Nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 79)

4. Bố cục luận văn

4.1.1. Nâng cao năng lực

a) Nâng cao năng lực cán bộ

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về công tác quản lý dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa, quy định của pháp luật về quản lý dịch vụ văn hóa nói chung, dịch vụ văn hóa của VQG Ba Vì nói riêng cũng như công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ cho các đối tượng liên quan, cụ thể:

- Cán bộ, viên chức và người lao động VQG; - Chính quyền địa phương;

- Các đơn vị thuê môi trường rừng, liên kết.

b) Nâng cao năng lực phục vụ b.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Mặc dù trong một số năm gần đây, sản phẩm du lịch của VQG Ba Vì có nhiều khởi sắc nhưng nhìn chung hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như các sản phẩm du lịch vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhằm phát huy thế mạnh, sức cạnh tranh với các khu du lịch lân cận cần đầu tư phát triển sản phẩm và định hướng thị trường tập trung vào hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tại nguyên du lịch độc đáo đặc sắc của Vườn để giới thiệu và thu hút khách:

- Các VQG nói chung, VQG Ba Vì nói riêng cần xây nhà trung tâm thông tin và giáo dục môi trường. Tại đây được trưng bày các tiêu bản động

71

vật, thực vật, đất, đá, các bản đồ, sơ đồ, sa bàn…. Mô tả hệ sinh thái rừng, sự hình thành sự sống cũng như giới thiệu tính đa dạng sinh học trong thiên nhiên, ý nghĩa của VQG…

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đi bộ trong rừng hiện có, xây dựng thêm các tuyến đi bộ mới trong rừng, có các biển báo chỉ dẫn, tên cây rừng, diễn giải môi trường trên tuyến giúp du khách trải nghiệm, khám phá các hệ sinh thái rừng, thác nước, các di tích, phế lích lịch sử.

- Cải tạo, nâng cấp vườn thực vật cũng như tuyến đường vào vườn thực vật hiện có, xây dựng thêm một số vườn thực vật mới (đặc biệt là khu vực núi Viên Nam thuộc địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình), nhằm giúp du khách thuận tiện khám phá, trải nghiệm mới cũng như tham quan, học tập và triển khai hoạt động giáo dục môi trường đặc biệt là các đoàn nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các lớp học sinh sinh viên.

- Xây dựng thêm các điểm quan sát, ngắm cảnh dọc tuyến đường giao thông từ cổng kiểm soát vé lên cốt 1.100m nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đặc biệt là giới trẻ.

- Cải tạo, nâng cấp và xây mới nhà nghỉ, nhà hội thảo, nhà hàng ăn uống, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc nam…. Phân khu vực phục vụ các đối tượng khách nghỉ dưỡng cao cấp, bình dân.

b.2. Chất lượng phục vụ

Cần thiết phải xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; đảm bảo phát triển du lịch có hiệp quản dự trên tiềm năng, lợi thế so sánh với các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Cần tuyển mới một số nhân lực được đào tạo bài bản về du lịch, người có trình độ ngoại ngữ tốt làm nòng cốt, ưu tiên người có kinh nghiệm. Đối với nguồn nhân lực hiện có cần tổ chức nhiều lớp đào tạo tại chỗ theo chuyên đề,

72

yêu cầu công việc cụ thể, mỗi người được đào tạo nhiều lớp, làm được nhiều việc, bổ túc thêm về trình độ ngoại ngữ.

Xây dựng đội ngũ hướng dẫn du lịch điểm. Ưu tiên người dân tộc thiểu số địa phương, những viên chức, hợp đồng lao động này không chỉ có kiến thức hướng dẫn du lịch cơ bản mà còn được trang bị thêm kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng, lâm sinh tổng hợp, di lích lịch sử đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháp Báo thiên…

c) Củng cố bộ máy tổ chức

Tổ chức thực hiện công tác quản lý dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa của VQG Ba Vì trách nhiệm chính thuộc Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ. Trung tâm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc theo dõi, chỉ đạo theo mảng công việc cụ thể. Cần rà soát đội ngũ cán bộ hiện có, phân công cán bộ phù hợp với năng lực sở trường, đam mê nghề nghiệp, tăng cường cán bộ chuyên môn về hoạt động du lịch sinh thái, cán bộ có kinh nghiệm bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và hiểu về lịch sử của các khu du lịch tâm linh. 4.1.2. Cơ chế chính sách

a) Khuyến khích thu hút đầu tư

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo hướng khuyến khích phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái. Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư.

