7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.8. Đánh giá chung về việc thực hiện đánh giá SXSH trong các doanh
Trong quá trình thực hiện đánh giá SXSH tại 07 doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các nhóm giải pháp được áp dụng bao gồm: QLNV, KSQT, TH&TSD, CTTĐTB, TĐNL, TĐQT và TĐTB. Tùy đặc thù của từng nhóm giải pháp mà chi phí thực hiện khác nhau, về cơ bản các nhóm giải pháp về giảm thải tại nguồn là các giải pháp không tốn chi phí hoặc tốn chi phí thấp và đây là những nhóm giải pháp thường chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các nhóm giải pháp SXSH được đề xuất áp dụng.
Bảng 2.14: Bảng tổng kết các loại giải pháp SXSH đã thực hiện trong các hoạt động công nghiệp
TT Các nhóm giải pháp Công ty CP Mía đƣờng Sông Con Công ty CP Giấy Sông Lam Nhà máy TBS Intimex Thanh Chƣơng Nhà máy TBS Yên Thành Công ty TNHH Đức Phong Công ty CP Vật tƣ TB&XD Nghệ An Công ty TNHH SX&DVTM Kim Anh Tổng số 1 QLNV 8 11 19 18 14 16 8 94 2 KSQT 9 4 2 0 3 1 6 25 3 TH&TSD 1 2 6 5 1 4 0 19 4 CT, TĐTB 4 11 3 1 4 5 0 28 5 TĐNL 0 1 0 0 0 1 2 4 6 TĐQT 0 2 0 0 0 1 0 3 7 TĐTB 0 0 0 0 0 0 4 4 Tổng 22 31 30 24 22 28 20 177
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 56
Hình 2.12: Tỷ l nhóm gi i pháp SXSH ược áp d ng trong s n xu t công nghi p tr n ịa bàn tỉnh Ngh An
* Đánh giá:
- Nhìn vào biểu đồ cho thấy r ng, nhóm giải pháp QLNV chiếm tỷ lệ áp dụng lớn nhất 53% (chiếm 94/177 giải pháp áp dụng). Điều này cho thấy r ng, với quy mô các loại hình doanh nghiệp ở mức doanh nghiệp nhỏ và vừa, máy móc công nghệ lạc hậu thì nhóm giải pháp QLNV đưa lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc thay đổi cách nhìn nhận về việc nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Các nhóm giải pháp đơn giản, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả lớn được áp dụng chiếm 69% tổng số giải pháp áp dụng (QLNV: 53%, KSQT: 14%). Đây chính là các nhóm giải pháp có cơ hội lớn được định hướng áp dụng tại Nghệ An.
- Các nhóm giải pháp về TĐQT, TĐNL, TĐTB chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số các giải pháp SXSH được áp dụng (khoảng 6%). Đây là các nhóm giải pháp đòi hỏi việc phân tích kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, môi trường và chi phí thực hiện lớn, chính vì vậy nhóm giải pháp này tính ưu tiên đề xuất áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ rất khó để triển khai.
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 57
CHƢƠNG 3. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TỈNH NGHỆ AN
3.1. Tiềm năng tại các cơ sở đã đƣợc hỗ trợ đánh giá nhanh áp dụng SXSH
Trong năm 2010, 2011 được sự hỗ trợ của Hợp phần CPI – Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã tiến hành đánh giá nhanh SXSH tại 20 cơ sở sản xuất công nghiệp (Phụ lục A). Qua kết quả đánh giá, hầu hết các cơ sở đều có tiềm năng lớn để áp dụng SXSH trong công nghiệp. Các giải pháp SXSH chủ yếu vẫn tập trung vào quản lý nội vi nh m nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào; hạn chế phát thải các loại chất thải ra môi trường tránh gây thất thoát, lãng phí và giảm sức ép cho công tác xử lý chất thải.
Tổng hợp các giải pháp SXSH tại 20 doanh nghiệp tham gia đánh giá nhanh
56% 4% 22% 3% 10% 5% QLNV TĐQT TĐCTTB TĐNL KSQT THTSD Hình 3.1: Tổng hợp gi i pháp SXSH t i 20 doanh nghi p thực hi n n nhanh áp d ng SXSH * Nhận xét:
- Giải pháp quản lý nội vi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các giải pháp (56%), điều này cho thấy hoạt động sản xuất chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu hoạt động theo lối mòn, chưa có kỹ năng trong quản lý sản xuất, năng lực, ý thức của người lao động chưa bắt kịp với xu thế phát triển công nghiệp.
- Giải pháp thay đổi cải tiến thiết bị tương đối lớn (chiếm 22%). Điều này cho thấy r ng việc áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu vào sản xuất,
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 58 chế biến bộc lộ nhiều hạn chế như: sản phẩm kém chất lượng, tiêu hao nguyên, nhiên liệu lớn, tỷ lệ sai hỏng sản phẩm nhiều và môi trường làm việc của người lao động cũng bị ảnh hưởng.
3.2. Tiềm năng áp dụng SXSH tại các ngành công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
Ngành công nghiệp Nghệ An đến năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển, tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 33,46% năm 2010 lên 39-40% năm 2015 và 43-44% vào năm 2020. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có trình độ và chất lượng cao.
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 37.711 cơ sở sản xuất công nghiệp tăng so với năm 2005 trên 2.500 cơ sở. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế như sau:
- Doanh nghiệp khai khoáng 6.723 cơ sở, các doanh nghiệp; - Số cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo 30.720 cơ sở; - Sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt khoảng 268 cơ sở;
Hoạt động triển khai áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua mới dừng lại ở khâu tuyên truyền, phổ biến về SXSH, thí điểm trình diễn ở một số dự án và chuẩn bị nguồn lực để triển khai các bước tiếp theo. Chính vì vậy, tiềm năng áp dụng SXSH trong công nghiệp ở Nghệ An đến thời điểm hiện nay là rất lớn [6].
3.2.1. Tiềm năng áp dụng tại ngành Giấy
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 02 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với tổng công suất 60.000 tấn/năm. Trong đó Công ty CP Giấy Sông Lam đã thực hiện áp dụng SXSH (công suất 15.000 tấn/năm), riêng Nhà máy Giấy Tân Hồng (công suất 45.000 tấn/năm) chưa thực hiện áp dụng SXSH và hiện nay đang bị tạm dừng hoạt động vì những tồn tại về mặt môi trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp này khi tiếp cận với SXSH sẽ có rất nhiều cơ hội để áp dụng các giải pháp SXSH nh m
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 59 giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và có hướng phát triển một cách bền vững.
Bảng 3.1: Tổng hợp tiềm năng áp dụng SXSH tại Nhà máy chế biến tinh bột Giấy Tân Hồng (công suất 45.000 tấn/năm)
TT Vật tƣ Đơn vị tính Định mức sản xuất Tổng khối lƣợng vật tƣ
Tỷ lệ % tiết kiệm (Công ty CP Giấy Sông Lam)
1 Tre, nứa Tấn/tấn 4,0 180.000 6,9%
2 Than Tấn/tấn 0,48 21.600 12,2 %
3 Điện kWh/tấn 420 18.900.000 6,7 %
Tiềm năng, hiệu quả mang lại từ áp dụng các giải pháp SXSH (trên cơ sở tham chiếu hệ số tiết kiệm từ hoạt động tại Công ty CP Giấy Sông Lam) cho thấy:
- Tiết kiệm tre, nứa: 180.000 tấn x 6,9% = 12.420 tấn (tương đương tiết kiệm mức chi phí: 12.420 tấn x 2.000.000 đ/tấn = 24.840.000.000 đ).
- Tiết kiệm than: 21.600 tấn x 2,2 % = 2.635 tấn (tương đương: 2.635 tấn x 1.300.000 đ/tấn = 3.425.000.000 đ).
