Công ty CP Mía đƣờng Sông Con

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn và xác định tiềm năng áp dụng trong các ngành công nghiệp chính của tỉnh trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.Công ty CP Mía đƣờng Sông Con

2.1.1. Những vấn đề tồn tại chính tại doanh nghiệp trƣớc khi áp dụng SXSH

- Trong dòng thải cho thấy lượng đường trong nguyên liệu bị mất theo bã mía và bùn lọc khá cao:

+ Đường trong bã mía là 9,5 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 5,6% so với lượng đường có trong nguyên liệu đầu vào); nghĩa là hiệu suất ép chỉ đạt 94,4%.

+ Đường trong bùn lọc là 1,7 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 1% so với lượng đường có trong nguyên liệu đầu vào); điều này đồng nghĩa với việc hệ thống lọc bùn có hiệu suất chưa cao, tách không hết đường trong bùn.

- Có dòng thải khí độc hại SO2 (52 kg SO2/ngày) gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Tiêu thụ nước rất lớn nên sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước mặt. Nước làm mát (36.000 m3/ngày) có chất lượng tốt nhưng đang bị thải bỏ.

- Năng lượng của công ty lãng phí nhiều:

+ Rò rỉ hơi rất nhiều trong các phân xưởng sản xuất.

+ Ống dẫn hơi và một số thiết bị bị mất hoặc hỏng bảo ôn nhiệt. + Hơi dãn áp đang bị thải bỏ chưa tận dụng được.

+ Nhiều vị trí nước ngưng bị thải bỏ không thu hồi.

+ Điện áp cấp quá cao: điện áp dây đo được là 422 - 423 V, cao hơn tiêu chuẩn 11%. Điện áp cao sẽ gây ra tổn thất năng lượng điện cao (ước tính tổn thất trên 3% tổng tiêu thụ năng lượng điện toàn công ty). Đồng thời làm quá tải toàn hệ thống và các thiết bị điện sẽ bị giảm tuổi thọ do quá nóng vì quá tải điện áp.

+ Công tác bảo dưỡng chưa tốt: dây curoa chùng (gây mất hiệu suất 8-10%), cơ cấu truyền động cũ, ít bôi trơn; động cơ quá nóng...

+ Đèn chiếu sáng là đèn sợi đốt (100 - 200W) và đèn tuýp T10 - 40W là những loại đèn tiêu thụ điện cao (hiện tại trên thị trường đã có các loại đèn chiếu sáng tối ưu là đèn compact (15 -25W), và đèn tuýp T8 - 36W).

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 28

2.1.2. Áp dụng các giải pháp SXSH

Sau khi nhận dạng được những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời xác định được cơ hội áp dụng SXSH, Công ty đã tiến hành áp dụng 22 giải pháp trong đó có 8 giải pháp QLNV, 9 giải pháp KSQT, 1 giải pháp TH&TSD, 4 giải pháp CT, TĐTB, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các giải pháp áp dụng tại Nhà máy đƣờng Sông Con

TT Các giải pháp SXSH Phân loại

1 Kiểm tra chất lượng mía đầu vào theo từng mẻ và từng ca

QLNV 2 Bảo dưỡng định kỳ các trục ép

3 Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các thiết bị sàng

4 Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất thường xuyên, tránh nguy cơ dừng sản xuất đột ngột

5 Bảo ôn tốt và sửa chữa ngay các vị trí rò rỉ hơi 6 Thay thế các bẫy hơi hỏng

7 Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị đúng chế độ vận hành 8 Ra quy định phạt nếu công nhân để vòi nước chảy tự do 9 Kiểm tra độ mòn của lưỡi dao băm, đắp lại hoặc thay dao mới

KSQT 10 Điều chỉnh khe hở dao băm cho phù hợp

11 Điều chỉnh khe hở miệng ép cho phù hợp với năng suất ép 12 Điều chỉnh áp lực nén trục đỉnh cho đạt yêu cầu quy định 13 Kiểm tra độ chân không theo định kỳ

14 Bố trí lại các béc phun cho hợp lý để đạt được áp lực phun 15 Điều chỉnh và khống chế chiều dày của lớp bùn từ 5-6 mm 16 Bố trí các phụ tải hợp lý tránh lệch pha

17 Theo dõi và định mức lại lượng nước vệ sinh cho từng loại thiết bị

18 Lắp đặt hệ thống tuần hoàn nước làm mát TH&TSD

19 Thay thế đèn chiếu sáng b ng đèn tiết kiệm điện (đèn compact hoặc đèn T8 - 36W)

CT,TĐTB 20 Nâng cấp thiết bị lọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21 Cải tạo thiết bị: thay thế các phần thiết bị thép thường (hay gây nhiễm bẩn sản phẩm) b ng thép không gỉ

22 Mua vải lọc mới

2.1.3. Hiệu quả áp dụng các giải pháp SXSH

Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải tiến, Công ty đã thực hiện các giải pháp với tổng đầu tư của nhà máy khoảng 5,2 tỷ đồng. Lợi ích kinh tế

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 29 thu được từ việc giảm định mức sản xuất tăng theo từng năm và tổng đạt xấp xỉ 3,1 tỷ đồng.

