Mô hình DPSIR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 42 - 47)

5. Nội dung của luận văn

2.1.2. Mô hình DPSIR

Theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2009/BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường Quốc Gia, theo đó “Mô hình DPSIR: là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các

43

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường).

Mô hình DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa: - Hiện trạng môi trường (S);

- Áp lực do con người gây ra (P); - Động lực trực tiếp hoặc gián tiếp (D);

- Tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trường;

- Phản hồi (R) từ xã hội về những tác động không mong muốn.

Mô hình DPSIR minh họa cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực riêng (nông nghiệp, giao thông, công nghiệp,…). Những đáp ứng này bao gồm những mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không mong muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người. Áp dụng hướng dẫn trong Thông tư số 09/2009/BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp được mô hình DPSIR trong quản lý môi trường trong hình 2.1.

44

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Hình 3.1. Mô hình DPSIR

Hình 2.1. Mô hình DPSIR trong quản lý môi trường

Mô hình DPSIR trong quản lý môi trường bao gồm: Động lực, các áp lực, hiện trạng môi trường, các tác động và các đáp ứng. Trong đó:

* Hiện trạng môi trường: Thường được miêu tả theo hiện trạng vật lý và hóa học

cũng như hiện trạng sinh học của môi trường. Hiện trạng vật lý gồm các vấn đề về thủy văn, khí tượng học, thủy lực học, cảnh quan thiên nhiên và dự trữ tài nguyên thiên nhiên. Hiện trạng hóa học gồm chất lượng không khí, nước và đất tính theo thành phần và nồng độ nhiều chất khác nhau trong các môi trường này. Các hợp chất nhân tạo cũng như tự nhiên sẽ tạo ra các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và oxy hòa tan. Hiện trạng sinh học bao gồm sự tuyệt chủng của một số loài, hệ sinh thái cũng như trạng thái: Sự đa dạng về thể trạng của các yếu tố sinh học liên quan: Ví dụ cây cối, động vật, cá, chim chóc,…

Hiện trạng môi trường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể ở Việt Nam là những thảm họa môi trường có tính định kì. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, trọng tâm của chúng ta là tập chung vào số lượng lớn những áp lực do con người gây ra có tác động tới môi trường mà trước hết là những chất thải khí, nước thải và

chung về mặt dân số. Các ngành tương ứng, ví dụ: + Công nghiệp + Nông nghiệp + Giao thông vận tải + Năng lượng + Dịch vụ + Ngư nghiệp chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất. + Khai thác tài nguyên thiên nhiên + Những thay đổi trong việc sử dụng đất + Các rủi ro về công nghệ

trƣờng

- Hiện trạng vật lý:

+ Lượng nước và dòng chảy + Lưu chuyển trầm tích và lắng đọng bùn + Hình thái học + Nhiệt độ, khí hậu - Hiện trạng hóa học + Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, đất, không khí + Hàm lượng chất hữu cơ, oxy hòa tan, dưỡng chất trong nước - Hiện trạng sinh học + Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loài + Hiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thủy sinh, các loài chim,…

- Hệ sinh thái

- Tài nguyên thiên nhiên; - Con người: + Sức khỏe + Thu nhập + Phúc lợi/chất lượng cuộc sống + Môi trường sống - Nền kinh tế: + Các lĩnh vực kinh tế Đáp ứng + Các hành động giảm thiểu

+Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ: Các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh áp lực

+ Các chính sách ngành (Các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)

+ Nhận thức về môi trường

45

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

việc tích tụ rác thải. Việc sử dụng tài nguyên cũng như mô hình sử dụng đất khác nhau của con người và những rủi ro khi ứng dụng các công nghệ, ví dụ đưa vào môi trường các loài sinh vật biến đổi gen (GMO) cũng cần được coi là những áp lực quan trọng.

Những áp lực này tạo ra bởi những hoạt động của con người. do đó những hoạt động của con người như sản xuất và tiêu dùng chính là những động lực đằng sau những áp lực này. Những độnglực này thường được liên hệ với các ngành kinh tế của xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng. một loại áp lực có sinh ra từ một ngành cụ thể có thể tạo ra một vài hoặc một chuỗi những áp lực khác nhau vì thế ảnh hưởng tới một vài hoặc nhiều vấn đề/chủ đề môi trường. mức độ áp lực do các hoạt động của một ngành cụ thể gây ra tùy thuộc vào mức độ và loại hình hoạt động, công nghệ áp dụng khi tiến hành hoạt động cũng như “hành vi môi trường” của những người đang thực hiện những hoạt động đó. Ba yếu tố: Hoạt động, công nghệ ứng dụng và hành vi chính là các điểm trọng tâm của các chính sách và biện pháp mà xã hội có thể áp dụng nhằm giảm các áp lực đối với môi trường.

Mặc dù làm giảm các áp lực có thể là các mục đích trước mắt của rất nhiều chính sách về môi trường, tuy nhiên đó không phải là lý do cơ bản của các chính sách này. Lý do cơ bản chính là hạn chế những tác động không mong muốn mà một môi trường đang suy thoái có thể tạo ra. Những tác động này có thể được mô tả như những tác động vào 3 nguồn lực cơ bản: Thiên nhiên, con người và các nguồn lực nhân tạo. những tác động vào tự nhiên có thể làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm suy yếu các chức năng hệ sinh thái khác nhau (sông, hồ, rừng,…) hoặc nói theo một cách khác là làm giảm đa dạng sinh học. Những tác động này cũng bao gồm việc làm cạn kiệt hoặc phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất nông nghiệp. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe do những vấn đề môi trường gây ra là khía cạnh quan trọng của tác động đến con người, trong một số trường hợp còn đe dọa tới mọi sinh kế của con người. Tác động lên nguồn lực nhân tạo gồm rất nhiều loại tồn tại khác nhau (ví dụ xói mòn, lụt lội) làm giảm thời gian tồn tại và chức năng của nguồn lực này. Những nguồn lực khác nhau này tự bản than chúng vốn dĩ đã là những tài sản rất quý giá. Nhưng quan trọng hơn là việc gìn giữ chúng ở mức bền vững sẽ là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sản xuất cũng như mức sống của con người trong tương lai.

46

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Trên cơ sở những đánh giá về các tác động không mong muốn, mô tả một cách hệ thống bức tranh cũng như tổng quan về những tác động tương hỗ giữa chất lượng môi trường, các áp lực và các hoạt động trong linhxnh vực khác nhau mà khung hoạt động DPSIR đưa ra, xã hội sẽ đưa ra các biện pháp đáp ứng để chống lại những tác động không mong muốn này. Việc áp dụng các biện pháp đáp ứng này hàm chứa việc đưa ra những vấn đề ưu tiên, đặt ra những mục tiêu về môi trường và xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp về môi trường (hoặc những điều chỉnh hợp lý các chính sách ngành). Những chính sách và biện pháp này có thể bao gồm cả những biện pháp về pháp lý và những biện pháp tài chính, những biện pháp thuyết phục, đầu tư và các hoạt động công cộng, hướng dẫn và tư vấn, thông tin, … Tất cả những yếu tố ưu tiên như:

- Đặt ra các mục tiêu;

- Thiết kế, thực hiện và đánh giá các chính sách; - Theo sát chiến lược

- Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin;

- Đảm bảo đủ nguồn lực tài chính, nhân lực và công nghệ cho những quá trình này.

Những từ chứa đựng trong cụm từ “quản lý môi trường”, các chỉ thị cần được xem như những công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường.

Mô hình DPSIR hữu dụng trong việc mô tả các mối quan hệ giữa nguồn gốc (nguyên nhân) và hậu quả trong các vấn đề môi trường. Tuy nhiên để hiểu được động lực chính của những tương tác này việc xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố “D” và “P” trong các hoạt động kinh tế chính là hàm để tính hiệu quả về mặt môi trường của công nghệ và các hệ thống có liên quan khác đang được sử dụng. Tính hiệu quả về mặt môi trường của công nghệ càng cao, sẽ càng giảm được áp lực (P), là kết quả của sự gia tăng các yếu tố “động lực” (D). cũng tương tự như vậy, mối liên hệ giữa các ảnh hưởng đối với con người hay hệ sinh thái và hiện trạng “S” phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và mức ngưỡng của các hệ thống này. Việc xã hội liệu có “đáp ứng” (R) lại các ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào cách nhận thức và đánh giá các ảnh hưởng này; và kết quả của “R” đối với “D” phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của “R”.

47

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

2.1.3. Mô hình DPSIR với quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)