- Tiết kiệm điện năng: 18.900.000 kWh x 7,3% = 1.266.300 kWh (tương đương: 1.266.300 kWh x 1.500 đ/kWh = 1.899.450.000 đ).
3.2.2. Tiềm năng áp dụng tại ngành sản xuất đƣờng
Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 nhà máy đường, trong đó hiện đã có 02 nhà máy đã áp dụng SXSH trong công nghiệp (Nhà máy đường Sông Lam với công suất 750 tấn/ngày và Nhà máy đường Sông Con với công suất 2.500 tấn/ngày), 01 nhà máy công suất lớn nhất là 12.000 tấn/ngày hiện chưa thực hiện áp dụng SXSH (Nhà máy đường NASU).
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 60
Công suất sản xuất các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
NM Sông Lam NM Sông Con NM NASU
Công suất
Hình 3.2: Công su t s n xu t n m y ườn tr n ịa bàn tỉnh
Nhìn trên biểu đồ, ta có thể thấy dựa vào công suất sản xuất thì tiềm năng áp dụng sản xuất tại Nhà máy đường NASU là rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình đi thu thập thông tin và khảo sát thực tế cho thấy tiềm năng áp dụng các giải pháp SXSH tại nhà máy này là không đáng kể vì một số lý do sau:
- Công nghệ và máy móc thiết bị của Nhà máy đường NASU được đầu tư đồng bộ, tính tự động hóa cao và đánh giá mức độ hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á và tương đương với các nhà máy đường thuộc các nước phát triển trên Thế giới.
- Nhà máy hiện tại đang áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2008, công tác quản lý sản xuất, quản lý môi trường được thực hiện bài bản. Dù chưa thực hiện áp dụng SXSH nhưng về bản chất các hoạt động quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến quy trình sản xuất được bộ phận chuyên môn giúp việc công ty thực hiện thường xuyên và rất hiệu quả.
3.2.3. Tiềm năng áp dụng tại ngành sản xuất tinh bột sắn
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 04 nhà máy sản xuất đường với tổng công suất 490 tấn sản phẩm/ngày. Trong đó hiện có 02 nhà máy đã thực hiện áp dụng SXSH trong công nghiệp và đã mang lại những hiệu quả lớn (Nhà máy TBS Yên Thành và Nhà máy TBS Intimex Thanh Chương). 02 nhà máy chưa tiếp cận áp dụng SXSH
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 61 trong công nghiệp (Nhà máy TBS Nghĩa Long và Nhà máy TBS Hoa Sơn), trong đó Nhà máy TBS Hoa Sơn đang trong giai đoạn xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động. Các nhà máy chế biến TBS trên địa bàn Nghệ An đều có công suất, quy mô và công nghệ áp dụng chế biến là tương đương nhau. Trong quá trình đi khảo sát thực tế tại Nhà máy TBS Nghĩa Long cho thấy cơ hội để nhà máy thực hiện các giải pháp SXSH là rất lớn.
Bảng 3.2: Tổng hợp tiềm năng áp dụng SXSH tại Nhà máy TBS Nghĩa Long (60 tấn/ngày) và Nhà máy TBS Hoa Sơn (công suất 150 tấn/ngày)
TT Vật tƣ Đơn vị tính Định mức sản xuất Tổng khối lƣợng vật tƣ (210 tấn/ngày) Tỷ lệ % tiết kiệm (Nhà máy TBS Yên Thành) 1 Nguyên liệu sắn Tấn/tấn 4,04 848,4 4,5%
Tiết kiệm nguyên liệu sắn: 848,4 tấn x 4,5% = 38 tấn (tương đương tiết kiệm mức chi phí: 38 tấn x 2.300.000 đ/tấn = 87.400.000 đ/ngày)
3.2.4. Tiềm năng áp dụng tại ngành sản xuất bia
Nghệ An hiện có 03 nhà máy sản xuất bia với tổng công suất 250 triệu lít/năm đó là Công ty CP Bia Sài Gòn – Sông Lam (150 triệu lít/năm), Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh (50 triệu lít/năm), Công ty Bia Hà Nội – Nghệ An (50 triệu lít/năm). Đến thời điểm hiện nay cả 03 nhà máy bia vẫn chưa áp dụng SXSH trong sản xuất, chế biến.
