đo cách nhau 3 tháng, vị trí đo gần bờ cạnh đường Thanh Niên, gần đền Trấn Quốc.

- Số liệu năm 2014 được lấy mẫu và phân tích vào tháng 12 tại vị trí lấy mẫu gần đường Thụy Khuê.

Qua số liệu đo đạc năm 2014 và những năm gần đây có thể nhận xét thấy chất lượng nước hồ Tây bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nồng độ các chất COD các năm 2010, 2011, 2012 và 2014, NH4+

ở hết các năm và PO43-

từ 2010 đến 2013 cao hơn so với tiêu chuẩn so sanh QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1.

b.Diễn biến chất lượng nước tại hồ Văn Chương

Bảng 2.3. Chất lƣợng nƣớc hồ Văn Chƣơng những năm gần đây

STT Thông số Đơn vị Năm

2012[16] Năm 2013[15] Năm 2014 QCVN 08: 2008/BTNMT[4] 1 pH 7,56 8,06 7,3 5,5-9 2 Nhiệt độ o C 26 21,6 20 - 3 DO mg/l 2 7,67 3 ≥ 4

Lớp 12B QLTNMT 29 Viện KH và CN Môi trường 4 TSS mg/l - 167,5 32 50 5 TDS mg/l 260 - - - 6 COD mg/l 97 94,5 101 30 7 BOD5 mg/l 34 47,5 - 15 8 TN mg/l 2,59 28,43 8,4 - 9 TP mg/l 1,77 2,45 0,433 - 10 Độ dẫn điện Ms/cm 536 - 427 - 11 Độ muối ‰ 0,3 - - - 12 NO2- _N mg/l - 0,018 0,013 0,04 13 NO3-_N mg/l - 0,067 0,06 10 14 NH4+_N mg/l - 1,22 2,25 0,5 15 PO43-_P mg/l - - 0,304 0,3 16 Đ.đục NTU - 20,5 - - 17 Ch-a mg/l - 0,175 8,79 -

- Số liệu ở bảng năm 2013 lấy từ nguồn[15] và là trị số trung bình của 2 đợt quan trắc, các đợt đo cách nhau 6 tháng.

- Số liệu năm 2014 được lấy mẫu và phân tích vào tháng 12 tại vị trí lấy mẫu ở giữa hồ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 27 -27 )

×