0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá tình trạng phú dƣỡng các hồ nghiên cứu qua các thông số riêng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 37 -42 )

biệt.

Lớp 12B QLTNMT 32 Viện KH và CN Môi trường

Hình 2.1. Diễn biến nồng độ DO của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

Từ biểu đồ thể hiện giá trị DO của các hồ qua các năm so với QCVN 08: 2008/BTNMT loại B1 cho thấy: hàm lượng DO dao động từ 2÷10,39 mg/l, năm 2012 hồ Văn Chương, Linh Đàm có hàm lượng DO = 2÷2,65 mg/l thấp hơn quy định 2 lần. Điều này cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong nước hồ giảm mạnh năm 2012 (tại Linh Đàm, Văn Chương), ảnh hưởng đến sự hô hấp, quang hợp, sự phát triển của các vi sinh vật và quá trình phân hủy các chất hữu cơ, giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Năm 2014 hồ Văn Chương có nồng độ DO = 3 mg/l thấp nhất và không đạt yêu cầu, còn các hồ đều lớn hơn QCCP. Nguyên nhân, do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, nước hồ có màu xanh của tảo nên hạn chế quá trình quang hợp của thực vật và lượng oxy xâm nhập vào hồ.

- Thông số ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD5)

Từ hình 2.2 cho thấy hàm lượng COD các hồ dao động từ 18÷101 mg/l, trong đó đa phần các giá trị đều vợt quá QCCP. 02 hồ có giá trị tăng từ năm 2013 - 2014 là Hồ Tây từ 29÷ 67 mg/l, Văn Chương từ 94,5÷ 101 mg/l với hồ Linh Đàm, Đống Đa có hàm lượng COD giảm 2 năm gần đây từ 74,5÷ 67 mg/l, 61,5÷ 29 mg/l tuy nhiễn vẫn cao so với QCCP. Với nồng độ nhu cầu oxy hóa hóa học cao của các hồ làm ảnh hưởng xấu đến lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa các chất hữu cơ

Lớp 12B QLTNMT 33 Viện KH và CN Môi trường trong nước. Các hồ nghiên cứu bị ô nhiễm chất hữu cơ càng nặng thì nguy cơ bị phú dưỡng càng cao.

Hình 2.2. Diễn biến nồng độ COD của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

+ Thông số BOD5

Hình 2.3. Diễn biến nồng độ BOD5 của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

Cũng giống với COD hàm lượng BOD5 cũng ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa sinh học trong môi trường nước hồ, hàm lượng BOD5 qua các năm có sự biến

Lớp 12B QLTNMT 34 Viện KH và CN Môi trường động theo chiều tăng của các hồ (Linh Đàm 6,9÷ 39,5 mg/l, Đống Đa 19÷ 30 mg/l, Văn Chương 34÷ 47,5 mg/l) riêng hồ Tây có giá trị từ các năm 2010-2013 đều thấp, nhỏ hơn QCCP với giá trị nhỏ nhất năm 2013 là 11mg/l.

- Thông số NH4+

Hình 2.4. Diễn biến nồng độ NH4+ của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

Hàm lượng NH4+

04 hồ qua các năm dao động từ 0,7 ÷ 4,85 mg/l. Tất cả các hồ từ năm 2008- 2014 có hàm lượng NH4+ cao hơn QCCP (hồ Linh Đàm năm 2009 có giá trị thấp nhất NH4+ = 0,7 mg/l, hồ Đống Đa năm 2009 có giá trị cao nhất NH4+ = 4,85 mg/l gấp 9 lần QCCP ). Nhìn chung các hồ đều có giá trị cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm gần đây điểm hình hồ Tây (2,23 ÷ 1,22 mg/l) và Đống Đa (4,85 ÷ 1,18 mg/l).

- Thông số NO3-

Từ bảng 2.5 cho thấy hàm lượng NO3- các hồ nghiên cứu qua các năm 2008- 2014 đều thấp và nằm trong QCCP hiện hành. Hồ Tây có giá trị lớn nhất (NO3-

= 2,315 mg/l) năm 2013, giá trị thấp nhất (NO3- = 0,06 mg/l) năm 2014 của hồ Văn Chương.

Lớp 12B QLTNMT 35 Viện KH và CN Môi trường

Hình 2.5. Diễn biến nồng độ NO3- của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

- Thông số PO43-

Hình 2.6. Diễn biến nồng độ PO43- của nƣớc hồ nghiên cứu qua các năm

Hàm lượng PO43- tại các hồ nghiên cứu giảm dần từ năm 2009 đến nay, hồ Tây có giá trị từ 1,4 ÷ 0,1 mg/l, hồ Đống Đa từ 0,87÷ 0,1 mg/l, Linh Đàm từ 0,28 ÷ 0,1 mg/l. Hồ Văn Chương năm 2014 có PO43- =0,304 mg/l cao hơn QCCP.

Như vây, các thông số gây ô nhiễm chính cho các hồ nghiên cứu cũng như các hồ Hà Nội là DO, COD, BOD5, NH4+, PO43-

Lớp 12B QLTNMT 36 Viện KH và CN Môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ (Trang 37 -42 )

×