GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 86 - 89)

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI TỈNH HÀ GIANG

4.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch

Việc nâng cao năng lực công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lớn. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn sẽ làm tiền đề và cơ sở vững chắc cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn và ngắn hạn xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh hàng năm.

Hiện nay chất lƣợng công tác quy hoạch ở tỉnh Hà Giang còn chƣa cao, các quy hoạch ngành, lĩnh vực chƣa đƣợc rà soát, điều chỉnh kịp thời. Quy hoạch chƣa có đủ tính rõ ràng, cụ thể để định hƣớng đầu tƣ, không phù hợp với yêu cầu thực tế. Chất lƣợng của việc quy hoạch của tỉnh còn nhiều hạn chế, cơ sở lý luận, phƣơng pháp lập chƣa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng, mức độ chuẩn xác thấp, vì vậy thƣờng xuyên phải điều chỉnh, tính ổn định kém.

Do vậy, để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch trong QLĐTPTKCHT, trong những năm tới UBND tỉnh Hà Giang cần:

Một là, nâng cao chất lượng các dự án quy hoạch

- Tập trung làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch. Nâng cao chất lƣợng và tính khả thi các dự án quy hoạch; lựa chọn các đơn vị tƣ vấn có đủ năng lực thực hiện công tác quy hoạch (nếu cần thiết phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện). Tuy quy hoạch một số ngành đã đƣợc duyệt, song mức độ cụ thể để làm căn cứ cho các quyết định đầu tƣ còn hạn chế. Do đó cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung; các quy hoạch cần đƣợc chi tiết hóa theo từng ngành.

- Việc định hƣớng và hoàn thiện quy hoạch cần quan tâm đến những vấn đề: hệ thống hoá các loại quy hoạch phù hợp với yêu cầu QLĐTPTKCHT, hoàn thiện nội dung, phƣơng pháp, trình tự lập quy hoạch, tiêu chuẩn hóa các tổ chức tƣ vấn lập quy hoạch ở các cấp nhằm nâng cao chất lƣợng các dự án quy hoạch, gắn trách nhiệm của các tổ chức này với quy hoạch đƣợc duyệt.

- Tăng cƣờng công tác quản lý sau quy hoạch của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, phối hợp quản lý chặt chẽ giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Thực hiện tốt Luật Xây dựng, có quy định cụ thể, bắt buộc các cấp, các ngành chỉ xem xét phê duyệt các dự án nằm trong quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo trong đầu tƣ và cạnh tranh không cần thiết.

- Bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quy hoạch.

Hai là, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch (LKH)

Việc lập kế hoạch đầu tƣ hàng năm cần có sự đổi mới về quy trình, thời gian và kết hợp chặt chẽ với các bƣớc của quá trình ĐT. Cụ thể nhƣ sau.

Hàng năm, căn cứ hƣớng dẫn lập dự toán NSNN của Chính phủ và của Bộ Tài chính, định hƣớng phát triển KT-XH dài hạn của địa phƣơng, UBND tỉnh hƣớng dẫn công tác LKH vốn đầu tƣ cho các huyện và chỉ đạo cấp huyện triển khai thực hiện đến cấp xã. Dự kiến mức vốn bình quân cho xã đƣợc xác định căn cứ vào chủ trƣơng của Quốc hội và định mức vốn bổ sung có mục tiêu do Chính phủ quy định. UBND huyện xem xét, thông báo khả năng hỗ trợ vốn cho các xã dựa trên mức vốn bình quân có tính đến đặc điểm KT-XH của từng xã.

Căn cứ hƣớng hẫn LKH và mức vốn do cấp trên thông báo và quy hoạch KCHT đƣợc duyệt, UBND các xã xác định công trình dự kiến đầu tƣ năm sau. Kế hoạch đầu tƣ các công trình phải lấy ý kiến của nhân dân trong xã về các nội dung: loại công trình, địa điểm, thứ tự ƣu tiên của các công trình,

khả năng đóng góp vốn nguồn lực của xã (vốn, vật tƣ, lao động). UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành triển khai LKH đầu tƣ, lập báo cáo KTKT của các công trình đƣợc tiến hành đồng thời với quá trình LKH đầu tƣ. Báo cáo KTKT là một căn cứ để xét duyệt kế hoạch, đảm bảo tính thực tiễn, làm cho kế hoạch thực sự bám sát yêu cầu tình hình thực tế và có tỉnh khả thi cao.

Ban Chỉ đạo của huyện thẩm định báo cáo KTKT của từng công trình về các nội dung: sự cần thiết và phù hợp với quy hoạch, tính khả thi về điều kiện xây dựng, phƣơng án kỹ thuật, khả năng nguồn vốn. Trƣờng hợp kế hoạch do các xã lập nên không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung thì UBND huyện yêu cầu các xã điều chỉnh lại trong thời hạn quy định. Nếu các xã chƣa điều chỉnh kịp, Ban chỉ đạo huyện lựa chọn các công trình khác của xã đó hoặc xã khác có tính chất khả thi cao hơn để đƣa vào kế hoạch đầu tƣ năm sau. Tại cấp tỉnh, chủ yếu xem xét sự tuân thủ về quy trình, thủ tục lập kế hoạch, nhu cầu vốn so với kế hoạch vốn sơ bộ đã thông báo cho các huyện, sự phù hợp về tổng mức vốn và quy hoạch chung của các huyện, kiểm tra một số công trình có mức đầu tƣ lớn hoặc tại địa bàn quan trọng.

Khi kế hoạch vốn chính thức đƣợc trung ƣơng giao, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tổng hợp nguồn vốn NSTW cấp và các nguồn vốn khác huy động đƣợc, lập phƣơng án phân bổ kế hoạch vốn, giao kế hoạch đầu tƣ cho các huyện để thông báo cho chủ đầu tƣ (cấp huyện hoặc cấp xã) triển khai thực hiện.

Như vậy, công tác xây dựng kế hoạch phải:

- Tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nƣớc, trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ do Chính phủ giao.

- Kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm phải đƣợc kỳ họp HĐND tỉnh quyết định phê duyệt đến từng danh mục công trình dự án.

- Ƣu tiên bố trí vốn để xử lý nợ XDCB trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng. Chỉ đƣợc bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã

bố trí vốn để xử lý nợ XDCB. Phải thực hiện đình hoàn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng XDCB.

- Đối với những công trình thực sự có hiệu quả, mức vốn hoàn thiện không lớn thì tập trung bố trí vốn đầu tƣ dứt điểm để đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

- Đối với những công trình có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đƣa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép, các hạng mục còn phải kiên quyết đình hoãn.

- Đối với những công trình dở dang khác cần có giải pháp xử lý phù hợp nhƣ chuyển đổi hình thức đầu tƣ hoặc kiên quyết tạm dừng thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh hà giang (Trang 86 - 89)