Để có cơ sở đánh giá tiềm năng, cơ hội áp dụng SXSH ngành bia, tác giả đề xuất lựa chọn đánh giá đại diện đối với Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh trên cơ sở định mức tiêu thụ vật tư thực tế những năm gần đây; tham chiếu định mức tiêu thụ vật tư mức hiện tại ở Việt Nam.
Trong quá trình khảo sát, thu thập tổng hợp số liệu định mức sản xuất của Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh có kết quả như sau:
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 62
Bảng 3.3: Mức tiêu thụ vật tƣ thực tế tại Công ty CP Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh
TT Nguyên,
nhiên liệu ĐVT
Mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu thực tế tại nhà máy (trên 1.000 lít bia) 2011 2012 2013 1 Gạo + malt Kg 195 196 197 2 Than Kg 125 125 127 3 Điện kWh 220 220 220 4 Nước m3 12 11,5 11,5
Tham khảo định mức tiêu hao vật tư trong ngành bia đối với công nghệ sản xuất truyền thống, công nghệ trung bình và công nghệ tốt nhất, để trên cơ sở đó xác định sơ bộ cơ hội áp dụng SXSH tại Công ty.
Bảng 3.4: Mức tiêu hao vật tƣ trong ngành bia (trên 1000 lít bia) [7] Tên tài nguyên Đơn vị tính Công nghệ truyền thống Công nghệ trung bình Công nghệ tốt nhất Mức hiện tại ở Việt Nam Gạo + Malt Kg 180 160 140 140 - 180 Nhiệt MJ 3.900 2.500 1.500 2000 – 3500 Điện kWh 200 160 70 -120 75 - 200 Nước m3 20 – 35 7 - 15 4 6 - 20 * Nhận xét:
So sánh định mức tiêu thụ vật tư của Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh và định mức sản xuất chung của ngành bia cho ta thấy:
- Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh với định mức sản xuất hiện tại được xếp vào mức công nghệ sản xuất truyền thống;
- Định mức tiêu thụ gạo + Malt vượt xa so với định mức sản xuất của công nghệ truyền thống (195kg/1.000 lít bia so với 180kg/1.000 lít bia, vượt 8,3% so với định mức chung);
- Định mức sử dụng điện vượt so với định mức sản xuất của công nghệ truyền thống (220kWh/1.000 lít bia so với 200 kWh/1.000 lít bia, vượt 10% định mức chung);
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 63 Như vậy, nhìn vào định mức tiêu thụ vật tư, nguyên nhiên liệu, có thể thấy r ng cơ hội áp dụng SXSH tại ngành Bia ở Nghệ An là có cơ sở, nếu đưa định mức tiêu hao gạo + Malt giảm xuống 8,3 %, định mức tiêu hao điện năng giảm xuống thì lợi ích về mặt kinh tế đưa lại cho Công ty là rất lớn.
3.2.5. Các ngành công nghiệp chính khác trên địa bàn tỉnh
Trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp này, công tác đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH các ngành công nghiệp chính khác trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở mức: Liệt kê danh mục các dự án thuộc các ngành công nghiệp tiềm năng khác căn cứ trên kết quả thực hiện các dự án trình diễn áp dụng SXSH trong công nghiệp trong nước. Tiềm năng áp dụng SXSH tại một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn Nghệ An tập trung vào các ngành khai thác, chế biến nông lâm, thủy hải sản và ngành công nghiệp sản xuất chế biến vật liệu xây dựng được thể hiện tại các Phụ lục B, C.
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.3.1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
- Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
3.3.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách
- Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nh m thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, cụ thể: Ban hành Quy định về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Chỉ thị về tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn; ban hành Kế hoạch hành động về thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020;
Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 64 - Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế -