Quản lý ĐT phát triển kết cấu hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 28 - 39)

khó khăn

1.2.3.1. Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về quản lý, nhƣng theo tác giả, quan niệm quản lý một cách chung nhất là: “Quản lý nói là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý vào đối tƣợng quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu mà cơ quan, tổ chức đề ra” (Thủy, 2008, trang 22).

Khái niệm quản lý ĐT

Quản lý ĐT chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng quá trình ĐT, bao gồm công tác chuẩn bị ĐT, thực hiện ĐT và vận hành kết quả ĐT cho đến khi thanh lý tài sản do ĐT tạo ra, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế- xã hội và tổ chức - kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc hiệu quả KT-XH cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật vận động đặc thù của ĐT nói riêng . Hiện có rất nhiều quan niệm về quản lý ĐT, theo tác giả thì:

Trên giác độ quản lý vĩ mô, mục tiêu chung của quản lý ĐT cần phải đạt đƣợc là:

- Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu cả chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nƣớc ta, đó là chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động.

- Huy động tối đa và sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn vốn ĐT trong và ngoài nƣớc, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Đảm bảo quá trình thực hiện ĐT, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật đƣợc duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lƣợng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.

Qua phân tích trên, theo tác giả thì: quản lý đầu tƣ PTKCHT là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng quá trình quản lý đầu tƣ, bao gồm các công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và vận hành kết quả đầu tƣ cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tƣ tạo ra, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức - kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội trong những điều kiện cụ thể, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.

1.2.3.2. Nội dung QLĐT PTKCHT

Ở Việt Nam, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chức năng QL kinh tế, trong đó có QLĐTPTKCHT thống nhất trên các nội dung sau:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch QLĐTPTKCHT trên địa bàn QL. - Nhà nƣớc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dƣới luật liên quan đến hoạt động QLĐTPTKCHT. Nhà nƣớc ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật ĐT, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Thuế, Luật Đất đai… và các văn bản dƣới luật nhằm giúp hoạt động QL ĐT và đảm bảo cho hoạt động ĐT thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch QLĐTPTKCHT. Trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của đất nƣớc, của ngành, địa phƣơng và vùng lãnh thổ, các nhà QL xây dựng các quy hoạch, kế hoạch

QL, trong đó, quan trọng là việc xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn…Từ đó xác định nội dung trọng tâm trong việc QLĐTPTKCHT.

- Các nhà QL đề xuất các giải pháp trong QLĐTPTKCHT nhằm huy động tối đa và phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn ĐT đặc biệt là vốn trong dân và vốn ĐT nƣớc ngoài; trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả của QLĐTPTKCHT nhằm kịp thời bổ sung những bất hợp lý, yếu kém trong QL.

- Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực ĐT. Nhà nƣớc mà đại diện là ngành thống nhất quản lý các định mức kinh tế- kỹ thuật liên quan đến ngành mình nhƣ ban hành những quy định về yêu cầu thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lƣợng, môi trƣờng…

- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực ĐT. Nhà nƣớc xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu cho từng lĩnh vực của QLĐTPTKCHT.

- Đề ra chủ trƣơng và chính sách hợp tác ĐT với nƣớc ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao.

- Triển khai, thực hiện đúng quy định các loại luật, các VB dƣới luật, xử lý các cá nhân, tập thể vi phạn theo quy định nhà nƣơc.

- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá ĐT PT KCHT. Các cơ quan QL Nhà nƣớc, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ ĐT, xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của Nhà nƣớc.

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc từ khâu xác định chủ trƣơng ĐT, phân bổ vốn, đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình.

1.2.3.3. Nguyên tắc QLĐTPTKCHT

Để QLĐTPTKCHT có hiệu quả, các nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc chính sau:

Thứ nhất, thống nhất chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và xã hội.

Đây là một đòi hỏi khách quan vì kinh tế quyết định chính trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác động trở lại đến sự phát triển của kinh tế. Trên giác độ quản lý vĩ mô hoạt động ĐT, nguyên tắc “Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp giữa kinh tế và xã hội” thể hiện ở vai trò quản lý của nhà nƣớc, thể hiện trong cơ chế quản lý ĐT, cơ cấu ĐT (đặc biệt là cơ cấu thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ) thông qua việc giải quyết quan hệ giữa tăng trƣờng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng và giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong ĐT (Ty, 2007, trang 32). Đối với các cơ sở, nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, doanh lợi cho cơ sở, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và xã hội.

