Về phương thức xử lý tài sản thế chấp:
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên, phương thức xử lý tài sản thế chấp được pháp luật quy định không thống nhất. Theo đó, Điều 721 BLDS năm 2005 quy định phương thức xử lý “khởi kiện tại Tòa án”; Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định phương thức xử lý “bán đấu giá theo quy định của pháp luật”.
Khi việc xử lý tài sản thế chấp không có sự hợp tác của bên thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ có biện pháp duy nhất là khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình. Việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này được tiến hành theo thủ tục tố tụng thông thường với thời hạn tố tụng kéo dài lại có thể bị xem xét ở nhiều cấp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp. Các nước trên thế giới thường giải quyết những vụ việc này theo thủ tục rút gọn với thủ tục tố tụng được rút ngắn hơn khi chỉ cần chứng minh có sự vi phạm về nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp là hợp pháp; bản án, quyết định trong trường hợp này có giá trị chung thẩm đối với các bên. Chúng ta nên tham khảo quy định của các nước về vấn đề này để có những sửa đổi cho phù hợp.
Về thứ tự ưu tiên thanh toán
Việc chỉ căn cứ vào thời điểm đăng ký để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các biện pháp bảo đảm khác nhau như thế chấp, cầm cố và bảo lãnh theo điều 325 BLDS năm 2005 là chưa hợp lý.
- Về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa hai biện pháp có tính chất đối vật là cầm cố và thế chấp: Theo quy định tại Điều 3 nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì chỉ có trường hợp cầm cố tàu bay là giao dịch thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký bởi cầm cố là biện
80
pháp bảo đảm có chuyển giao tài sản bảo đảm. Bằng việc nắm giữ tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố đã công bố quyền lợi của mình đối với tài sản cầm cố mà không cần thiết phải đăng ký. Và về nguyên tắc quyền ưu tiên thanh toán thuộc về chủ thể nào công bố quyền của mình trên tài sản bảo đảm trước, nên việc chỉ dựa vào thời điểm đăng ký để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận cầm cố và bên nhận thế chấp là không công bằng đối với bên nhận cầm cố.
- Về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa biện pháp thế chấp (biện pháp bảo đảm đối vật điển hình) và biện pháp bảo lãnh (biện pháp bảo đảm đối nhân điển hình): Theo quy định tại khoản 2 Điều 325 BLDS năm 2005 và khoản 14 điều 1 nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì nếu biện pháp thế chấp được đăng ký thì quyền ưu tiên thuộc về bên nhận thế chấp. Vấn đề ở đây là pháp luật chỉ có cơ chế đăng ký thế chấp mà không có cơ chế đăng ký bảo lãnh. Điều này chỉ thực sự phù hợp khi thế chấp được xây dựng trên nền tảng lý thuyết vật quyền bảo đảm với nguyên tắc quyền ưu tiên thuộc về chủ thể của quan hệ vật quyền hơn là chủ thể của quan hệ trái quyền.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 325 BLDS năm 2005 quy định việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự xác lập giao dịch trong trường hợp không đăng ký giao dịch bảo đảm là không hợp lý. Bởi giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết (về nguyên tắc) và có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia giao dịch nhưng không có giá trị đối với người thứ ba. Giao dịch sẽ có hiệu lực đối với người thứ ba thông qua cơ chế công bố quyền của chủ thể trong giao dịch đó như đăng ký. Quy định này còn có thể dẫn tới một hệ lụy nguy hiểm là các chủ thể trong giao dịch thông đồng thay đổi thời điểm giao kết giao dịch để hưởng thứ tự ưu tiên cao hơn. Vì vậy, không thể lựa chọn thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm làm căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Trong trường hợp này, không nên đặt ra thứ tự ưu tiên thanh toán
81
mà các bên nhận bảo đảm sẽ được thanh toán theo tỷ lệ trên số tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó Điều 325 BLDS năm 2005 mới giải quyết thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảm mà chưa giải quyết vấn đề xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được do xử lý tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm (chủ nợ không có bảo đảm, người được thi hành án, quyền của người được cấp dưỡng…) hay các quyền ưu tiên khác liên quan đến tài sản bảo đảm (như: quyền của người lao động trong doanh nghiệp, thanh toán nợ thuế cho Nhà nước…). Điều 21 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP mới giải quyết một trường hợp được ưu tiên hơn so với bên thế chấp, đó là bên cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 BLDS năm 2005.
Mặt khác, do không được xây dựng trên lý thuyết vật quyền bảo đảm nên không có căn cứ để bảo vệ tuyệt đối quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là vật chứng, công cụ phạm tội trong các vụ án hình sự, hành chính. Bởi lúc này, tài sản thế chấp theo pháp luật hình sự sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước nhưng theo pháp luật dân sự thì cần bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp. Chúng tôi xin dẫn chứng một vụ việc cụ thể như sau: Bà Phượng là chủ sở hữu của ba tàu cá chuyên khai thác và đánh bắt hải sản trên biển. Để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của khoản vay 2.250.000.000 đồng tại Ngân hàng, bà Phượng đã dùng 3 tàu cá này để thế chấp, hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký theo quy định pháp luật. Sau đó, bà Phượng và một số người khác dùng 3 tàu cá này để đi cắt trộm cáp quan ngoài biển và bị bắt. Tòa án kết án bà Phượng và các đồng phạm về tội “Phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” [22]. Vụ án được giải quyết qua nhiều cấp và cuối cùng bản án giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã ưu tiên giải quyết quyền lợi của bên nhận thế
82
chấp theo quy định của BLDS năm 2005. Theo đó, ba tàu cá được bán đấu giá để thanh toán nợ cho Ngân hàng, số tiền còn thừa còn lại (nếu có) mới bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Cách giải quyết này của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn hợp lý nhưng lại chưa được luật hóa trong các văn bản pháp luật làm định hướng khi giải quyết vụ việc tương tự.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự