0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giới thiệu về các hồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 31 -33 )

1. Hồ Tây

Hồ Tây là hồ lớn nhất của thành phố Hà Nội, hồ có vị trí nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với đường vòng quanh Hồ Tây dài gần 20km. Hồ Tây có nhiều tên gọi ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, như là hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo, ….

Hồ Tây với diện tích mặt nước khoảng 526 ha, chu vi 18767 m với dung tích chứa nước trên 10 triệu m3

và thay đổi theo mùa. Hồ có chiều dài gần 3 km, rộng trung bình 2 km. Hồ Tây là một hồ tương đối nông, vào mùa cạn chỗ sâu nhất khoảng 2 ÷ 2,3m vào mùa mưa chỗ sâu nhất khoảng 2,5 ÷ 3m. Độ sâu trung bình của hồ về mùa mưa thường cao hơn mùa khô. Xung quanh hồ có khoảng 12 cống chính đổ nước thải vào hồ.

Về mặt môi trường Hồ Tây có nhiều giá trị đặc biệt, như là:

- Là “lá phổi” thiên tạo của Hà Nội, có khả năng hấp thụ một lượng lớn bụi và khí CO2, tạo môi trường không khí trong sạch, mùa hè nước bốc hơi hấp thụ nhiệt tạo ra bầu không khí mát mẻ, mùa đông giữ nhiệt làm giảm phần nào giá lạnh;

- Là nơi tạo nguồn nước mặt, duy trì sự sống của dòng sông Tô Lịch; - Là nơi tích chứa nước mưa, đóng góp làm giảm úng ngập nội thành; - Là nơi đóng góp tạo nguồn nước ngầm rất quý giá của Hà Nội;

- Là nơi có hệ thủy sinh thái đặc thù của các hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, hồ được kè bờ và có hành lang bảo vệ, tuy nhiên một số đoạn đã bị xuống cấp, có dấu hiệu hư hỏng và bị bao phủ bới các loại cây cỏ.

2. Hồ Linh Đàm

Hồ Linh Đàm với tổng diện tích khoảng hơn 70 ha, chiều dài khoảng 3200m, rộng 225m, hồ có độ sâu trung bình khoảng 2÷5m. Hồ thuộc quận Hoàng Mai, phường Hoàng Liệt, Hà Nội.

Lớp 12B QLTNMT 26 Viện KH và CN Môi trường Hồ có chức năng tiêu thoát nước cho khu bán đảo Linh Đàm, là hồ điều hòa khí hậu tạo cảnh quan môi trường xanh cho cả khu vực.

Đặc điểm vị trí: hồ giáp với 3 khu vực, phía Đông giáp với đường Giải Phóng, phía Nam giáp với Khu đô thị bán đảo Linh Đàm, phía Bắc-Tây giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài.

Hiện trạng xung quanh hồ, có đoạn vẫn chưa được kè, đoạn được kè thì không còn hiện tượng đổ rác thải nhưng vẫn còn gách, đá ngổn ngang do đang thi công cải tạo hồ, phía giáp khu dân cư có cống xả vào hồ.

3. Hồ Đống Đa

Hồ Đống Đa có tên gọi khác là hồ Hoàng Cầu, một trong những hồ lớn nhất thuộc địa bàn quận Đống Đa, hồ có diện tích mặt nước rộng trên 13 ha. Đây là khu vực có không gian thoáng đãng và cảnh quan thiên nhiên đẹp, được người dân xem là chốn thư giãn tập dưỡng sinh, thể dục vào sáng và chiều.

Hiện hồ đang bị ô nhiễm, khu vực góc hồ địa bàn giáp ranh giữa phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và phường Thành Công (quận Ba Đình) thường xuyên bị ứ đọng nước bẩn, nhớp nháp bùn đất. Đoạn đường quanh hồ (từ ngã ba gần giáp phố Võ Văn Dũng – Hoàng Cầu đến khu vực trước cổng Quán Đảo) từ lâu đã trở thành chợ cóc vào các buổi sáng với đủ thứ hàng nông sản thực phẩm, tươi sống, không còn lối cho người và phương tiện đi lại.

4. Hồ Văn Chƣơng

Hồ Văn Chương có diện tích rộng khoảng 1,28 ha, chiều dài 160 m, chiều rộng 80 m, độ sâu mặt nước cao nhất khoảng 3,5m, chỗ nông nhất 1,5m. Hồ nằm trên địa bàn của 3 phường: Văn Chương, Thổ Quan và Hàng Bột thuộc quận Đống Đa.

Năm 2006, dự án cải tạo hồ Văn Chương đã được cải tạo, quy hoạch là nơi điều hòa khí hậu, chứa nước mưa và nước thải sinh hoạt, tạo cảnh quan sinh thái cho khu dân cư xung quanh.

Quanh hồ đã được kè bờ toàn bộ, có hàng rào sắt cao khoảng 0,7 m, xung quanh hồ nhiều cây xanh, quán cafe, hoạt động sinh hoạt ở đây khá sầm uất nên đã

Lớp 12B QLTNMT 27 Viện KH và CN Môi trường thải ra xung quanh hồ khá nhiều rác. Nước hồ màu xanh rêu đậm, thấy nhiều tăm cá, ven hồ nhiều ốc, mặt hồ có bèo và bè thủy trúc.

Hiện nay, quanh hồ có nhiều cống xả với hình dạng tròn có đường kinh khoảng 50cm gần sát mặt nước hồ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 31 -33 )

×