Nhà máy Tinh bột sắn Intimex Thanh Chƣơng

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn và xác định tiềm năng áp dụng trong các ngành công nghiệp chính của tỉnh trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Nhà máy Tinh bột sắn Intimex Thanh Chƣơng

2.3.1. Những vấn đề tồn tại chính tại doanh nghiệp trƣớc khi áp dụng SXSH

- Chất lượng môi trường không khí, nước và đất có dấu hiệu ô nhiễm gây ảnh hưởng tới môi trường làm việc của người lao động và ảnh hưởng đời sống dân sinh xung quanh khu vực dự án.

- Nguồn nguyên liệu sắn đầu vào bám rất nhiều đất cát vừa không kinh tế, xử lý phức tạp và gây ô nhiễm môi trường.

- Nước thải chưa kiểm soát chặt chẽ mà chỉ dựa vào số liệu từ nguồn nước cấp. Lượng nước thải trên 1 tấn sản phẩm tinh bột là khá cao so với các nhà máy có quy mô tương tự (23 m3

/tấn tinh bột so với 19-20 m3/tấn tinh bột).

- Tổn thất về năng lượng điện do chùng dây curoa động cơ, hệ thống chiếu sáng sử dụng loại bóng vừa có hiệu suất sử dụng thấp vừa gây tốn điện.

- Tổn thất nhiệt từ hoạt động đốt có chế độ dư khí cao nên năng lượng thất thoát theo khói lò, than chưa cháy trong xỉ rất cao (khoảng 20% than chưa cháy trong xỉ) và kho than không được che chắn nên tổn thất than do mất chất bốc và bị chảy tràn ra xung quanh.

2.3.2. Áp dụng các giải pháp SXSH

Bảng 2.5: Các giải pháp SXSH áp dụng tại Nhà máy sắn Thanh Chƣơng

TT Các giải pháp SXSH Phân loại

1 Kiểm soát lượng tạp chất: đất, cát lẫn vào trong sắn nguyên liệu trước khi nhập

QLNV 2 Loại bỏ bớt lượng tạp chất bẩn bám vào vỏ củ trước khi cho

vào hệ thống rửa, bóc vỏ

3 Lắp cân thuỷ tịnh đo hàm lượng tinh bột

4 Các vị trí khi kết thúc buổi làm việc phải tắt đèn

5 Lắp đặt các tấm chiếu sáng trên mái nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 36 7 Khi tiến hành rửa thiết bị phải tăng áp lực nước làm cho quá

trình rửa đạt hiệu quả nhưng tiết kiệm nước

8 Xem xét lại hệ thống tách bã để hạn chế lượng tinh bột lẫn vào trong bã

9 Sửa lại các vị trí rò rỉ để tránh thất thoát bột nước

10 Tách dòng thải của nước rửa củ riêng và nước công nghệ riêng

11 Thay và vít chặt lại các dây curoa chùng ở các động cơ

12 Vít chặt các vị trí tiếp xúc điện để tráng hiện tượng đánh lửa gây thất thoát điện và cháy động cơ

13 Thay dần bóng đèn chiếu sáng b ng các bóng đèn tiết kiệm điện năng

14 Phải che chắn than tránh khi trời mưa làm ẩm than và mất chất bốc

15 Kiểm soát độ ẩm của than khi nhập nhiên liệu 16 Chỉnh lượng gió cấp cho lò

17 Lựa chọn than để mua có kích thước đồng đều 18 Giảm tạp chất chứa trong than

19 Kiểm tra các vị trí rò rỉ bụi

20 Thay hệ thống lọc cyclon cũ bị hở hiện nay b ng hệ thống lọc mới

CT, TĐTB 21 Xây các hố ga lắng cát và vỏ củ trước khi thải ra hồ xử lý

22 Tăng cường thêm 1 hệ vắt bã để thu hồi lại lượng tinh bột 23 Lắp đặt các đồng hồ đo nước tại các vị trí sản xuất

KSQT 24 Lắp đặt thiết bị tách bã để giảm hàm lượng ẩm xuống 35%

làm phân vi sinh

25 Tái sử dụng lại nước từ quá trình tách chiết cho quá trình rửa

THTSD 26 Xây dựng các bể lắng thu hồi tinh bột và mủ còn sót lại trong

nước thải trước khi xả ra hồ xử lý để bán lại cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

27 Tận dụng nước thải từ công đoạn tách chiết quay trở lại quá trình rửa

28 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thu hồi biogas để phát điện, phát nhiệt

29 Sử dụng lượng vỏ và cùi thải này để làm phân vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu và bán ra thị trường

30 Lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có hệ thống sấy để giảm hàm lượng ẩm xuống 14% bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 37

2.3.3. Hiệu quả áp dụng các giải pháp SXSH

Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải tiến, Công ty đã thực hiện một số giải pháp QLNV không tốn chi phí và chi phí thấp và 2 giải pháp cải tiến thiết bị với tổng giá trị đầu tư là 1.4 tỷ đồng.

Qua khảo sát thực tế và thu thập và xử lý số liệu định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, cho ta kết quả như sau:

Định mức tiêu thụ nguyên, vật liệu trên 1 tấn sản phẩm

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 tấ n/ tấ n sp Nguyên liệu sắn củ Dầu Diezel Nguyên liệu sắn củ 4.43 4.33 4.05 3.95 3.92 3.87 Dầu Diezel 1.125 1.277 1.2 1.15 1.17 1.16 2007 2008 2011 2012 2013 2014

Hình 2.4: ịnh mức tiêu th nguyên, vật li u trên 1 t n s n phẩm

* Nhận xét:

Nhìn vào đồ thị biến thiên, cho thấy định mức tiêu thụ nguyên liệu sắn củ đầu vào đã giảm mạnh từ 4,43 tấn/tấn sản phẩm năm 2007 và đến năm 2014 định mức sản xuất chỉ còn 3,87 tấn/tấn sản phẩm.

Định mức tiêu thụ dầu Diezel có chiều hướng tăng và sau đó đã hoạt động ổn định tuy nhiên vẫn cao hơn định mức sản xuất tại thời điểm áp dụng SXSH. Tuy nhiên việc này được Đội SXSH rà soát và cho r ng có kết quả như vậy là do quá trình thống kê, cập nhật số liệu thời điểm trước áp dụng SXSH là không đầy đủ, kỹ năng tính toán định mức còn nhiều hạn chế.

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 38

Định mức tiêu thụ điện, bao bì trên 1 tấn sản phẩm

171 175 170 173 171 173 20.260 20.204 20.05 20.05 20.05 20.1 0 50 100 150 200 kWh/tấ n sp; bộ/t ấn sp Điện Bao bì Điện 171 175 170 173 171 173 Bao bì 20.260 20.204 20.05 20.05 20.05 20.1 2007 2008 2011 2012 2013 2014

Hình 2.5: ịnh mức tiêu th n, bao bì trên 1 t n s n phẩm

* Nhận xét:

Nhìn vào đồ thị biến thiên của định mức tiêu thụ điện năng cho thấy đơn vị đã tối ưu hóa việc sử dụng điện, chính vì vậy sự dao động định mức tiêu thụ điện năng hàng năm là không lớn.

Định mức tiêu hao bao bì đã có chiều hướng giảm từ 20,26 bao/tấn sản phẩm giảm xuống 20,1 bao/tấn sản phẩm.

Bảng 3.8: Những lợi ích cụ thể do SXSH đem lại cho Nhà máy

(Tín to n lợ í k n tế k t ôn su t s n u t 200 t n s n p ẩm/n y)

Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trƣờng

Giảm trung bình 7% lượng nguyên liệu sắn

Giảm 62 tấn nguyên liệu sắn mỗi ngày tương đương tiết kiệm 142 triệu đồng/ngày

Giảm lượng chất thải rắn.

Giảm lượng nước phục vụ hoạt động rửa củ sắn. Giảm bụi phát tán ra không khí

Giảm 1% lượng bao bì sử dụng/ĐVSP

Giảm 40,5 bao bì/ngày tương đương tiết kiệm 140.000 đồng/ngày (giá bao bì 3.500 đồng/bao)

Vi n Khoa học và Công ngh Môi Trườn (I EST) HBKH 39

2.3.4. Thực trạng duy trì, cải tiến các giải pháp SXSH

Thời điểm trước khi áp dụng SXSH, Nhà máy tinh bột sắn Intimex Thanh Chương đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường và trở thành một trong những điểm nóng về môi trường của tỉnh. Sau khi Nhà máy tham gia dự án trình diễn về áp dụng SXSH trong công nghiệp và thực hiện thi công hệ thống xử lý nước thải với sự hỗ trợ của Tập đoàn năng lượng AES thì không những vấn đề môi trường đã được khắc phục mà lợi nhuận, công suất sản xuất và vị thế của Công ty đã được cải thiện.

Tại thời điểm khảo sát thực tế tại nhà máy cho thấy tất cả các giải pháp SXSH được đề xuất áp dụng được Công ty quán triệt và duy trì rất hiệu quả dưới sự điều hành của Đội SXSH do chính Giám đốc nhà máy là Đội trưởng.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn và xác định tiềm năng áp dụng trong các ngành công nghiệp chính của tỉnh trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)