Thứ hai, tập trung dân chủ

QLĐTPTKCHT vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa đảm bảo yêu cầu dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi khi giải quyết bất cứ một vấn đề gì phát sinh trong quản lý ĐT, một mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, lực lƣợng và tinh thần chủ động sáng tạo của các đối tƣợng quản lý (các cơ sở, các bộ phận), mặt khác đòi hỏi phải có một trung tâm quản lý tập trung thống nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình trạng vô chủ trong quản lý nhƣng cũng đảm bảo không ôm đồm, quan liêu cửa quyền.

Trong hoạt động QLĐTPTKCHT nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc vận dụng hầu hết ở các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ

chức với chế độ một thủ trƣởng chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết định ĐT…

Thứ ba, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ

Chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ là yêu cầu khách quan của nguyên tắc quản lý ĐT theo ngành và vùng lãnh thổ. Các cơ quan bộ và ngành hay kỹ thuật của ngành hay tổng cục của Trung ƣơng chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu các vấn đề kỹ thuật của ngành mình cũng nhƣ quản lý của nhà nƣớc về mặt kinh tế đối với hoạt động ĐT thuộc ngành theo sự phân công và phân cấp của nhà nƣớc. Mặt khác các cơ quan địa phƣơng chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội cũng nhƣ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối với các hoạt động ĐT diễn ra ở địa phƣơng theo mức độ đƣợc nhà nƣớc phân cấp.

Thứ tư, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong ĐT

ĐT tạo ra lợi ích. Có nhiều lợi ích nhƣ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài…thực tiễn hoạt động kinh tế cho thấy, lợi ích kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tƣợng khác nhau vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn. Do đó kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tƣợng trọng hoạt động kinh tế nói chung, ĐT nói riêng sẽ tạo động lực và những điều kiện làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định.

Trong hoạt động ĐT, kết hợp hài hòa các lợi ích thể hiện sự kết hợp lợi ích của xã hội mà đại diện là nhà nƣớc với lợi ích của các cá nhân và tập thể ngƣời lao động, giữa lợi ích của chủ ĐT, nhà thầu các cơ quan thiết kế, tƣ vấn dịch vụ ĐT và ngƣời hƣởng lợi. Sự kết hợp này đƣợc đảm bảo bằng các chính

sách của nhà nƣớc, của thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tƣợng tham gia quá trình ĐT cạnh tranh của thị trƣờng thông qua luật định.

Tuy nhiên, đối với một số hoạt động ĐT và trong những môi trƣờng nhất định, giữa lợi ích của nhà nƣớc và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau. Lợi ích nhà nƣớc bị xâm phạm. Do vậy, quản lý nhà nƣớc cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.

Thứ năm, tiết kiệm và hiệu quả

Trong ĐT, tiết kiệm và hiệu quả thể hiện ở chỗ: với một lƣợng vốn ĐT nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế đã dự kiến với chi phí ĐT thấp nhất. Biểu hiện tập trung của nguyên tắc QL tiết kiệm và hiệu quả trong QLĐTPTKCHT của các cơ sở là đạt đƣợc lợi nhuận cao, đối với xã hội là gia tăng sản phẩm quốc nội và giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và nâng cao chất lƣợng sản phẩm và bảo vệ môi trƣờng, phát triển văn hóa, giáo dục và gia tăng phúc lợi công cộng…

1.2.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến QLĐTPTKCHT * Các chính sách kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến vốn ngân sách đƣợc sử dụng cho ĐT phát triển KCHT, nó ảnh hƣởng cả đến công tác huy động và sử dụng vốn:

- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ sẽ làm cho GDP ngày càng lớn, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng đạt lợi nhuận cao ảnh hƣởng trực tiếp đến mức tích lũy của ngân sách cho ĐT. Nếu nhƣ nền kinh tế càng lớn mạnh thì các khoản thu cho ngân sách ngày càng lớn và đây là điều kiện để nhà nƣớc có thể ĐT lại vào phát triển KCHT để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi quá trình quản lý của các nhà lãnh đạo cần có kỹ năng và nghiệp vụ.

- Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trƣờng vốn cũng phát triển, tạo điều kiện để lƣu chuyển vốn nhanh. Đây là cơ sở để huy động các nguồn vốn

cho ĐT KCHT nói riêng và cho tất cả các ngành kinh tế nói chung ( Ty, 2007,

trang 37).

Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc nhƣ: chính sách tài khóa (chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ); chính sách tiền tệ (chính sách lãi xuất và mức cung ứng tiền); chính sách ĐT; chính sách phát triển các lĩnh vực… ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý ĐT phát triển KCHT. Các chính sách kinh tế phù hợp sẽ góp phần đảm bảo cân đối nguồn vốn cho ĐT xây dựng và tác động đến quá trình quản lý ĐT phát triển KCHT.

* Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, tài nguyên có ảnh hƣởng đến QLĐTPTKCHT. Đối với những địa phƣơng có địa chất ổn định, khí hậu thuận lợi cho công tác khảo sát, thi công có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển máy móc, thiết bị phụ vụ thi công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QLĐTPTKCHT.

- Điều kiện KT-XH : Điều kiện KT-XH ổn định, đời sống của ngƣời dân đƣợc đảm bảo sẽ thuận lợi cho việc huy động vốn ngoài NSNN đảm bảo thực hiện đúng tiến độ ĐT xây dựng. Điều kiện về giáo dục, dân trí là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác giám sát, đánh giá ĐT, giám sát cộng đồng.

* Năng lực và trách nhiệm của chủ thể tham gia quản lý ĐT phát triển.

Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến QLĐTPTKCHT thì năng lực và trách nhiệm của các nhà quản lý rất quan trọng, chi phối và ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả QLĐTPTKCHT.

Công tác QLĐTPTKCHT có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp do đó nó rất phức tạp và đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có năng lực và trách nhiệm cao. Năng lực của các nhà quản lý đó là trình độ, kỹ năng kinh nghiệm

và thái độ thực thi công vụ. Nếu không sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, két dài tiến độ thực hiện dự án, làm giảm hiệu quả ĐT.

* Các nhân tố về chính trị, pháp luật

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến QLĐTPTKCHT. Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để từ đó là tăng thu ngân sách, đây đƣợc coi là nguồn thu quan trọng để nhà nƣớc có thể yên tâm bỏ vốn ĐT vào hệ thống KCHT. Đối với các nhà ĐT nƣớc ngoài thì yếu tố này càng quan trọng, các nhà ĐT nƣớc ngoài sẽ chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu nhƣ họ cảm thấy họ có thể thu lại đƣợc hiệu quả từ các nguồn vốn đó. Một cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng nhƣ hoàn thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của KCHT.

* Các chính sách của nhà nước và trình độ quản lý

Các chính sách quản lý đƣợc thể hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô đều có ảnh hƣởng đến QLĐTPTKCHT. Ở tầm vĩ mô thì đó là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ƣơng từ khâu thu ngân sách, kế hoạch phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu đƣợc tình trạng thất thoát lãng phí. Ở tầm vi mô thì đó là trình độ quản lý của các ban quản lý của mỗi dự án nhằm đạt đƣợc hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

* Cơ chế QLĐTPTKCHT

Đó là các quy định của Nhà nƣớc về QLĐTPTKCHT. Nếu cơ chế QLĐTPTKCHT có tính đồng bộ, có chế tài xử lý sẽ là nhân tố thúc đẩy hoạt động quản lý KCHT. Ngƣợc lại, nếu cơ chế thƣờng xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế, sẽ dẫn đến giảm hiệu quả QLĐTPTKCHT.

1.2.3.5. Những yêu cầu đặt ra trong quản lý ĐT phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn

Quản lý ĐT phát triển KCHT ở vùng ĐBKK là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của toàn vùng nông thôn. Việc phát triển KCHT chính là quản lý phát triển các công trình vật chất phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn. Việc

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)