Khoa học,giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 68)

4. Bố cục luận văn

3.4.3. Khoa học,giáo dục

- Khám phá nơi đây, du khách càng dễ bị choáng ngợp trước vô vàn những gốc cổ thụ, lá rộng, lá kim, những thảm thực vật đa dạng, từ những loài tán rộng như kháo vàng, cho đến những rừng muồng đen, sến… thẳng tắp,

60

hay cả những loài dây leo kỳ dị bám đầy thân cây, sự đa dạng loài thực vật đã thu hút rất nhiều các đoàn trường, học sinh , sinh viên lên nghiên cứu học tập. 3.4.4. Chữa bệnh và nghỉ dưỡng

Cư dân vùng đệm quanh VQG Ba Vì chủ yếu là người Dao, người Mường. Dân tộc Dao gốc Trung Quốc họ rất giỏi về thuốc Nam, họ hay vào Vườn để lấy thuốc về xao, phơi đem bán cho khách du lịch: Củ dòm, Hoàng tinh hoa trắng, cây máu người, chuối rừng … Tính hiệu quả của các phương thuốc này rất tốt được rất nhiều du khách, cư dân xung quanh tin dung.

3.5. Lƣợng giá dịch vụ văn hóa

Dựa trên du lịch (Travel cost) và sẵn sàng chi trả (WTP)

Qua phát 200 phiếu khảo sát (Mẫu phiếu mục 2.1 chương II) kết quả thu được (Hình 7, Hình 8, Hình 9, Hình 10, Hình 11, Hình 12, Hình 13) như sau

3.5.1. Độ tuổi khách tham quan

Hình 7. Biểu đồ độ tuổi khách tham quan Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Độ tuổi khách tham quan từ độ tuổi 50-60 (42,5%) chiếm đa phần, do thời gian tác giả thực hiện phát phiếu vào dịp đầu năm lượng khách đi lễ tâm linh đầu năm đông. Nhưng cũng không thể khổng kể đến lượng du khách trong độ tuổi từ 15 tới 30 tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên tới Vườn thăm thú cảnh quan và đi lễ.

61

3.5.2. Địa điểm nơi du khách xuất phất

Hình 8. Biểu đồ nơi du khách xuất phát tới Vườn Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Đa số du khách đến với VQG là ngoại tỉnh từ các tỉnh lân cận : Phú Thọ, Hòa Bình, Mai Châu…. Nhìn biểu đồ (hình 8) có thể thấy lượng du khách đến chủ yếu là ngoại tỉnh chiếm 54%. Lượng du khách địa phương ở đây chủ yếu là dân cư xung quanh khu vực huyện Ba Vì và các huyện lân cận.

3.5.2. Phương tiện đi lại

Hình 9 . Biểu đồ phương tiện đi lại của du khách Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Nhìn vào biểu đồ (Hình 9) cho thấy phương tiện đi lại của du khách chủ yếu là xe máy chiếm tới (56%) và ô tô công cộng (27%) . Ô tô gia đình

62

chiếm 1 phần nhỏ (7,5%), đó là các gia đình có điều kiện kinh tế. Còn lượng du khách đi ô tô công cộng ở đây đó là cả đoàn thuê xe để đi Ba Vì du lịch.

3.5.3. Mục đích tham quan

Hình 10. Biểu đồ mục đích tham quan của du khách Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Nhìn biểu đồ (hình 10) thấy rằng việc đi lễ của người dân rất được chú trọng và quan tâm. Có tới 73% du khách đi lễ dầu năm, một lượng khoảng 22,5 % du khách tham quan và một phần nhỏ 4,5% lượng du khách lên nghiên cứu tham gia học tập. Tuy nhiên ở mỗi một thời điểm khác nhau trong năm thì lượng khách du lịch tham quan đến sẽ với mục đích khác nhau.

3.5.4. Thời gian lưu trú

63

Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015 Thời gian lưu trú: Theo điều tra

- Du khách tham quan trong ngày (168 người) trung bình mất khoảng: 6 h lưu trú trên Vườn.

- Du khách tham quan 2 ngày (28 người) trung bình mất khoảng : 30 h lưu trú trên Vườn.

- Du khách tham quan trên 2 ngày ( 4 người ) trung bình mất khoảng 80 h lưu trú trên Vườn.

Nên thời gian lưu trú trung bình của 1 du khách trên Vườn là : 10.84 h Tác giả thực hiện phép tính dựa trên:

Nhân lần lượt lượt khách tham quan trong ngày, 2 ngày, trên 2 ngày với số giờ (h) họ lưu trú sau đó tổng lại chia đều cho 200 người sẽ ra thời gian lưu trú Trung bình của 1 du khách trên Vườn.