- Nhà nước có chính sách đầu tư hạ tầng đến ranh giới quy hoạch của các khu cho thuê môi trường rừng và đối với các điểm du lịch tiềm năng.

- Khuyến khích đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.

- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiệm năng lượng và nước; phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư.

73

- Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

b) Giảm thủ tục hành chính

Cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các bước thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch, lập và phê duyệt dự án nhằm thu hút được các nhà đầu tư.

c) Khoán công việc, thưởng vật chất cho người lao động

Lãnh đạo VQG Ba Vì xem xét, chỉ đạo phòng nghiệp vụ chuyên môn xây dựng cơ chế khoán dịch vụ du lịch, DVVH, trích thưởng cho tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có giải pháp, sáng kiến đem lại lợi ích cho tập thể. Cơ chế khoán, khen thưởng được đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị để áp dụng hàng năm nhằm thu hút giữ và thu hút người tài, người có kinh nghiệm làm việc lâu dài tại VQG Ba Vì.

4.1.3. Áp dụng khoa học công nghệ

Áp dụng khoa học công nghệ trong công tác kiểm tra, giám sát quản lý dịch vụ văn hóa, tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. Mua sắm, lắp đặt Camera giám sát tại một số điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát như: Điểm bán vé, kiểm soát người ra vào cổng, bãi xe, đền thờ, tháp Báo thiên…mua máy định vị GPS cho lực lượng tuần tra bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, lập bản đồ các tuyến trong rừng; mua máy bộ đàm để liên kết giữa các nhóm trong công tác bảo vệ rừng và tài sản của du khách.

Sử dụng các phền mềm trong quản lý giám sát cũng như các hoạt động chuyên môn liên quan đến DVVH, quản lý DVVH

4.1.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Nâng cao năng lực của các đơn vị thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết trong công tác quản lý dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa.

Xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch sinh thái đối với các đơn vị liên kết, thuê môi trường rừng.

74

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và vi phạm trong lĩnh vực DVVH.

4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ văn hóa tại VQG Ba Vì

4.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

a) Một số hình thức tuyên truyền chính

- Phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Ba Vì và các đơn vị liên quan tổ chưc tốt lễ hội Tản Viên Sơn thánh vào dịp rằm tháng giêng hàng năm. Chú trọng thực hiện tốt nghi lễ dâng hương lên Bác đối với các đoàn khách trung ương, địa phương cũng như các cơ quan đơn vị lên dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đỉnh Vua, núi Ba Vì.

- Củng cố, nâng cấp trang Website của VQG Ba Vì cũng như liên kết với trang Website của chính quyền, các cơ quan quản lý du lịch, các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường của du khách.

- Phối hợp với đài truyền hình, báo chí thực hiện một số phóng sự, chuyên đề thuộc thế mạnh của dịch vụ du lịch sinh thái VQG Ba Vì như: du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, thắng cảnh, ngắm hoa…vào thời gian phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm tạo những bước đột phá trong công tác tuyên truyền.

- Xây dựng và tổ chức chương trình giáo dục môi trường cho người dân các thôn bản giáp rừng, học sinh sống gần rừng nâng cao hiển biết về rừng, tình yêu thiên nhiên, pháp luật bản vệ rừng…

- Xây dựng các biển tuyên truyền có nội dung lắng đọng, chất lượng có ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức tự giác của mỗi du khách vào VQG.

b) Nội dung tuyên truyền

- Giáo dục tuyên truyền đề du khách và cư dân vùng đệm nhận thức được tầm quan trọng của Rừng, Việc giữ gìn môi trường Rừng và bảo tồn các loài động thực vật là một việc hết sức quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Giáo dục tuyên truyền có nhiều hình thức như : Tổ chức cho một đoàn lên

75

trồng cây tại Vườn, tại đây ta có thể giới thiệu về sự đa dạng của Vườn, ý nghĩa của việc trồng cây và tác hại của việc nếu hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng như thế nào giúp cho du khách nhận thức, được trải nghiệm. Hình thức trình chiếu slide cho các sinh viên học sinh và cư dân vùng đệm được triển khai thường xuyên giúp tăng cường nhận thức và hành vi.

- Trong thực tế hiện nay, còn một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ nói chung, dịch vụ văn hoá nói riêng còn có mặt hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi Đảng Ủy, Ban Giám Đốc, nhất là đối với Trung tâm GDMT&DV phụ trách mảng du lịch của Vườn cần phải tiếp thu, quán triệt những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhận thức về phát triển dịch vụ văn hoá một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, nhất là các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chuyên môn cho cán bộ, đảng viên và cư dân vùng đệm để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động dịch vụ văn hoá lành mạnh vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của dịch vụ văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá trong tình hình mới.

- Trong quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa của Vườn cần phải bổ sung việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật của hoạt động quản lý dịch vụ văn hóa đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thuê môi trường rừng, đơn vị liên kết để tăng trách nhiệm với Vườn

- Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về dịch vụ văn hoá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức thiết thực, cụ thể:

+) Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng các văn bản chỉ đạo của tỉnh về những quy định trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa thông qua hệ thống thông tin đại chúng như tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, Bản tin. Tổ chức thông tin phổ

76

biến rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.

+) Đưa ra những quy định về hình thức xử phạt đối với những hoạt động vi phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ văn hoá ở Vườn. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, quy định bằng văn bản cam kết và được treo dán, phổ biến ở những tuyến điểm, những đơn vị hoạt động dịch vụ văn hóa để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy và tự giác chấp hành.

+) Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt. Vấn đề này cần thực hiện thường xuyên để các đơn vị liên kết làm về dịch vụ nắm bắt kịp thời thông tin và thực hiện.

+) Tổ chức các buổi tiếp xúc, các buổi giao lưu giữa các đơn vị liên kết, thuê môi trường rừng, cư dân vùng đệm làm về dịch vụ văn hóa chấp hành nghiêm túc các quy định về hoạt động dịch vụ văn hoá.

4.2.2. Định hướng thị trường khách

a) Khách quốc tế

Duy trì các thị trường trọng điểm hiện có là châu Á và châu Âu, các thị trường này rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái. Thu hút lượng khách đi du lịch nội vùng và khách du lịch sang Việt Nam với các mục đích khác nhau. Số lượng khách du lịch sang Việt Nam do nhiều mục đích ban đầu khác nhau có khuynh hướng tham gia du lịch sinh thái là rất lớn, với các biện pháp thông tin, quảng cáo sinh cảnh đồng thời kết hợp với các công ty lữ hành tuyên truyền loại hình du lịch mạo hiểm (tuyến vách đá trắng), du lịch khám phá nhằm thu hút khách có xu hướng mới tham gia.

Mở rộng thị trường khách châu Úc, châu Âu là đối tượng khách có nhận thức cao về du lịch sinh thái, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng làm điểm thu hút khách quốc tế.

77 b)Khách nội địa:

Chú trọng công tác tổ chức nghi lễ dâng hương trang trọng cho các đoàn khách đến báo công, viếng Bác, lễ kết lạp đảng viên mới, tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua, núi Ba Vì nhằm thu hút các đoàn khách, các lớp học chính trị.

Tổ chức các chương trình trồng cây gây rừng trong VQG Ba Vì, cắm trại, lửa trại, vọng cảnh nhằm thu hút các cháu học sinh, sinh viên đến tham quan, khám phá thiên nhiên.

Phát triển du lịch cộng đồng, tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc địa phương như múa sạp, cồng chiêng...với sự tham gia của người dân địa phương nhằm thu hút sự tham của khách nội địa.

4.2.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, bản sắc riêng

a) Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch

- Xây dựng các tour tuyến du lịch, phối hợp với các công ty lữ hành xây dựng các tour tuyến du lịch chuyên đề, theo mùa vụ, đối tượng khách. Ưu tiên các thế mạnh sẵn có như du lịch tâm linh, khám phá thiên nhiên, thưởng thức hoa….

- Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách ở VQG Ba Vì, mới đây, Ban Giám Đốc VQG Ba Vì đã xây dựng đề án phát triển các sản phẩm du lịch ở VQG Ba Vì. Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: Tham quan thắng cảnh, lưu trú, vui chơi giải trí, tìm hiểu, bán đồ lưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)