Cho thuê môi trường rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 63 - 65)

4. Bố cục luận văn

3.2.2. Cho thuê môi trường rừng

động DLST)

Năm 2003, VQG Ba Vì được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng.

55

Sau khi lập đề án, có 2 đơn vị đủ điều kiện để VQG Ba Vì ký hợp đồng là: Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh, với diện tích thuê là 252ha rừng. Công ty du lịch Thác Đa, với diện tích 71 ha. Mức kinh phí 500.000 đồng/ha/năm. Nhìn chung công tác cho thuê môi trường rừng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên đến nay chỉ còn Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh hoạt động. Tổng doanh thu năm 2015 từ hoạt động du lịch của đơn vị thuê môi trường rừng gần 20 tỷ/ năm và năm sau tăng hơn năm trước khoảng (10-:-15)%. Công ty du lịch Thác Đa ngừng hoạt động vì do chủ hợp đồng thuê môi trường rừng gặp sự cố đặc biệt [25].

Năm 2014, VQG Ba Vì ký hợp đồng thuê môi trường đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tịa khu vực núi Da Dê-VQG Ba Vì với ông ty cổ phần Hóa dầu quân đội, diện tích 200ha, mức kinh phí 500.000đồng/ha/năm. Đến nay, dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục, chưa hoạt động.

Theo báo cáo tổng kết đề án thì điểm sử dụng môi trường rừng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì năm 2008 đã đem lại một số kết quả cụ thể như sau:

- Hoạt động du lịch đúng hướng, đúng quy định quản lý ngành, đúng luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Rừng được quản lý và bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, người và gia súc phá hoại. Hàng năm, VQG (nhà nước) không phải bỏ tiền thuê quản lý bảo vệ rừng. Vườn thu được tiền cho thuê môi trường rừng để tái đầu tư bảo vệ rừng.

- Vườn (nhà nước) không phải cấp kinh phí đầu tư trồng rừng mới trên diện tích đất trộng. Đơn vị thuê môi trường rừng đã tự bỏ vốn trồng mới, cải tạo, nuôi dưỡng làm giàu rừng với lượng kinh phí hàng tỷ đồng.

- Tăng thu cho ngân sách địa phương thông qua kết quả hoạt động kinh doanh du lịch hàng tỷ đồng.

- Mở ra thi trường tại chỗ để tiêu thụ nông sản, thực phẩm và hàng hóa do người dân địa phương sản xuất. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống

56

vật chất, tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong khu vực (hàng năm tiêu thụ hàng trăm tấn lương thực, hàng trăm tấn thịt, cá và nhiều rau củ quả do nhâ dân vùng đệm sản xuất).

Do hiệu quả mang lại từ hoạt động thí điểm cho thuê môi trường rừng, cơ quan có thẩm quyề đã xây dựng nhiều chính sách mới khuyến khích phát triển lâm nghiệp và cho nhân rộng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch trên phạm vi cả nước [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)