4. Bố cục luận văn
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi không gian
Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này trong phạm vi VQG Ba Vì, và cư dân vùng đệm xung quanh Vườn ( tập trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc người Dao, Mường)
2.3.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
38 - Du lịch sinh thái VQG Ba Vì
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
2.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận a)Tiếp cận hệ sinh thái: a)Tiếp cận hệ sinh thái:
Khái niệm: Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Nó là khung cơ bản cho hành động của Hiệp định về Đa dạng sinh học (CBD) và bao gồm 12 nguyên lý. Khi xem xét làm thế nào để có thể thực hiện tốt nhất tiếp cận hệ sinh thái, đã có một vài nỗ lực để xếp hạng các nguyên lý theo mức độ quan trọng hoặc theo chủ đề [29].
-) 12 Nguyên lý của Tiếp cận hệ sinh thái [29].
1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.
2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.
3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.
4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm: (i) Giảm những khiếm khuyết của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học; (ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học và (iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi nhất.
5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.
39
7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.
8. Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn.
9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.
10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.
11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa và địa phương, sự đổi mới và thực tiễn.
12. Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học.
12 nguyên lý tiếp cận được tổ chức làm 5 bước như sau [29].
Bước A Xác định các nhóm có liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và phát triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái
Bước B Phác họa cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế để quản lý và giám sát nó
Bước C Xác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân hệ sinh thái
Bước D Xác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này tới các hệ sinh thái lân cận
Bước E Xây dựng các mục tiêu dài hạn, và các giải pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu này.
Tác giả áp dụng:
Do thời gian công tác 3 năm ở VQG Ba Vì nên tác giả cũng đã được đi trực tiếp rất nhiều lần để nghiên cứu và tiếp cận các HST trong rừng theo chương trình “Theo dõi diễn biến tài nguyên”, tổng hợp được số liệu cụ thể về tình trạng phân bố của các loài thực vật, động vật. Trên cơ sở đó sẽ giảm
40
những khiếm khuyết của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học, việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.
b) Tiếp cận hệ thống
Khái niệm: Tiếp cận Hệ thống trong học thuyết của Bertalanffy là sự kết hợp giữa phương pháp phân tích và tổng hợp. Bertalanffy cho rằng tất cả các hệ thống được các nhà vật lý nghiên cứu là hệ thống cô lập - hệ thống không có tương tác gì( trao đổi vật chất và năng lượng) với môi trường bên ngoài.
Như vậy, Tiếp cận Hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trường và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phương pháp, công cụ cụ thể được tiếp cận hệ thống sử dụng.
Tác giả chọn phương pháp tiếp cận dựa trên tổng thể, thông qua phần mềm bản đồ GIS, cũng như các phần mềm ứng dụng trong việc quản lý tài chính để thống kê con số đầy đủ và chính xác để phục vụ cho luận văn của mình.
c) Bảo tồn dựa vào cộng đồng
Khái niệm cộng đồng xã hội:
Chỉ một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. §ó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của
41
các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn (Từ điển Bách khoa Việt Nam – Hà Nội 1995).
Tính đa dạng của cộng đồng:
Phạm vi của cộng đồng về thực tế rất khác nhau. Trong một số trường hợp nó đa dạng đến mức độ mà khái niệm về cộng đồng hình như không thể áp dụng được. Trong thực tế ta vẫn phải sử dụng nó và phải chăng nó không có một ý nghĩa khoa học thực sự nào?
Cơ sở cấu trúc của cộng đồng:
Ta có thể xây dựng một mô hình cộng đồng trong sự đa dạng như đã nói không? Điều kiện cần thiết cho một cộng đồng tồn tại là gì? Vận dụng khái niệm cộng đồng vào một cộng đồng ở nông thôn thì thật là khó vì nó rất đa dạng và mâu thuẫn.
Như khái niệm ở trên cộng đồng ở đây là các cư dân vùng đệm xung quanh VQG Ba Vì trải dài trên 5 huyện 16 xã. Đối với người dân ở cả phần cao và phần thấp của bản, việc thành lập VQG bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH hàm ý sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hơn, hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú hơn và đặc biệt là có nhiều cơ hội việc làm cho họ để kiếm nguồn thu nhập (làm công nhân nuôi trồng và bảo vệ rừng). Người dân địa phương hy vọng rằng họ sẽ được tham gia vào việc quản lý và bảo vệ khu vực bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH ở VQG. Hơn thế họ còn hy vọng được đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với cán bộ của Ban quản lý VQGphụ trách việc quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH.
Nhận thức Ngƣời dân ở phần thấp Ngƣời dân ở phần cao
Định nghĩa về bảo tồn
- Rừng được bảo vệ: tất cả các hoạt động săn bắn động vật quý hiếm, khai thác gỗ, đốt rừng, khai thác vàng và đặt bẫy thú rừng đều phải cấm.
- Công tác bảo tồn phải được xem là công việc chung của tất
- Rừng và các tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ.
- Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, đốt rừng, khai thác gỗ,...
- Bảo tồn là công việc hết sức quan trọng, là công việc của
42
cả mọi người. Cần thiết phải có một đội bảo vệ chuyên nghiệp để giải quyết những trường hợp khẩn cấp.
- Cần phải phân định ranh giới rõ ràng giữa khu vực bảo tồn và khu vực sản xuất, trồng rừng. - Để công tác bảo tồn được thực hiện tốt, cần thiết phải có một kế hoạch, chương trình, dự án, tổ chức rõ ràng ở tất cả các cấp.
cả nhà nước lẫn người dân địa phương.
- Người dân địa phương sẽ có được việc làm từ hoạt động bảo tồn. Cuộc sống khi không có sự quản lý của VQG - Tự do tiếp cận rừng, đốt phá rừng để dò tìm phế liệu chiến tranh, canh tác, khai thác gỗ và săn bắt.
- Tự do du canh, du cư. - Tự do thả gia súc gia cầm. - Ý thức của người dân về thiên tai thấp.
- Cuộc sống của người dân phụ thuộc vào rừng.
- Tự do tiếp cận rừng
- Cuộc sống vất vả và đói nghèo.
- Hàng năm người dân phải di dời chổ ở thường xuyên. - Nỗ lực hơn trong công tác trồng rừng để mang lợi ích cho thế hệ tương lai.
Cuộc sống khi có sự quản lý của VQG
- Không được tự do vào rừng, không được chặt cây, săn bắt chim thú, làm nương rẫy… trong VQG.
- Có nhiều kiến thức hơn về rừng và cải thiện tình trạng mù chữ.
- Cơ sở hạ tầng tốt hơn.
- Người dân sống gần rừng có cơ hội ổn định cuộc sống hơn thông qua các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng.
- Công tác bảo tồn sẽ hạn chế lũ lụt, thiên tai, môi trường sống tốt hơn cho nhân loại. - Chú trọng vào trồng rừng, canh tác dưới tán rừng trong phân khu phục hồi sinh thái dưới sự hướng dẫn của VQG nhằm nâng cao thu nhập. - Có nhiều khu du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, người dân có thêm việc làm, cuộc sống được cải thiện, nâng cao.
43
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn (đường, trường học, y tế,…)
Vai trò đối với công tác quản lý VQG Ba Vì
- Có được quyền quản lý, bảo vệ khu bảo tồn và nhận được thù lao.
- Nói chung, công tác quản lý nên dựa trên sự hợp tác giữa cán bộ bảo vệ và người dân địa phương tạo nên một đội ngũ bảo vệ thường trực.
- Người dân địa phương có thể khai thác một số nguồn lợi từ gỗ, các sản phẩm từ gỗ,…
- Tất cả mọi người dân phải bảo vệ rừng (bao gồm cả động thực vật trong rừng).
- Người dân địa phương mong muốn trở thành nhân viên bảo vệ VQG.
