Công tác quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 33 - 42)

5. Nội dung của luận văn

1.3.3.Công tác quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam

* Khung thể chế trong việc quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam

Để thực hiện thống nhất quản lí chất thải trên cả nước, trong đó có chất thải rắn và chất thải nguy hại, cần có một hệ thống cơ quan quản lí nhà nước tương ứng từ trung ương tới địa phương. Cần có sự phân công phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách nhiệm quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có trách nhiệm quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường:Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của chính phủ; Trình thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, xây dựng, công bố các

34

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; Công bố ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…

+ Các Bộ khác: Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ xây dựng, Bộ Y tế, …

+ Cấp địa phương: Tại các địa phương, theo quy định tại điều 122, chương XIII, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lí nhà nước về chất thải rắn và chất thải nguy hại, thì UBND tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lí chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.

Tương tự các Bộ, Ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, … thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quản lí chất thải thuộc lĩnh vực nghành tại địa phương.

* Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lí chất thải nguy hại tại Việt Nam

+ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, hiệu lự thi hành từ ngày 01/01/2015 sẽ thay thế cho Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Một số văn bản Luật, dưới Luật khác được liệt kê trong phụ lục của luận văn này.

* Tình hình đăng ký chủ nguồn thải và cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

Theo báo cáo hàng năm của các địa phương, số lượng đăng ký Sổ chủ nguồn thải ngày càng gia tăng, đa dạng trong các lĩnh vực. Đối với một số tỉnh kinh tế phát triển như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thì số lượng đăng kí sổ chủ nguồn thải đã tăng từ hàng trăm năm 2009 đến hàng nghìn năm 2011 (thành phố hồ chí minh tính đến năm 2011 khoảng 1.500 Sổ đăng ký chủ nguồn thải), số lượng đăng kí sổ chủ nguồn thải vẫn tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường tính đến tháng 5 năm 2012 toàn quốc có khoảng 98 Doanh nghiệp được

35

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại. Số lượng các Doanh nghiệp được địa phương cấp phép vào khoảng 70 Doanh nghiệp [22].

* Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

- Thu gom chất thải nguy hại:

+ Thu gom từ nguồn thải công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố: Việc thu gom chất thải ở Việt Nam chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp tỉnh thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công nghiệp và chất thải rắn nguy hại.

Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), Huế, Đà Nẵng và CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp trung bình đang tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN [2].

+ Thu gom từ nguồn thải nông nghiệp: Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp… vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đang trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian qua công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV tồn lưu đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long [2].

+ Thu gom từ nguồn thải y tế: Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải y tế và 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày [2].

Khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1.042 bệnh viện đã thu gom chất thải theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải ngành y tế. Tuy nhiên việc phân loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện đúng quy định, gây tốn kém trong việc xử lý và ảnh hưởng đến môi trường. Tỷ lệ bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế đảm bảo vệ sinh theo quy định mới chỉ đạt 45,3% trong tổng số các bệnh viện trên toàn quốc [9].

36

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Chất thải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chất thải nhưng chỉ có một số ít bệnh viện đáp ứng được quy định này. Có 53% bệnh viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo quy chế [9].

Đối với công tác thu gom chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Chất thải được lưu giữ trước khi xử lỷ tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài bệnh viện. Theo kết quả khảo sát của JICA đối với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu giữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện tại Thừa Thiên Huế không có khu vực lưu giữ chất thải y tế. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt, nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các bệnh viện [12].

Hiện tại, hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các công ty môi trường đô thị của tỉnh/thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng.

1.3.4. Tình hình xử lý và các công nghệ xử lý CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại:

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp này được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều tập trung ở phía Nam [22].

Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 80 Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Số lượng CTNH xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm 2008

37

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 lên đến 129.688 tấn/năm (tăng 34%) [22].

Công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới Luật như Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại đã có những bước phát triển đáng kể (Hai văn bản pháp quy nêu trên nay đã được thay thế bằng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại). Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy mô nhỏ và sử dụng lò đốt theo mẻ. Nhà máy xử lý chất thải Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 20 tấn/ngày là một trong những công trình xử lý chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang trong quá trình vận hành thử nghiệm để cấp phép [22].

Nhìn chung, các công nghệ hiện có còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam.

* Xử lý chất thải nông nghiệp nguy hại:

Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay đã có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng đã được xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03 kho thuốc bảo vệ thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý, xây hầm bê tông chôn thuốc tồn lưu, nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay đổi gây ô nhiễm môi trường. Số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm 5% trong tổng số 240 điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý từ nay tới năm 2015, nếu không sẽ tiếp tục phát tác ô nhiễm nặng nề tới môi trường sống và sức khỏe của người dân.

38

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinh CTR y tế nguy hại trên toàn quốc. CTR y tế xử lý không đạt chuẩn (32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý CTR y tế nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố khác hiện được xử lý và tiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành và thu gom xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt tại bệnh viện tỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã. Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử lý chung của thành phố. Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét mức độ xử lý của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở sở trực thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương. Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận hành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không đạt hiệu quả [2].

Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau. Thống kê về tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế của Cục Quản lý Môi trường Y tế (năm 2009) cho thấy, đối với các cơ sở y tế nằm trong danh sách Quyết định 64/2003/ QĐ-TTg thì công tác thu gom, xử lý chất thải y tế đã được quan tâm, đầu tư kinh phí vận hành với các lò đốt chất thải hiện đại, được kiểm soát chất lượng... Với tuyến y tế cấp tỉnh, CTR y tế phần lớn được thuê xử lý (rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó kiểm soát chất lượng), công tác tự xử lý bằng lò đốt chỉ chiếm số lượng không nhiều. Còn với tuyến y tế cấp huyện, công tác xử lý chất thải y tế hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau và khó có thể kiểm soát [2].

Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn. Giá nhiên liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo. Thiếu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, tro, nước thải

39

Dương Thị Hòa Khóa 2012B

từ bồn ngưng tụ xử lý khí). Hơn nữa, do chất đốt thường được sử dụng là dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình trám, bắc giang (Trang 33 - 42)