0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng nghề

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRONG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM (Trang 50 -54 )

- Tấm thu Collector:

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng nghề

3.1.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thạch Kim thuộc nằm về phía Đông của huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh, cách thị trấn Thạch Hà khoảng 10 km và có toạ độ địa lý như sau:

Từ 105°55′6″Đkinh độ Đông và 8°27′33″B vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Biển;

- Phía Nam giáp xã Thạch Bằng; - Phía Tây giáp xã Thụ Lộc;

- Phía Đông giáp Biển.

3.1.1.1.2. Địa hình, địa mạo, đất đai

Địa hình của xã Thạch Kim tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng từ 1,5 - 2 m. Xã Thạch Kim 262,17ha, trong đó đất ở 30,17ha, còn lại đất mặt nước bãi bồi ven sông, nghĩa địa và đất chưa sử dụng. Địa bàn dân cư phân bổ thành 6 thôn với 2.217 hộ, 11.011 nhân khẩu. Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích mẫu, đất của xã Thạch Kim được chia thành 3 loại (Diện tích điều tra thổ nhưỡng đất của xã không tính các loại đất: Đất chuyên dùng; Đất ở; Mặt nước và sông , suối) như sau:

1. Đất mặn trung bình và ít (M), tên theo FAO-UNESLO: Molli-Salic- isols (FLSm).

Tính chất: đất có thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến trung bình. Tổng số muối tan trong đất từ 0,2 - 0,5% hay lượng muối ở mức trung bình OM% biến động từ 1,0 - 40%. Đạm tổng số ở mức trung bình, M% tổng mặt bằng 0,1 % lân

tổng số biến động nghèo đến rất nghèo, lân dễ tiêu nghèo, P2L5 diện tích < 5mg/100 g đất. Kali tổng số và dễ tiêu trung bình. Đất có phản ứng dung tích hoặc chua ít.

2. Đất mặn nhiều (Mn), tên theo FAU-UNESCO: Hyper-Salie-Fla>(GLSh): Tính chất: đất có thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến Trung bình hàm lượng muối trong đất cao, TSMT % >5%. Đất có phản ứng trung tính, tầng mặt có pHKu từ 6,0 - 6,5%. Hàm lượng muối trung bình (OM% từ 1,2 - 1,8%). Đạm trung bình. Lân tổng số trung bình và nghèo, lân dễ tiêu nghèo. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu từ trung bình đến nghèo. CEC từ 10 - 15 lđl trong 100 g đất.

3. Cồn cát trắng và vàng điển hình (Cc) tên theo FAO-UNESCO: Hapli - Luvic-Anenosols (Arh):

Tính chất: Đất có thành phần cơ giới rất nhẹ, nhóm hạt cát chính >95%, không có kết cấu, đất có phản ứng chua, pH (ru) 4,4 - 5,0. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số nghèo, 0c % biến động từ 0,2 - 0,4 %. Lân tổng số và dễ tiêu nghèo, kali tổng số và dễ tiêu biến động từ nghèo đến trung bình. Dung tích hấp phụ rất thấp, CEC < 3 lđl/100g đất.

3.1.1.1.3. Khí hậu – Thủy văn

Huyện Thạch Hà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và á nhiệt đới có một mùa đông lạnh của miền Bắc, khí hậu huyện Thạch Hà có 2 mùa khá rõ rệt: mùa hè từ tháng IV đến tháng X thường nóng và khô hạn kéo dài, nhiệt độ có thể lên đến trên 400C, bốc thoát hơi nước tiềm năng đạt từ 184,0 đến 228,8 mm/tháng. Từ cuối tháng IX đến tháng XI thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng, lượng mưa lớn nhất đạt tới 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng XI đến tháng III năm sau, thường có gió mùa đông bắc lạnh kèm theo mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống dưới 7oC. Nhiệt độ trung bình năm 280C, tổng lượng mưa năm là 2.642,3 mm, số giờ nắng năm là 1.662,6 giờ.

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thạch Hà 2013) Hình 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí tượng tại trạm Thạch Hà năm 2013

Nằm trong khu vực miền Trung nên Thạch Hà thường chịu ảnh hưởng nhiều của bão lụt, hàng năm có từ 1 - 1,6 cơn bão đi qua. Thời kỳ xuất hiện bão lụt thường từ tháng IX đến tháng XI.

a. Nguồn nước mặt: Được phân bố chủ yếu ở các ao hồ trong khu dân cư, hệ

thống kênh mương thuỷ lợi, tuy nhiên hệ thống này rất ít.

b. Nguồn nước ngầm: Có trữ lượng tương đối dồi dào. Độ sâu tầng nước

ngầm từ 4 - 6m. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong xã (đến nay đã có > 90% số hộ trong toàn xã sử dụng nguồn nước ngầm làm nước sinh hoạt).

3.1.1.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Theo số liệu thống kê của UBND xã Thạch Kim đến tháng 12/2013 dân số của toàn xã có 2.217 hộ, 11.011 nhân khẩu, quy mô hộ là 3,84 người/hộ. Thạch Kim có mật độ dân số cao đứng thứ nhất trong huyện

- Cơ cấu dân số của xã như sau: + Nữ: 5.561 người, chiếm 50,50% + Nam: 5.450 người, chiếm 49,50% - Lao động, việc làm và thu nhập:

Toàn xã có hơn 1.200 hộ sản xuất nước mắm chiếm khoảng 54%, trong đó số hộ có quy mô lớn chiếm khoảng 20%. Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 2.200 tấn/năm, Nghề sản xuất muối có 22 hộ với diện tích sản xuất 3.7ha, sản lượng ước đạt 70 tấn/năm.

Trong những năm qua nghề sản xuất và chế biến nước mắm đã có những bước phát triển tích cực giúp giải quyết nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao cho người dân.

Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2013 ước tính đạt 25,3 triệu đồng/người/năm.

3.1.1.1.5. Giáo dục – y tế

Hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo của xã hiện có: - 01 điểm trường Mầm non xã diện tích khuôn viên 0,4 ha. - 01 điểm trường Tiểu học có diện tích rộng 0,49 ha.

- 01 điểm trường Trung học cơ sở có diện tích khuôn viên 1,86ha. Tất cả đều đạt trường chuẩn quốc gia

Toàn xã đã phổ cập vững chắc bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường học (sân chơi, bãi tập, trang thiết bị dạy và học) ngày càng được tăng cường. Trường Tiểu học và Mầm non đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Trong 5 năm gần đây xã có số lượng các em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng vị trí thứ nhất, nhì toàn huyện. Các truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc luôn được người dân trong xã gìn giữ và phát huy. Chất lượng Giáo dục - Đào tạo của con em trong xã ngày càng được nâng cao và khuyến khích phát triển. Đặc biệt nghề chế biến nước mắm truyền thống của người dân trong xã đã được tiêu thụ rộng rãi cả ở trong và ngoài tỉnh.

Dịch vụ y tế xã bao gồm 1 cơ sở y tế của xã hiện tại thôn 7 vị trí ở khu vực trung tâm xã, thuận tiện cho việc đến khám và chữa bệnh của người dân. Trạm có diện tích khuôn viên 0,15 ha (đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích). Nhà điều trị được xây dựng cao tầng với tổng diện tích 345m2. Và 5 phòng khám, quầy thuốc tư nhân. Trang thiết bị cơ sở y tế đang dần được nâng cao. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ

cho nhân dân được nâng lên rõ rệt về chất lượng. Trạm y tế xã đủ tiêu chuẩn được công nhận chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRONG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM (Trang 50 -54 )

×