Xây dựng các sảnphẩm du lịch độc đáo, bản sắc riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 86 - 90)

4. Bố cục luận văn

4.2.3. Xây dựng các sảnphẩm du lịch độc đáo, bản sắc riêng

a) Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch

- Xây dựng các tour tuyến du lịch, phối hợp với các công ty lữ hành xây dựng các tour tuyến du lịch chuyên đề, theo mùa vụ, đối tượng khách. Ưu tiên các thế mạnh sẵn có như du lịch tâm linh, khám phá thiên nhiên, thưởng thức hoa….

- Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách ở VQG Ba Vì, mới đây, Ban Giám Đốc VQG Ba Vì đã xây dựng đề án phát triển các sản phẩm du lịch ở VQG Ba Vì. Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: Tham quan thắng cảnh, lưu trú, vui chơi giải trí, tìm hiểu, bán đồ lưu niệm, cây thuốc nam, khám phá tìm hiểu đa dạng sinh học, giá trị địa chất, tìm hiểu văn hoá bản địa v.v.. Các loại hình du lịch này sẽ được phát triển ở nhiều khu vực: khu 400, khu 600, khu 800, khu cốt 1100, khu Đền Trung, khu cư dân vùng đệm… Việc xây dựng các sản phẩm du lịch được xác định rất rõ trên quan điểm khi thực hiện phương án là không để việc phát triển các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; không đầu tư các công trình xây dựng trong vùng lõi của rừng…

78

- Hiện nay, Ban Giám đốc và các phòng ban trực thuộc VQG Ba Vì đã khảo sát, đánh giá lại toàn bộ hoạt động du lịch đang diễn ra ở Vườn và xây dựng phương án thống nhất kiện toàn quản lý để định hướng đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch. Theo quan điểm của Ban Giám đốc, phát triển du lịch ở Vườn là để làm công tác bảo tồn, lấy nguồn kinh phí bảo tồn quay lại để làm sản phẩm phát triển du lịch, phát triển nhưng không phá vỡ bảo tồn, phát triển lấy nguồn lực để bảo tồn. VQG Ba Vì sẽ phát triển du lịch từ tiềm năng, từ những thế mạnh về giá trị thẩm mỹ để định hướng cho khách du lịch có được những sản phẩm du lịch liên quan tới du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Lợi thế của VQG Ba Vì mà các khu du lịch khác không có được đó là cộng đồng người Dao, Mường sống ở vùng Đệm. Để bảo tồn nét văn hoá đồng bào xung quanh Vườn và xây dựng thành các sản phẩm tham quan du lịch, Ban Giám đốc Vườn đang xây dựng phương án bảo tồn và hỗ trợđồng bào trong sinh kế. Khi đồng bào ổn định cuộc sống, họ có thể phục vụ khách du lịch và bán các sản phẩm truyền thống: như thuốc Nam người Dao, các sản phẩm mỹ nghệ đan bằng tre, trúc…

b) Đẩy mạnh công tác cho thuê môi trường rừng để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái

Theo Quyết định số 1181/QĐ-BNN-TCLN ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2010 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” có 23 điểm cho thuê môi trường rừng. Đến nay mới có 3 điểm cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong những năm tới cần xúc tiến, kêo gọi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng.

79

Bảng 5. Biểu tổng hợp các điểm cho thuê môi trƣờng rừng để kinh doanh dịch vụ DLST Số TT Tên điểm du lịch Địa điểm (xã- huyện) Diện tích quy hoạch Tài nguyên du lịch 1 Khu Suối Mơ

Yên Bài –Ba

Vì 75,0

Suối nước quanh năm, địa hình rộng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

2 Khoang Xanh

Vân Hòa- Ba

Vì 90,0

Suối đá kỳ thú, tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

3 Thác Đa Vân Hòa- Ba

Vì 71,0

Địa hình, rừng đa dạng, tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

4 Thiên Sơn Suối Ngà

Vân Hòa- Ba

Vì 394,9

Có thác, suối nước, môi trường rừng đa dạng

5 Tiên Sa Tản Lĩnh- Ba

Vì 54,3

Có cảnh quan hồ nước, đồi rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

6 Ao Vua Xã Ba Vì- H.

Ba Vì 80,0

Có suối, thác đẹp, rừng tái sinh tự nhiên, tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

7 Dy Minh Quang

- Ba Vì 120,0

Vách đá dựng đứng, liền kề đồi thấp

8 Bãi Dài Vân Hòa- Ba

Vì 70,0

Có suối, rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

80 9 DL Thanh

Long

Vân Hòa- Ba

Vì 53,9

Đồi, rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

10 Suối Yến- XChóng

Yên Bài- Ba

Vì 70,0 Suối, địa hình đồi thấp

11 Khu Đồi Pheo

Yên Bài- Ba

Vì 50,0

Đồi núi có tầm nhìn đẹp (nhìn xuống khu làng văn hóa, hồ Đồng Mô)

12 Suối Cốc Xã Ba Vì- H.

Ba Vì 65,0

Có suối, rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

13 Suối Cái Minh Quang

- Ba Vì 70,0

Bên đường đi đền Trung có suối, rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

14 Chùa Kho- Suối Mít Khánh Thượng - Ba Vì 120,0

Có chùa Kho, suối, nhìn ra sông Đà 15 Suối Bóp KhánhThượng- Ba Vì 85,0 Phía dưới là cánh đồng rộng lớn sát chân núi 16 Trại Khoai Phú Minh- Kỳ Sơn 70,0

Đồi núi, suối có địa thế, cảnh quan đẹp.

17 Suối ấm- Đèo Bụt

Yên Quang-

Kỳ Sơn 40,0

Đồi núi, suối có địa thế, cảnh quan đẹp.

18 Suối Rủ Yên Quang-

Kỳ Sơn 70,0

Đồi núi, suối có địa thế, cảnh quan đẹp.

19 DL Thành Thắng

Dân Hòa- Kỳ

Sơn 80,0

Có suối, rừng tiếp giáp với khu du lịch hiện có trên đất địa phương quản lý

81 20 Suối Tải

Mặc

Dân Hòa- Kỳ

Sơn 156,1

Có suối lớn, địa thế, cảnh quan đẹp.

21 Suối Mè Tiến Xuân 70,0 Đồi núi, suối có địa thế, cảnh quan đẹp.

22 Đỉnh Viên Nam

Phúc Tiến,

D.Hoà 400,0

Đỉnh núi cao, tầm nhìn thoáng, đẹp, khí hậu thích hợp nghỉ dưỡng

23 Núi Da Dê

Khánh

Thượng, Yên Bài

200,0 Đỉnh núi cao, tầm nhìn thoáng, đẹp, khí hậu thích hợp nghỉ dưỡng

Nguồn [25]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 86 - 90)