3.5.5. Thu nhập bình quân của du khách

Hình 12. Biểu đồ thu nhập bình quân của du khách Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Bình quân thu nhập của 1 du khách/1 ngày

Dựa vào thu nhập bình quân của du khách ta có thể chia được bình quân thu nhập của 1 du khách/ 1 ngày là : 235.750 đồng = 236.000 đồng/1 ngày

Tác giả thực hiện phép tính dựa trên:

(Thu nhập bình quân từng mức) X (số lượng người ) Sau đó cộng tất cả lại chia đều cho 200 du khách sẽ ra thu nhập bình quân 1 du khách/1 ngày

64

3.5.6. Sẵn sàng chi trả cho vé vào cổng

Hình 13. Biểu đồ sẵn sàng chi trả cho vé vào cổng Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa, 2015

Nhìn vào biểu đồ , Việc sẵn sàng chi trả vé vào cổng của du khách vào khoảng 40.000/1 vé chiếm 30%, sẵn sàng chi trả 50.000 là 26%, còn 70.000/1 vé chiếm một lượng rất ít 1 %.

Một số ý kiến đề xuất của du khách đối với VQG Ba Vì:

- Lực lượng kiểm lâm quá mỏng, nên khi mưa to có 1 số cây ven đường đổ chưa có sự thu gom nhanh chóng dẫn đến đi lại khó khăn

- Chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí để thu hút khách ở lâu hơn - Đường lên đỉnh 1.100m hơi hẹp, cần mở rộng lên tránh nguy hiểm - Nên lắp cáp treo để nhiều đối tượng khách du lịch có thể đi lại nhanh hơn - Nên bổ sung 1 số gương cầu lồi ở các ngã rẽ tránh nguy hiểm.

- Giá cả khu 400 và khu 600 đắt

Như vậy qua kết quả 200 phiếu khảo sát tác giả xin đưa ra 1 số kết quả sau: 1. Bình quân thu nhập của 1 du khách/1 ngày

Dựa vào thu nhập bình quân của du khách ta có thể chia được bình quân thu nhập của 1 du khách/ 1 ngày là : 235.750 đồng = 236.000 đồng/1 ngày

Tác giả thực hiện phép tính dựa trên:

(Thu nhập bình quân từng mức) X (số lượng người ) Sau đó cộng tất cả lại chia đều cho 200 du khách => thu nhập bình quân 1 du khách/1 ngày

2. Chi phí 1 tiếng ở Vườn trung bình mất /Thu nhập bình quân Thời gian làm 1 ngày 8 tiếng, vậy 1 tiếng du khách ở Vườn mất:

65 236.000 : 8 = 29.500 (đồng)

3. Thời gian lưu trú trung bình 1 du khách ở Vườn Thời gian lưu trú: Theo điều tra

- Du khách tham quan trong ngày (168 người) trung bình mất khoảng: 6 h lưu trú trên Vườn

- Du khách tham quan 2 ngày (28 người) trung bình mất khoảng : 30 h lưu trú trên Vườn

- Du khách tham quan trên 2 ngày ( 4 người ) trung bình mất khoảng 80 h lưu trú trên Vườn

Nên thời gian lưu trú trung bình của 1 du khách trên Vườn là : 10.84 h Tác giả thực hiện phép tính dựa trên:

Nhân lần lượt lượt khách tham quan trong ngày, 2 ngày, trên 2 ngày với số tiếng họ lưu trú sau đó tổng lại chia đều cho 200 người sẽ ra thời gian lưu trú Trung bình của 1 du khách trên Vườn.

4. Thời gian làm việc trung bình du khách mất đi khi đến tham quan Vườn - Trong ngày : 168 người x 8 tiếng = 1.344 h

- 2 ngày : 28 người x 16 tiếng = 448 h

- >2 ngày: 4 người x 28 tiếng = 112 h ( Theo điều tra có khách ở 3 ngày có khách ở 4 ngày nên lấy trung bình là 28 h )

Thời gian làm việc trung bình du khách mất đi khi đến tham quan Vườn là

(1.344 + 448 + 112) : 200 = 9, 52 tiếng = 9,5 h 5. Chi phí lưu lại của 1 du khách tại Vườn

9,5 h x 29.500 (đồng/1tiếng) = 280,250 = 280.000 (đồng) 6. Giá vé trung bình du khách vào cổng

Sinh viên, học sinh: 20.000 đồng/1 vé (43 khách) Người lớn : 40.000 đồng/1 vé (157 khách) Giá vé trung bình: 35.700 (đồng)

