Giải pháp về công tác nghiệm thu, bàn giao tiếp nhận và vận hành kết quả đầu

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 100 - 104)

hành kết quả đầu tƣ

4.2.6.1. Về công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

Công trình hạng mục công trình chỉ đƣợc nghiệm thu khi đã hoàn thành khối lƣợng công việc và có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chỉ đƣợc đƣa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, chất lƣợng và các tiêu chuẩn đã đề ra. Căn cứ nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, trình tự nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các thành phần, đối tƣợng tham gia nghiệm thu công trình, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, lập hồ sơ hoàn công, và chuẩn bị các tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu và bàn giao công trình. Chủ đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình. Ngƣời tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình. Để thực hiện tốt công tác nghiệm thu các công trình cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao trình độ của các cá nhân trong thành phần nghiệm thu: cán bộ giám sát, cán bộ thi công, cán bộ thiết kế …

- Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia nghiệm thu, xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, không trung thực, thông đồng nghiệm thu.

- Công tác nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chi đƣợc phép đƣa vào sử dụng khi đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm thu.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là công việc, bộ phận bị che khuất … trƣớc khi chủ đầu tƣ nghiệm thu.

- Việc bàn giao công trình phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình, công trình phải đảm bảo an toàn khi vận hành, khai thác.

4.2.6.2. Chủ trương công tác đào tạo và chuyển giao tri thức quản lý vận hành công trình cho các đối tượng thụ hưởng.

Đối tƣợng thụ hƣởng là mục đích cuối cùng mà dự án đầu tƣ hƣớng tới phục vụ và cũng là đối tƣợng có tác động lớn đến hiệu quả đầu tƣ của dự án. Do vậy, trong quá trình lập dự án cần phải đƣa việc đào tạo, chuyển giao tri thức quản lý cũng nhƣ nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của dự án cho các đối tƣợng thụ hƣởng và đối tƣợng khác có liên quan đến quá trình quản lý sử dụng công trình đầu tƣ xây dựng vào nội dung của dự án, trong đó dự kiến về giải pháp, biện pháp đào tạo phù hợp, có thể thuê các tổ chức tƣ vấn thực hiện việc này; tiến tới hình thành ý thức, trách nhiệm cộng đồng đối với sản phẩm của các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách từ đó phát huy hiệu quả của dự án đầu tƣ.

4.2.6.3. Bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình trong kế hoạch vốn hàng năm.

Hiệu quả của dự án đầu tƣ cũng đƣợc xem xét đánh giá theo tiêu thức tuổi thọ của công trình và hiệu suất sử dụng: nếu với một chi phí hợp lý mà kéo dài đƣợc tuổi thọ của công trình, nâng cao hiệu suất sử dụng, góp phần làm giảm các chi phí xã hội khác có liên quan thì tất yếu sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả của dự án đầu tƣ. Do vậy, cần khắc phục tình trạng không bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dƣỡng khiến cho công trình ngày càng xuống cấp, chi phí vận hành lớn (việc bảo dƣỡng, sửa chữa không đồng bộ, kịp thời cũng góp phần làm giảm chất lƣợng phục vụ công trình ); việc bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dƣỡng công trình sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ, tất nhiên việc bố trí kinh phí phải trên cơ sở kế hoạch sửa chữa bảo dƣỡng định kỳ hàng năm đƣợc duyệt để tránh tình trạng sữa chữa bảo dƣỡng quá mức cần thiết gây lãng phí ngân sách Nhà nƣớc. Ngoài ra, có thể xem xét đến việc yêu cầu bổ sung phƣơng án duy tu, bảo dƣỡng công trình sau khi dự án kết thúc (thời gian, chi phí, nhân lực … ) trong hồ sơ dự án khi thẩm định và phê duyệt đầu tƣ.

Tập huấn bổ túc đào tạo tại chỗ những kiến thức trong lĩnh vực quản lý ngành và quản lý khai thác. Đặc biệt đƣa “kỹ thuật KCHT’’ vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng một cách có hiệu quả. Luôn luôn có sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cập nhật cho cơ sở địa phƣơng dƣới dạng hƣớng dẫn hình vẽ, sơ đồ.

Phân cấp quản lý một cách có hiệu quả:

+ Cấp huyện: Phòng KH&ĐT đƣợc UBND huyện giao quản lý nhà nƣớc chuyên ngành KCHT, CSHT, đảm nhận việc duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa phân bổ đảm nhận công việc trong toàn địa bàn của huyện.

+ Cấp xã: UBND xã cử 2 cán bộ là Ủy viên ủy ban theo dõi QLĐTPTKCHT. Mỗi xã thƣờng có tổ duy tu bảo dƣỡng để làm công tác duy tu bảo dƣỡng hệ thống KCHT. Ngân sách do xã đảm nhiệm. Có thể thành lập ban dự án và tổ giám sát để giúp UBND xã trong việc tham gia lập dự án, giám sát thi công những công trình do xã quản lý.

Tỉnh chỉ đạo các ban ngành phối hợp công tác: lấy mục tiêu lợi ích kinh tế quốc dân làm tƣ tƣởng chỉ đạo, tránh bao cấp chồng chéo, cản trở làm lãng phí tiền của và công sức. Với phƣơng châm “đi trƣớc đón đầu chủ động sáng tạo’’ luôn đƣợc coi trọng.

4.2.6.4. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả

Công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình chƣa đƣợc chú ý, nhiều công trình đã đƣợc bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng đến nay chủ sở hữu vấn chƣa xây dựng đƣợc quy chế quản lý, sử dụng, khai thác công trình.

Chế độ duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên các công trình chƣa đƣợc quan tâm. Các công trình ở nơi đi lại khó khăn nên việc yêu cầu nhà thầy thi công sửa chữa, bảo dƣỡng công trình là rất khó khăn, hoặc không kịp thời, nhất là đối với các đơn vị nhận thầu thi công ở các địa phƣơng khác. Trong khi đó, nguồn kinh phí cho công tác duy tu, bảo dƣỡng công trình thƣờng đƣợc giao cho NSĐP tự bố trí, trong đó nguồn kinh phí cấp thƣờng xuyên từ cấp trên, vốn đã rất hạn hẹp, chỉ đủ duy trì hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy chính quyền cấp xã. Các công trình bị hỏng, xuống cấp không có biện pháp xử lý nên chất lƣợng nhanh chóng giảm sút, hiệu quả sử dụng không đảm bảo, nhiều tuyến đƣờng xuống cấp khá nhanh sau một vài năm, các công trình thủy lợi bị xuống cấp làm giảm hiệu suất tƣới tiêu, một số công trình lớp học, trƣờng học, khu vui chơi giải trí hiện đang xuống cấp.

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Về phía nhà nƣớc

Lĩnh vực QLĐTPTKCHT chủ yếu đƣợc thực hiện theo hệ thống các văn bản pháp quy của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu. Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động QLĐTPTKCHT nói riêng, cơ chế, chính sách cần phải đồng bộ và có tỉnh ổn định; tăng cƣờng tính khách quan trong

công tác giám định ĐT và có các biện pháp tích cực giúp các nhà thầu trong việc thanh quyết toán chậm. Xin đƣa ra một số ý kiến sau:

Thứ nhất, về lâu dài, nhà nƣớc cần nghiên cứu, điều chỉnh Luật Xây

dựng và Luật Đấu thầu để có sự rõ ràng, nhất quán và thống nhất giữa hai luật cũng nhƣ hài hòa giữa các luật hiện hành khác nhƣ Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp….

Thứ hai, nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện các nghị định liên quan đến

quản lý ĐT XDCB, quản lý chi phí ĐTXDCB hiện hành theo các nguyên tắc: - Quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể nhƣ cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tƣ, các chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện dự án Ban quản lý dự án, tƣ vấn, nhà thầu.

- Quy định cụ thể hone về nội dung dự án ĐT, cần mở rộng sự linh hoạt trong việc xác định chủ ĐT, Ban quản lý cũng nhƣ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể này.

Thứ ba, bổ sung, hoàn thiện nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu

thầu theo hƣớng rõ ràng, cụ thể, tránh sự cứng nhắc để đẩy nhanh công tác ĐT, xử lý các tình huống ĐT, quy định cụ thể về việc đảm bảo cạnh tranh trong ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)