Lượng và loại CTNH phát sinh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 30 - 33)

5. Nội dung của luận văn

1.3.2.Lượng và loại CTNH phát sinh tại Việt Nam

* CTNH nông nghiệp

Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường khoảng 11.000 tấn bao bì các loại. Tuy nhiên việc thu gom xử lý chất thải từ bao bì chai lọ hóa chất thuốc BVTV còn nhiều hạn chế. Đây là CTR thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế, các loại vỏ bao bì, hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vườn, hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt [18].

Thành phần và khối lượng các loại chất thải rắn nông nghiệp phát sinh tại Việt Nam được thống kê tại các năm 2008 và 2010 được trình bày trong bảng 1.8.

Bảng 1.8. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 [2]

Chất thải Đơn vị Khối lượng Năm

Bao bì thuốc bảo vệ thực vật Tấn/năm 11.000 2008

Bao bì phân bón Tấn/năm 240.000 2008

Rơm rạ Tấn/năm 76.000.000 2010

Chất thải rắn chăn nuôi Tấn/năm 80.450.000 2008

Từ bảng 1.8 cho thấy các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nông nghiệp có chứa một lượng lớn chất thải nguy hại là các bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo thống kê năm 2008 là 11.000 tấn.

31

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Như vậy chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát inh với khối lượng tương đối lớn, cho đến nay hầu như chưa được thu gom quản lý đảm bảo hợp vệ sinh môi trường.

* Chất thải nguy hại sinh hoạt

Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,... Pin thải và ắc-quy thải: theo điều tra của đề tài rác thải pin-ắcquy ở Hà Nội năm 2004 cho thấy: Mức tiêu thu pin R6 Zn-C ở khu vực nội thành là 5÷8 cái/người/năm, khu vực ngoại thành là 3÷5 cái/người/năm. Ước tính lượng pin thải R6 Zn-C ở Hà Nội năm 2004 là 200÷350 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 có thể đạt tới 750 tấn). Ắc-quy chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng 2,5 kg/ắc-quy. Ước tính lượng ắc-quy xe máy chì-axit vào năm 2004 ở Hà Nội là 580 tấn/ năm (con số tương ứng cho năm 2010 có thể đạt trên 1.200 tấn) [2].

Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Do vậy, các cơ quan quản lý cần có chính sách và yêu cầu các URENCO có kế hoạch thu gom riêng biệt CTNH trong CTR sinh hoạt.

.* Chất thải nguy hại công nghiệp

CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng. Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh

32

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

CTNH không nhỏ. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này cũng nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...

Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất chủ yếu. Nghiên cứu năm 2009 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho thấy ngành sản xuất và dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông phát sinh lượng CTNH lớn nhất (Bảng 1.6). Trong khi đó, tại Đồng Nai, mức độ phát thải các CTNH các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện – điện tử (25%), dược phẩm (5%), và ngành nghề khác là 10%. Việc thống kê phát thải CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào đăng ký các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, tỷ lệ các cơ sở đăng ký chủ nguồn thải CTNH còn thấp. Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và hộ gia đình, nhất là tại các làng nghề. Do đó, trên thực tế tổng lượng CTNH phát sinh lớn hơn nhiều lần so với con số thống kê [2].

* Chất thải nguy hại tại làng nghề

Hiện nay, cả nước có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề. Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn (Bộ TN&MT, 2011). Làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%). Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Vì vậy, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường tại các làng nghề.

Thống kê năm 2008 cho thấy các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1 - 7 tấn/ngày [11].

+ Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động y tế

Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước, vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng

33

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện K [2].

Theo số liệu điều tra của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng thực hiện năm 2009 - 2010, cũng như số liệu tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thành phần CTR y tế tại các nước đang phát triển có thể thấy lượng CTR y tế nguy hại chiếm 22,5%, trong đó phần lớn là CTR lây nhiễm. Do đó, cần xác định hướng xử lý chính là loại bỏ được tính lây nhiễm của chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 30 - 33)