Nguồn: Điều tra thực địa, 2015 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Thu thập và phân tích số liệu
Luận văn kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ hệ sinh thái và dịch vụ văn hóa; đồng thời kế thừa một số tài liệu, nghiên cứu liên quan của đồng nghiệp tại Vườn, số liệu liên quan đến kinh tế - xã hội, tổng lượng khách lên Vườn, tiền vé tham quan thắng cảnh, tiền du khách sử dụng dịch vụ trong Vườn.
b) Nghiên cứu thực địa (Phương pháp điền dã)
Địa điểm nghiên cứu cũng chính là nơi tác giả làm việc từ 30/4/2014 cho tới nay, chính điều này tác giả đã có rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tổng hợp về cảnh quan, đa dạng sinh học, hiểu rõ tri thức bản địa của cư dân vùng đệm…thông qua những lần điền dã đi khảo sát, thu thập thông tin.
c) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Tác giả sử dụng 3 công cụ chính gồm:
- Phỏng vấn sâu: Tác giả đã đi tới các thôn, xã vùng đệm hỏi các trưởng thôn và lãnh đạo xã về điều kiện dân sinh, tập tục, tương tác giữa cư dân vùng đệm với Rừng và sự tuân thủ các quy định pháp luật của người dân trong việc
44
bảo vệ và phát triển rừng, lắng nghe các tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn của cư dân để chia sẽ và đề xuất các vấn đề trong đề tài.
Bảng hỏi tác giả soạn ra phỏng vấn cư dân vùng đệm
Bảng 3. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CƯ DÂN VÙNG ĐỆM Họ và tên
Giới tính Nam Nữ
Tuổi 20-30 tuổi 30-50 tuổi trên 50 tuổi <20 tuổi
Trình độ học vấn
Tiến Sĩ Thạc Sĩ Đại Học Cao Đẳng Trung Cấp Khác
Câu hỏi 1. Dân số của thôn, xã của anh chị là bao nhiêu ?
2. Anh, chị cho biết một số đặc điểm xã hội : dân tộc ? số lượng ? về tình hình kinh tế ? dịch vụ y tế? nét văn hóa, lễ hội... tại thôn, xã mình ?
3. Anh, chị cho biết các ngành nghề chủ yếu của người dân tại thôn, xã mình ? Thu nhập bình quân của anh chị và người dân trong thôn, xã khoảng bao nhiêu ?
4. Các anh, chị cho biết ý thức của người dân của mình đối với Rừng nói chung và Vườn quốc gia Ba Vì nói riêng ?
5. Các anh, chị có hay vào rừng lấy tài nguyên của rừng như đặt bẫy thú, lấy các lâm sản ngoại gỗ không ?
6. Các anh, chị có thể nêu một số tâm tư tình cảm, cũng như nguyện vọng của mình đối với việc phát triển du lịch văn hóa tại địa phương mình cũng như phát triển du lịch của Vườn ?
7. Tinh thần hợp tác và hỗ trợ của Vườn cũng như thôn xã các anh chị trong việc bảo vệ Rừng như thế nào ?
- Phỏng vấn bán cấu trúc (bảng hỏi phụ luc I) : Tác giả đã làm 200 phiếu bảng hỏi để lấy ý kiến từ du khách, từ đó tổng hợp lại để đánh giá một cách tổng thể.
- SWOT (Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) : thông qua hiện trạng phát triển du lịch của VQG Ba Vì, và kết hợp với việc phỏng vấn và bảng hỏi, tác giả sẽ phân tích những điểm mạnh điểm yếu, thách thức, cơ hội đối với sự phát triển du lịch của VQG Ba Vì.
45
d) Phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái
Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho việc khai thác bền vững những giá trị tiềm năng của đa dạng sinh học. Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch phát triển đang được xem là công cụ hiệu quả giúp các nhà lập kế hoạch và ra quyết định hiểu rõ hơn giá trị của đa dạng sinh học và các loại hình dịch vụ hệ sinh thái khác nhau.
Lồng ghép dịch vụ HST tại VQG Ba Vì là một cách tiếp cận từng bước giúp xác định và tích hợp các dịch vụ HST vào các kế hoạch, chương trình và các quyết định phục vụ cho phát triển. Việc xây dựng và triển khai công cụ này nhằm hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách xây dựng quy trình riêng giúp thẩm định và xem xét kỹ lưỡng các lợi ích tự nhiên trong lựa chọn của họ. Lồng ghép dịch vụ HST cũng phân tích sự đánh đổi môi trường và kinh tế