7. Tổng chi phí 1 du khách khi đến Vườn như sau

Tổng chi phí 1 du khách khi đến Vườn = Chi phí lưu lại 1 người + Vé vào cổng

66

8. Lượng giá dịch vụ văn hoá cho VQG Ba Vì - Lượng du khách năm 2015: 216.050 (khách)

Tổng chi phí 1 du khách khi đến Vườn là : 315.700 (đồng)

Như vậy lượng giá dịch vụ văn hoá cho VQG Ba Vì năm 2015 là

216.050 x 315.700 = 68.206.985.000 ( Sáu mươi tám tỉ hai tram linh sáu triệu chin trăm tám mươi năm nghìn đồng)

- Lượng du khách năm 2016 tới tháng 10 là : 283.600 (khách)

Như vậy lượng giá dịch vụ văn hoá cho VQG Ba Vì năm 2016 (Tính tới tháng 10) là

283.600 x 315.700 = 89.532.520.000 ( Tám mươi chín tỉ năm trăm ba mươi hai triệu năm tram hai mươi nghìn đồng)

9. Ý nghĩa việc lượng giá DVVH

- Kết quả trên của tác giả dựa trên những kết quả thu được, qua đó tính toán được kết quả như trên.

- Việc lượng giá dịch vụ văn hoá giúp cho tác giả nhìn nhận được tiềm năng rất lớn du lịch của VQG Ba Vì, qua các năm số lượng du khách tăng trung bình trên 30%. Việc cần làm của Ban Giám Đốc cũng như bộ phận giúp việc cần phải cố gắng hơn nữa, đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách. Đưa VQG Ba Vì trở thành một địa điểm lý tưởng cho du khách thập phương đến để tham quan, tâm linh, nghĩ dưỡng, nghiên cứu, học tập.

3.6. Tiềm năng du lịch của VQG Ba Vì

Có thể nói, vùng đất thiêng sông núi đã mang lại cho Ba Vì tiềm năng du lịch to lớn. Trong tương lai, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, góp phần xây dựng hình ảnh huyện Ba Vì và thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, đậm đà nét truyền thống dân tộc. Theo báo cáo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Vì mỗi năm du lịch Ba Vì thu hút khoảng hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan, đem lại nguồn thu hơn 150 tỷ đồng hàng năm.

Hiện nay, xung quanh VQG Ba Vì có rất nhiều các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái trên diện tích tiếp giáp với lâm phần Vườn. Sản phẩm chính là các loại hình du lịch tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng. Các khu du lịch trên đều dựa vào môi trường rừng của VQG Ba Vì với cảnh quan

67

của các thác nước, khe suối, đồi rừng… Các khu du lịch này đều có nhu cầu thuê môi trường rừng của Vườn để mở rộng và hợp pháp hóa các hoạt động của mình trên lâm phần Vườn. Đồng thời, du lịch VQG Ba Vì thực tế hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa có chiều sâu. Chưa có sự phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp làm du lịch lân cận, chưa tạo được thương hiệu và xây dựng sản sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu hỏi của du khách. Ngoài ra cơ sở hạ tầng về giao thông và các hạ tầng xã hội khác còn thiếu, xây dựng manh mún và đã xuống cấp qua năm tháng chưa được tái đầu tư xây dựng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch, DVVH của Vườn.

3.7. Đánh giá chung về hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì

3.7.1. Tính mùa vụ trong du lịch a) Du lịch tâm linh: a) Du lịch tâm linh:

Tập trung vào giữa và cuối quý I. Thời gian này, du khách đi lễ tại đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Tháp Báo thiên, đền Thượng , đền Trung, Chùa Tản Viên, Chùa Kho.

b) Du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên:

Tập trung vào quý 3, thời gian này thời tiết mùa hè nóng nực, vào dịp học sinh, sinh viên nghỉ hè, đồng thời vào dịp giỗ Bác (21/7 âm lịch). Du khách thời gian này chủ yếu là các tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên và người dân đến viếng Bác, tham quan, nghỉ dưỡng.

c) Thăm hoa Dã quỳ:

Vào cuối tháng 10 và tháng 11 là mùa hoa Dã quỳ. Thời gian này chủ yếu là du khách yêu thiên nhiên, học sinh, sinh viên, hộ gia đình vào VQG thưởng thức hoa Dã quỳ, cảnh quan thiên nhiên cuối thu của núi rừng.

3.7.2. Cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch:

- Tại khu cốt 400, năm 2015 đã cải tạo, nâng cấp một số nhà nghỉ dưỡng, phòng hội thảo, có thể tiếp được 200 khách/1 ngày. Phòng được trang bị khá đầy đủ, ngoài những trang thiết bị cơ bản như: giường ngủ, chăn ga, gối, đệm, tủ, bàn làm việc… còn có Ti vi, điều hoà nhiệt độ, nước nóng.

- 13 Tuyến điểm du lịch đi bộ đều đã có đường đi bộ sạch sẽ để tiếp đón du khách tham quan.

68

- Trong năm 2015-2016 Vườn đang xây dựng một trung tâm GDMT& DV tại địa điểm cốt 400 với diện tích 500 m2 x 2 tầng để phục vụ du khách.

- Dịch vụ du lịch

+ Dịch vụ ăn uống: Hoàn thiện khu ăn uống và bán đồ lưu niệm tại cốt 1.100m. Nhà ăn có thể tiếp khoảng 200 khách, đồ ăn ngon, giá cả hợp lý, hợp vệ sinh. Cải tạo cảnh quan khu vực cốt 1.100, tạo được nhiều ấn tượng tốt của du khách.

+ Dịch vụ vui chơi giải trí, quà lưu niệm: Du khách có thể thuê xe đạp

để đạp xe du lịch trong vườn, ngoài ra còn có thể thuê dàn hát karaoke ngoài trời, lều căm trại ngoài rừng, đốt lửa trại. Du khách có thể mua các sản phẩm quà lưu niệm mang 1 chút hương rừng về làm quà thông qua đó hình ảnh du lịch VQGBa Vì cũng sẽ được quảng bá.

3.7.3. Điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội thách thức ( SWOT)

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Khu vực có nhiều tài nguyên du lịch, tự nhiên, văn hoá lịch sử : Đền Thượng, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh , tháp Báo Thiên, khu cốt 400… - Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa đạng các loài động thực vật - Cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây, thời gian khoảng 1 giờ , khoảng cách rất lý tưởng đối với du khách đi du lịch

- Ba Vì là nơi truyền thống về du lịch như các khu : Thiên Sơn Suối Ngà, Ao Vua, Thác Đa, Khoang Xanh, Tản Đà resort … Nên sẽ thu hút một lượng lớn du khách tới đây hàng năm. Loại hình dịch vụ du lịch sẽ đa dạng hơn

- Khả năng tổ chức du lịch còn hạn chế

- Chưa có cán bộ chuyên trách về du lịch qua các trường lớp đào tạo về du lịch

- Chưa có điều tra kỹ về DLST, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái- văn hoá…

69

Nguồn: Tổng hợp điều tra thực địa để đáp ứng được cho du khách

- Giao thông từ tất cả các nơi tiếp giáp với ranh giới VQG Ba Vì khá thuận lợi

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Du lịch sinh thái đang trên đà phát triển, với sự phát triển của Xã hội nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, về giá trị văn, thể, mỹ. Nếu đáp ứng được những điều này sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng, học tập, nghiên cứu - Du lịch sinh thái là một trong các giải pháp để đảm bảo tài chính bền vững cho việc bảo tồn và phát triển cho VQG

- Nhờ có lợi thế về du lịch tâm linh đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch thập phương đến với VQG Ba Vì

- Cần mở rộng đường để phục vụ du khách lên tham quan

- Lượng du khách tập trung quá đông vào cuối tuần nên gây ra một vấn đề về sức chứa của VQG, cần phải có một hình thức để khách dàn ra trong tuần thay vì cuối tuần như vậy

- Sức ép từ cộng đồng địa phương xung quanh Vườn về việc nhiều du khách xả rác, o nhiễm khí thải từ xe ô tô xe máy khi khách lên trên Vườn quá đông

- Sự tác động của con người vào thiên nhiên nhiều sẽ gây ra Biến đổi khí hậu và một ví dụ điển hình tại đây là năm 2015 lần đầu tiên trong lịch sử Hà Nội có tuyết…

70

CHƢƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ VĂN HÓA VQG BA VÌ 4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý VQG Ba Vì

Trong tương lai du lịch Vườn quốc gia Ba Vì sẽ là điểm đến rất tiềm năng, Việc phát triển năng lực cán bộ và cơ sở vật chất để phục vụ du lịch vẫn còn là một thách thức đối với ban giám đốc và nhân viên của Vườn. Cán bộ chuyên trách phòng du lịch chưa qua trường lớp về du lịch, cơ sở vật chất vẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng, dịch vụ văn hoá tại vườn quốc gia ba vì và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)