5. Nội dung của luận văn
2.1.3. Mô hình DPSIR với quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình
Từ mô hình DPSIR trong quản lý môi trường tại hình 2.1, áp dụng tương tự đối với quản lý chất thải nguy hại tại một khu công nghiệp, một vùng đưa ra được mô hình DPSIR trong quản lý chất thải nguy hại củ khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang trong hình 2.2.
Hình 2.2. Mô hình DPSIR đối với quản lý chất thải nguy hại tại KCN Đình Trám, Bắc Giang Động lực Sự gia tăng sản lượng công nghiệp các ngành nói chung + Tăng sản lượng sản phẩm + Tăng số lượng lao động Áp Lực Các loại chất thải nguy hại phát sinh: + Chất thải nguy hại từ quá trình sản xuất của các ngành: Diện tư (Chiếm lượng lớn), may mặc, chế biến gỗ, cơ khí, nhựa, thực phẩm, bao bì.
+ Chất thải nguy hại sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty
Hiện trạng
+ Công tác quản lý chất thải nguy hại của cơ quan nhà nước + Công tác quản lý CTNH của các chủ nguồn thải
+ Công tác cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về lĩnh vực quản lý CTNH
+ Công tác thu gom và xử lý CTNH
Tác động
+ Hệ sinh thái khu công nghiệp
+ Nông nghiệp xung quanh khu công nghiệp Đình Trám + Sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc tại KCN Đình Trám và sức khỏe của người dân sống xung quanh KCN Đình Trám: Các bệnh đường hô hấp, rối loạn đường hoohaaps, ung thư, bệnh về hệ thần kinh, tăng tỷ lệ chết yểu, …
Đáp ứng
+ Các hành động giảm thiểu của doanh nghiệp;
+ Các chính sách môi trường để đạt được mục tiêu của quốc gia về môi trường (các tiêu chuẩn, tiêu chí nhằm điều tiết áp lực);
+ Các chính sách đối với ngành (Các giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động công nghiệp này gây ra);
+ Nhận thức môi trường: Cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất tại KCN Đình Trám; + Các chính sách về việc quản lý chất thải nguy hại của nhà nước đối với doanh nghiệp.
48
Dương Thị Hòa Khóa 2012B
Mô hình DPSIR trong quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang bao gồm các yếu tố: Động lực, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng. Trong đó:
- Động lực: Các yếu tố động lực bao gồm:
+ Sự gia tăng sản lượng các ngành công nghiệp tại KCN Đình Trám Bắc Giang. Do hiện nay KCN Đình Trám hầu như đã được lấp đầy nên sự thay đổi ngành nghề ít xảy ra, chỉ xảy ra khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển nhượng đất cho doanh nghiệp khác sử dụng. Sự gia tăng sản lượng các ngành công nghiệp tại KCN Đình Trám chủ yếu tập trung ở các ngành như chế biến gỗ, thực phẩm, nhựa, may mặc, cơ khí, điện tử, bao bì,… Ngành may mặc chiếm sản lượng lớn nhất tại KCN Đình Trám, tuy nhiên trong quá trình sản xuất của ngành may mặc lại phát sinh ít chất thải nguy hại do các doing nghiệp may mặc tại KCN chủ yếu là cắt may và may thành phẩm ít có doing nghiệp dệt hoặc nhuôm. Trong các doanh nghiệp may mặc tại KCN chỉ có 1 công ty hoạt động cả dệt, in, nhuộm là công ty TNHH Birz Việt Nam, tuy nhiên sản lượng sản phẩm của công ty chỉ ở mức độ trung bình nên lượng chất thải nguy hại phát sinh ra cũng ở mức độ trung bình.
+ Việc tăng sản lượng sản lượng sản phẩm công nghiệp sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy dẫn đến làm tăng lượng chất thải nguy hại sinh hoạt như bóng đèn huỳnh quang hỏng.
- Áp lực: Các chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước do chất thải nguy hại gây ra + Môi trường đất: pH, Cu, Pb, Hg, Cd, As, …
+ Môi trường nước dưới đất: CN-, Hg, As, Pb, … + Môi trường nước mặt: CN-, Hg, As, Pb, dầu mỡ, …
Việc phát thải các chất thải nguy hại vào môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt dầu mỡ và các kim loại nặng phát sinh từ các ngành công nghiệp này sẽ tạo ra sức ép đối với chất lượng đất, nước tại khu công nghiệp và xung quanh KCN Đình Trám.
- Hiện trạng môi trường: Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường đất, chất
lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường nước ngầm đã được quy định đối với các chất ô nhiễm môi trường đất, nướ mặt, nước ngầm ở trên. Đo đạc quan trắc được tiến hành trong khuôn khổ các hoạt động báo cáo kết quả thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường định kì trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sau đó đã tiến hành phân tích/đánh giá hiện trạng môi trường trên cơ sở so sánh các số liệu đo được với
49
Dương Thị Hòa Khóa 2012B
các quy chuẩn về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường nước ngầm.
- Tác động: Những tác động tiêu cực đáng lo nhất của ô nhiễm môi trường do
chất thải nguy hại là ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân làm việc tại KCN và người dân sống xung quanh KCN. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới hệ sinh thái KCN và ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp của vùng xung quanh KCN, đặc biệt các vùng tiếp nhận nguồn thải trực tiếp của KCN.
- Đáp ứng: Các biện pháp đáp ứng có thể hướng tới các ngành liên quan bằng cách tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, giảm lượng chất thải nguy hại phát sinh bằng cách áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất,….
+ Các chính sách về quản lý và xử lý chất thải nguy hại nhằm đạt được các tiêu chí tiêu chuẩn của nhà nước và của tỉnh về chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Giang và của quốc gia.
+ Các chính sách đối với ngành (Các giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động công nghiệp này gây ra). Tuy nhiên với điều kiện kinh tế của KCN Đình Trám thì việc chú trọng phát triển kinh tế vẫn được coi là quan trọng hàng đầu.
+ Nhận thức môi trường: Cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất tại KCN Đình Trám như tổ chức các buổi tập huấn, tuyền truyền nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, ….
+ Các chính sách về việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại của nhà nước đối vớicác doanh nghiệp như các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, ….
2.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại Khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang