Xuất giải pháp kỹ thuật cải thiện chất lượng nước các hồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng phú dưỡng của một số hồ trên địa bàn hà nội và đề (Trang 62 - 68)

3.3.2.1.Giải pháp kỹ thuật cho hồ Linh Đàm

a. Giải pháp thoát nước mặt trước vào hồ

Hiện nay, hồ Linh Đàm đang trong quá trình cải tạo, cơ quan quản lý có kế hoạch xây dựng hệ thống tách riêng nước mưa chảy tràn và nước thải. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến cống thải được xả vào hồ, vì vậy cần có giải pháp điều chỉnh nước thải này không cho xả vào hồ.

Cần điều chỉnh hệ thống ống thoát nước thải sinh hoạt từ các khu chung cư ở bán đảo Linh Đàm đi về hướng sông Tô Lịch đoạn qua hệ thống thoát nước chung của thành phố tại phường Thanh Liệt, tránh cho nước thải của người dân lẫn vào nước mưa chảy tràn của khu vực hồ.

Hệ thống thoát nước mặt khu vực quanh hồ nên có song chắn rác và đập chảy tràn chảy để tách rác và cặn lắng của nước mưa đợt đầu trước khi vào hồ.

b. Hoàn thiện việc kè bờ theo phương án mới.

Hồ Linh Đàm đang được kè bờ bằng các khối bê tông đặc và liền kề, việc kè bờ bê tông hóa chỉ có tác dụng sạch rác trước mắt, mặt bờ kè không còn khả năng tự thấm nước, mất đi lớp thảm phủ thực vật có khả năng giữ nước làm cho nước mưa tự ngấm rất khó khăn.

Đề xuất phương án kè bờ hồ hợp lý

Hiện nay Hồ Linh Đàm đã kè được hơn 3/4 diện tích bờ hồ bằng bê tông hóa. Do vậy, phần bờ còn lại cần được kè với phương pháp thân thiện với môi trường. Một số hồ của Hà Nội đã áp dụng phương án kè bờ thân thiện môi trường như hồ Thạch Bàn, hồ Văn Chương, hồ Đắc Di…, xen kẽ các ô bê tông là các ô đất trống hay dùng các loại gạch thiết kế rỗng để lát quanh bờ..., lỗ đất trống có thể trồng các loại thực vật.

Thực vật dùng là cỏ vetiver vì có khả năng sống tốt, sống khoẻ trong điều kiện ngập, chống sạt lở bờ, tốc độ tăng trưởng nhanh và không gây hại đến các loại cây khác xung quanh.

Lớp 12B QLTNMT 57 Viện KH và CN Môi trường Bờ hồ không được quá thoải, vì sẽ làm giảm sức chứa của lòng hồ và xung quanh hồ phải xây dựng các đường bậc thang, lối đi xuống hồ để phục vụ cho công tác dọn vệ sinh hồ.

Hình 3.3. Bờ hồ đƣợc kè theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng

c. Đề xuất phương án xử lý nước hồ Linh Đàm

Theo kết quả khảo sát và tính toán ở chương 2, hồ Linh Đàm bị phú dưỡng nặng với hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng cao COD = 67mg/l, NO2- = 0,098mg/l, NO3- = 0,39mg/l, NH4+ = 1,56mg/l và PO43- nên hồ cần có các biện pháp xử lý để giảm thiểu các chất ô nhiễm.

- Xử lý nước hồ bằng cây thủy sinh

Hiện nay hồ đang cải tạo và chưa thực hiện phương án xử lý nước bị ô nhiễm, việc trồng các cây thủy sinh là biện pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng nước.

Ưu điểm của phương pháp là công nghệ không phức tạp và chi phí để xử lý thấp, cây dễ thích nghi với môi trường, tạo cảnh quan, cân bằng hệ sinh thái trong hồ và đáp ứng nhu cầu oxi cho nước, đảm bảo tốt chất lượng nước hồ lâu dài. Cây thủy sinh lựa chọn cho hồ là: thủy trúc, bèo tây, bèo tấm, sen, súng, đồng tiền nước… và các loại cây này còn tạo cảnh quan đẹp cho mặt hồ.

Các cây thủy sinh lựa chọn có khả năng hấp thu dinh dưỡng cao (N, P), khả năng tích lũy lớn, chịu được điều kiện ngập nước, có khả năng vận chuyển oxy từ

Lớp 12B QLTNMT 58 Viện KH và CN Môi trường không khí vào nước, tốc độ phát triển nhanh trong các điều kiện thời tiết và ít cần chăm sóc.

Ngoài khả năng hấp thu dinh dưỡng từ nước, các loài thủy thực vật này còn đóng vai trò chất mang của vi sinh vật và nhờ tương tác giữa thực vật với vi sinh để tăng cường hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm.

Bảng 3.2. Khả năng hấp thu N, P của một số loại thủy thực vật nuổi[27]

Địa phƣơng Loài thực vật Tốc độc hấp thụ (g.m

-2

/ngày)

N P

Florida USA Bèo tây 1,30 (0,25) 0,24 (0,05) Florida USA Rau diếp nước 0,99 (0,26) 0,22 (0,07) Florida USA Đồng tiền nước 0,37 (0,37) 0,09 (0,08)

USA Lemna sp (bèo tấm) 1,67 0,22 Ấn độ Lemna sp 0,50-0,59 0,14-0,30

Louisiana USA Bèo tấm 0,47 0,16

Bangladesh Spirodela (bèo tấm) 0,26 0,05

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là số liệu về mùa đông

Hình thức trồng cây là đóng thành các bè thả trên mặt hồ tại các vị trí nhiều nguồn xả như khu đô thị bán đảo và khu vực các cống thoát nước xung quanh hồ, khoảng cách thả 8m2

thủy sinh/1000m2 diện tích mặt hồ.  Tính toán việc sử dụng cây thủy sinh

Hồ Linh Đàm có diện tích bề mặt khoảng 700.000m2. Nên diện tích cây thủy sinh sử dụng cho hồ: 560 m2

Các cây thủy sinh sẽ đóng thành từng bè với diện tích mỗi bè khoảng 8m2 . Do đó số bè thủy sinh cần thả trong hồ: 70 bè

Để phù hợp với điều kiện ở Hà Nội bè trồng cây được đóng bằng ống nhựa hay thân cây tre đường kính 3÷5 cm, đóng thành hình chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 2m.

Lớp 12B QLTNMT 59 Viện KH và CN Môi trường Hiện nay có nhiều biện pháp làm thoáng nhân tạo để cấp oxi cho nguồn nước. Hồ Linh Đàm có thể áp dụng các phương pháp như xây dựng đài phun nước thông khí cho tầng đáy, tạo dòng chảy ra vào hồ với các nguồn nước sạch khác hay kết hợp với các hoạt động thể thao trên mặt hồ (chèo thuyền, đạp vịt..) nhưng phương án hữu hiệu nhất để cải thiện môi trường và xử lý phú dưỡng là kết hợp lắp đài phun nước và thông khí tầng đáy.

+ Lắp đặt đài phun nước: Với diện tích và địa hình hồ phù hợp để xây dựng đài phun nước với hình dáng khách nhau. Khi thiết kế đài phun nước cần lắp đặt thêm hệ thống ống dẫn khí ra các hướng khác nhau của hồ. Khi hệ thống vòi phun hoạt động tạo thành các tia phun nước sẽ thúc đẩy quá trình thâm nhập, khuếch tán oxi từ không khí vào trong nước, làm cho các quá trình phân hủy diễn ra hiệu quả và giúp cho sự sống và phát triển của sinh vật trong nước. Ngoài ra, đài phun nước trong hồ tạo cảnh quan, không gian mát mẻ, thoáng đãng cho hồ.

Vị trí lắp đặt đài phun nước nằm hai đầu bán đảo Linh Đàm và ở giữa hồ, số lượng đài phun nước là 2 hệ thống đài phun nước lớn hoặc 04 đài phun loại nhỏ, nằm dọc theo hình vòng cung của hồ.

Hình 3.4. Đài phun nƣớc với các vòi phun nhỏ

+ Thông khí cho nước tầng đáy

Nước hồ ở tầng đáy thường nghèo oxi và giàu chất dinh dưỡng do quá trình lắng và bổ sung từ bùn đáy, cần bổ sung ôxy cho tầng đáy và giảm lượng dinh dưỡng trong nước.

Lớp 12B QLTNMT 60 Viện KH và CN Môi trường

Hình 3.5.Sơ đồ nguyên tắc thay nƣớc tầng đáy

Biện pháp thông khí tầng đáy với các thiết bị công suất 50 - 200W/1000m2, sẽ hút khối nước nghèo oxi ở tầng đáy lên bằng ống xiphông, có van điều chỉnh để tránh tình trạng xáo trộn các tầng nước hồ. Sau đó nước hồ trải đều trên mặt thoáng (một bãi lọc trồng cây).

Hiệu quả của phương pháp là lượng oxi được trao đổi, phân bố đều khắp nguồn nước nên quá trình tự làm sạch của nước hồ diễn ra mạnh, vi khuẩn hiếu khí phát triển hạn chế sự phát triển của tảo. Ngoài ra các khí độc (H2S, NH3, CH4) ở tầng nước đáy được đưa lên và khuếch tán vào không khí, nước được sát trùng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bởi tia cực tím của mặt trời. Nước hồ sau khi xử lí có thể bơm quay trở lại hồ duy trì mực nước trong hồ hay thấm xuống các tầng đất rồi bổ sung một lượng vào hồ.

- Xử lý nước bằng bãi lọc trồng cây ngập nước:

Bãi lọc sẽ được thiết kế tại vị trí nằm phía tây, đường Nguyễn Hữu Thọ có diện tích bãi đất trống khoảng 500m2

. Hệ thống bãi lọc này vùng đất ngập nước nhân tạo với dạng kênh dài và hẹp, độ sâu nhỏ, tùy vào lượng nước đáy bơm hút để thiết kế bãi lọc với diện tích thích hợp. Cấu tạo bãi lọc có 1 lớp đất sét tự nhiên hoặc lớp chống thấm dưới đáy để chống rò rỉ. Trên lớp chống thấm là lớp cát, sỏi lọc. Đồng thời kết hợp trồng các loại cây thủy sinh vật như chuối hoa, chuối nước. Nước tầng đáy sau khi được hút vào bãi lọc và chảy qua các vùng lọc. Các chất ô nhiễm (TSS, COD, NO2-

Lớp 12B QLTNMT 61 Viện KH và CN Môi trường trong bãi lọc như lắng, kết tủa, hấp phụ hóa học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp thụ của thực vật. Nước sau khi được xử lý sẽ chảy vào đường ống dưới đáy bãi lọc sau đó dẫn về hồ.

Hình 3.6.Hệ thống xử lý bằng bãi lọc ngập nƣớc

Ưu điểm phương pháp là hiệu xuất xử lý các chất gây phú dưỡng cao, xử lý ổn định lâu dài, tăng tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái cho khu vực.

Cây trồng lựa chọn phù hợp là cây chuối nước, cỏ vetiver, cây chuối hoa. Theo nghiên cứu kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước hồ Đầm Rong bằng mô hình đất ướt của TS.Trần Văn Quang thì hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm là TSS có hiệu suất đạt 50-80%, COD đạt từ 10-60%, NH4+

Lớp 12B QLTNMT 62 Viện KH và CN Môi trường

Hình 3.7. Hình ảnh cây chuối hoa, chuối nƣớc, cỏ vetiver

d. Quy hoạch các công trình xung quanh hồ

Hồ Linh Đàm hiện đang xây dựng đường dạo, hành lang đồng thời trồng các vành đai cây xanh tại khu vực khu đô thị bán đảo Linh Đàm và một phần đường Nguyễn Hữu Thọ. Việc xây dựng các hạng mục này không chỉ tạo an toàn, thuận lợi cho công tác quản lý và đảm bảo giao thông, chống lấn chiếm, xâm thực hồ mà còn tạo không gian cảnh quan cho khu vực.

Tính khả thì của phương pháp xử lý

Hiện nay hồ Linh Đàm chưa có phương án xử lý nước hồ nên việc áp dụng các phương pháp xử lý nước hồ được đề xuất trên là hợp lý với chất lượng nước được phân tích và phù hợp với điều kiện mặt bằng, diện tích đất hiện có thuộc khu vực hồ. Các phương áp xử lý nước hồ được đề xuất đã được nghiên cứu và được áp dụng thành công trên nhiều hồ của thành phố và cho kết quả xử lý đạt hiệu quả cao. Với phương pháp thả cây thủy sinh trên mặt nước và lắp đặt đài phun nước nên áp dụng luôn với hồ, phương pháp thông khí tầng đáy và xử lý bằng bão lọc trồng cây nên được nghiên cứu thêm để đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, các phương pháp đề xuất để xử lý nước hồ Linh Đàm là khả thì với chất lượng nước hiện tại và phù hợp với đặc điểm của hồ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng phú dưỡng của một số hồ trên địa bàn hà nội và đề (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)