- Năng suất thực hiện của thiết bị
Vốn chủ sở hữu
1.4.1. Xu hướng phát phát triển hoạt động khai thác cảng
Hiện tại, vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối (80% khối lượng) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình
quân năm là 8-9 %. Các cảng biển có khối lượng thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Hong Kong, Singapore, xếp nhất nhì của thế giới có mức tăng trưởng từ 4,2- 6,6%. Riêng cảng Thượng Hải của Trung Quốc mức tăng trưởng lên đến 17,8%, dự kiến sẽ chiếm ngôi đầu bảng trong năm 2007 với khối lượng là 13,8 triệu TEUs, Hong Kong là 12,9 triệu TEUs và Singapore là 12,37 triệu TEUs. Nhìn chung, khuynh hướng container hoá các cảng biển trên thế giới đang là xu thế thời đại. Dự báo trong vòng 10-20 năm tới sẽ có đầu tư mở rộng và hiện đại hóa các cảng biển để thích nghi hơn với tàu container, trong đó sẽ xuất hiện loại tàu cực lớn (Super Post Panamax) có chiều dài đến 400m, mớn nước sâu 15m, chở được 14.500 TEUs so với tàu container hiện nay (Panamax, Post Panamax) chở từ 6000 TEUs đến 9000 TEUs. Đồng thời thiết lập hệ thống phân loại hàng hóa có tốc độ xử lý nhanh, gắn với các trung tâm logistic, được nối kết bằng tàu hoả với các cảng ICD nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển và các quốc gia không có biển phát triển, nhằm tạo chân hàng vững chắc cho các cảng biển trung tâm. Ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ đầu tư 246 tỷ USD, trong đó giành cho cảng biển và đội tàu biển là 60%. Mức tăng trưởng của các cảng biển lớn trên thế giới tuy cao, nhất là ở Trung Quốc, nhưng do được quy hoạch khoa học và đồng bộ với tầm nhìn chiến lược rộng và xa, nên xác suất dự báo tăng trưởng không lớn so với thực tế. Đây chính là sự khác biệt với quy hoạch của chúng ta.