Qua khảo sát thực tế và thu thập và xử lý số liệu định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, cho ta kết quả như sau:

Định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu trên 1 tấn sản phẩm

20,47 18,8 19 19,1 19,3 212 210 210 200 233,53 192 192 190 225,39 185 0 50 100 150 200 250 V ôi (kg/ tấ n s p) , nư ớc (m 3/ tấ n s p) , đi ện ( kW h/ tấ n s p) Vôi Nước Điện Vôi 20,47 18,8 19 19,1 19,3 Nước 233,53 200 210 210 212 Điện 225,39 185 190 192 192 2008 2009 2012 2013 2014

Hình 2.1: ịnh mức tiêu th nguyên, vật li u trên 1 t n s n phẩm

* Nhận xét:

- Nhìn vào đồ thị nhận thấy việc áp dụng SXSH đã làm giảm định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm (vôi từ 20,7 kg/tấn sp xuống còn từ 18,8 - 19,3 kg/tấn sp; nước từ 233,53m3/tấn sp xuống còn từ 200-212 m3/tấn sp; điện từ 225 kWh/tấn sp xuống còn từ 185-192 kWh/tấn sp).

- Tuy nhiên, trong đồ thị biến thiên định mức tiêu thụ cho thấy dấu hiệu của việc duy trì áp dụng SXSH có vấn đề. Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu tuy vẫn thấp hơn định mức thời gian trước áp dụng SXSH, nhưng có chiều hướng tăng hàng năm. Vì vậy, Công ty cần có phương hướng rà soát để đề xuất phương án khắc phục, củng cố các giải pháp áp dụng SXSH.

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 30

Bảng 2.2: Những lợi ích cụ thể do SXSH đem lại

Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trƣờng

Giảm 9-14% suất tiêu thụ nước hàng năm

Nước thải giảm từ 590.000 - 915.000 m3/năm (với công suất sản xuất đạt 28.000 tấn sản phẩm/năm)

Giảm khoảng 8% suất tiêu thụ vôi hàng năm

Giảm 60 tấn vôi/năm tương đương giảm 180 triệu/năm

Giảm 18% suất tiêu thụ điện

Tiết kiệm hàng năm 1,7 tỷ đồng (với giá điện 1.500 đồng/kW

Giảm phát thải CO2 ra môi trường

2.1.4. Thực trạng duy trì, cải tiến các giải pháp SXSH

Tại Nhà máy đường Sông Con đã được tư vấn áp dụng 22 giải pháp SXSH. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại có 03 giải pháp không còn được áp dụng và áp dụng kém hiệu quả buộc phải thay thế phương án khác, cụ thể:

- Giải pháp “kiểm tra chất lượng mía đầu vào theo từng mẻ và từng ca”, giải pháp QLNV tương đối đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, vì trình độ quản lý của cán bộ, công nhân nhà máy hạn chế, hoạt động kiêm nhiệm nên việc kiểm soát chất lượng mía đầu vào gần như không phát huy được hiệu quả.

- Giải pháp “Bảo ôn tốt và sửa chữa ngay các vị trí rò rỉ hơi”, giải pháp này thực hiện nh m thực hiện để tránh tổn thất năng lượng. Tuy nhiên, tại thời điểm xuống thực tế, hệ thống đường ống dẫn hơi đã xuất hiện những vị trí rò rỉ hơi gây tổn thất nhiệt.

- Giải pháp “Thay thế đèn chiếu sáng b ng đèn tiết kiệm điện (đèn compact hoặc đèn T8 -36W)”. Trong quá trình áp dụng thực hiện giải pháp này cho thấy hiệu quả tiết kiệm về điện rõ ràng. Tuy nhiên, về mặt kinh tế thì không có hiệu quả vì khi áp dụng hệ thống đèn compact thì giá thành mua bóng cao, tuổi thọ của bóng thấp (rất hay cháy, hỏng), chính vì vậy, chi phí tiết kiệm điện không bù được cho chi phí thay thế, sửa chữa. Qua thực tế, thực hiện nhà máy đã chủ động thay thế phương án từ dùng bóng đèn compact sang dùng bóng huỳnh quang và đã phát huy được hiệu quả.

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 31

2.2. Công ty CP Giấy Sông Lam

2.2.1. Những vấn đề tồn tại chính tại doanh nghiệp trƣớc khi áp dụng SXSH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong dòng thải cho thấy lượng giấy nguyên liệu bị thải bỏ tương đối cao. Đây là nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá thành phục vụ sản xuất nên khi tiết kiệm được sẽ làm giảm giá thành sản phẩm.

- Sử dụng nước phục vụ sản xuất hiệu suất thấp do một số nguyên nhân sau: Rò rỉ nước trên đường ống; áp lực nước rửa thấp; kỹ năng người lao động không đảm bảo.

- Nguồn than sử dụng lãng phí do hệ thống đường ống dẫn hơi bị hỏng bảo ôn; rò rỉ hơi; một số nồi nấu chưa được bảo ôn; than sử dụng là loại than hỗn hợp than cám lẫn cục nên hiệu suất cháy thấp; than bị mất chất bốc do để ở ngoài trời...

- Lãng phí điện năng:

+ Điện áp tại trạm quá cao, gây hỏng hóc máy móc, thiết bị;

+ Công tác bảo dưỡng chưa tốt: một số động cơ bám nhiều bụi bẩn nên khiến động cơ quá nóng, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị;

+ Đèn chiếu sáng là đèn sợi đốt (100 - 200W) và đèn tuýp T10 - 40W là những loại đèn tiêu thụ điện cao. Hiện tại trên thị trường đã có các loại đèn chiếu sáng tối ưu là đèn compact (15 -25W), và đèn tuýp T8 - 36W.

2.2.2. Áp dụng các giải pháp SXSH

Bảng 2.3: Các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty CP Giấy Sông Lam

TT Các giải pháp SXSH Phân loại

1 Đào tạo nâng cao ý thức công nhân vận hành

QLNV 2 Xem xét theo dõi mức độ dao động điện áp sản xuất theo thời

gian, đặc biệt lúc thấp điểm và cao điểm 3 Sửa chữa các vị trí bị rò rỉ

4 Tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 5 Rửa lốp xe trước khi vào khu nguyên liệu 6 Bảo ôn đường ống

7 Bảo ôn các nồi cầu chưa bảo ôn

8 Ban hành quy định cho công nhân vận hành 9 Làm nhà chứa than

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 32 10 Vệ sinh động cơ

11 Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị (động cơ, dây curoa, ...) 12 Kiểm soát nguyên liệu trước khi đưa vào nấu

KSQT 13 Đập cục to đến kích thước thích hợp

14 Kiểm soát độ chính xác của các đồng hồ đo điện 15 Dùng chất trợ lắng để tăng tốc độ lắng

16 Sử dụng đường ống nhỏ hơn với áp lực lớn hơn

CT, TĐTB 17 Cải tạo cơ cấu thiết kế bộ phận rửa lưới

18 Tiến hành chuyển đổi cầu dao sang aptomat 19 Thay bóng đèn dây tóc b ng đèn compact 20 Cải tạo sân để nguyên liệu và đường nội bộ

21 Làm mái che cho khu nguyên liệu đầu vào 22 Làm mái che cho khu chứa bột sau nấu 23 Cải tạo sân nguyên liệu tránh đọng nước

24 Xây bể lọc nước thải để tăng cường lượng thu hồi nguyên liệu 25 Xây sân phơi bột thu hồi

26 Thay lưới cước b ng lưới xeo inox

27 Thu hồi dịch đen hiệu quả hơn (qua hai bể thu hồi)

THTSD 28 Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thu hồi ngay nguyên liệu rơi

vãi

29 Tăng cường giám sát chất lượng giấy thu gom khi nhập kho để loại bỏ ngay tạp chất, mua nguyên liệu tốt hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TĐNL

30 Xây dựng hệ thống đồng bộ thu hồi bột giấy trong nước thải và

tuần hoàn sử dụng nước TĐQT

31 Đầu tư hệ thống xử lý dịch đen với hiệu quả cao hơn

2.2.3. Hiệu quả áp dụng các giải pháp SXSH

Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải tiến, Công ty đã thực hiện một số giải pháp QLNV không tốn chi phí và chi phí thấp với tổng giá trị đầu tư là 01 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2 (từ tháng 10/2008), Công ty cũng đã chủ động thực hiện các giải pháp đầu tư lớn nh m giải quyết triệt để các vấn đề môi trường nổi cộm, cụ thể là đầu tư 9.6 tỷ đồng cho việc làm mái che cho khu nguyên liệu đầu vào, làm mái che cho khu chứa bột sau nấu, xây dựng hệ thống đồng bộ thu hồi bột giấy trong nước thải và tuần hoàn sử dụng trong nước, làm nhà chứa than và đầu tư hệ thống xử lý dịch đen với hiệu quả cao hơn. Hiệu quả đem lại từ các giải

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 33 pháp này là tiết kiệm được 1.7 tỷ hàng năm nhờ vào giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.

Qua khảo sát thực tế và thu thập và xử lý số liệu định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, cho ta kết quả như sau:

Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu trên 1 tấn sản phẩm

1,311 1,339 1,42 1,35 1,343 1,34 1,13 1,15 1,1 1,12 1,19 1,25 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 tấn/ tấn sp Nguyên liệu lề Bột nấu Nguyên liệu lề 1,42 1,35 1,343 1,34 1,339 1,311 Bột nấu 1,25 1,19 1,12 1,1 1,15 1,13 Trước áp dụng

SXSH Năm tiếp theo 2011 2012 2013 2014

Hình 2.2: ịnh mức tiêu th nguyên li u l và bột n u trên 1 t n s n phẩm

Định mức tiêu thụ năng lƣợng trên 1 tấn sản phẩm

390 370 365 331 364 311 585 560 555 550 530 531 0 100 200 300 400 500 600 700 Than (kg/t ấn sp), điện (kW/tấn sp) Than Điện Than 390 370 365 331 364 311 Điện 585 560 555 550 530 531 Trước áp dụng Năm tiếp theo 2011 2012 2013 2014

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 34

* Nhận xét:

- Nhìn vào đồ thị, dễ dàng nhận thấy định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu, năng lượng đã giảm dần theo từng năm sau khi áp dụng SXSH.

- Năm 2013, định mức tiêu thụ bột nấu và than có chiều hướng tăng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc kiểm soát, duy trì SXSH có chiều hướng buông lỏng. Nắm bắt, được vấn đề, Công ty đã chấn chỉnh lại hoạt động duy trì SXSH và năm 2014 định mức tiêu thụ bột nấu và than tiếp tục có chiều hướng giảm.

Bảng 2.4: Những lợi ích cụ thể do SXSH đem lại (Công suất đạt 15.000 tấn/năm)

Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trƣờng

Giảm 5,0% - 7,7% nguyên

liệu lề (giấy thải) Giảm thiểu nguyên liệu mục ải

chảy ra môi trường

Hạn chế tối đa nước thải ra môi trường, tận thu nước sau xử lý phục vụ rửa bột tiết kiệm 30 m3/ngày

Giảm 6,9 % suất tiêu thụ bột nấu (tre, nứa)

Giảm 1.300 tấn tre, nứa tương đương 2.600.000.000 đồng Giảm 12,2% suất tiêu thụ

than

Giảm 710 tấn than

tương đương

1.420.000.000 đồng Giảm 6,7% suất tiêu thụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện

Giảm 580.000 kWh

tương đương

880.000.000 đồng

2.2.4. Thực trạng duy trì, cải tiến các giải pháp SXSH

Tại thời điểm thực hiện dự án, Công ty CP Giấy Sông Lam được tư vấn áp dụng 31 giải pháp SXSH. Đến thời điểm điều tra, khảo sát thực tế thì có 02 giải pháp đã không còn được áp dụng vì không phù hợp với điều kiện thực tế và tỏ ra bất cập trong quá trình áp dụng, cụ thể:

- Giải pháp “thay lưới cước b ng lưới inox”: Đối với lưới inox khổ lớn giá thành rất cao trong khi chất lượng không ổn định và khó mua, khi đưa vào khó khăn mà tuổi thọ cũng không được dài nên hiện nay công ty đã chuyển sang dùng lưới cước chất lượng cao để xeo giấy như trước đây.

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 35 - Giải pháp “thay thế bóng đèn tròn b ng bóng compact”: Cũng như thực tế áp dụng tại Nhà máy đường Sông Con cho thấy hiệu quả của giải pháp này là không đáng kể, thậm chí là không hiệu quả, nên Công ty đã chuyển hướng sử dụng bóng huỳnh quang thay cho bóng compact.

2.3. Nhà máy Tinh bột sắn Intimex Thanh Chƣơng

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn và xác định tiềm năng áp dụng trong các ngành công nghiệp chính của tỉnh trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)